Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Tô tử

Tô Tử

(Fructus Perillae)

Dược Liệu Tô Tử có tên gọi khácTử tô tử, hạt tía tô…

Tên khoa học: Fructus Perillae.

Mô tả cây thuốc:

Dược Liệu SạchTô tử là hạt của cây tía tô, là cây thảo cao khoảng 30-50 cm, thân hình vuông, có mùi thơm. Lá mọc đối, phiến lá hình trứng, mép lá có răng cưa, màu tím, thường mặt dưới có màu thẫm hơn so với mặt trên. Cụm hoa hình xim co ở đầu ngọn, hoa nhỏ không cuống thường ra hoa vào cuối thu. Được trồng phổ biến nhiều nơi ở Việt Nam. Tía tô vừa làm thuốc chữa bệnh, vừa làm gia vị hàng ngày.

>>> Dược Liệu Dương Thư Lên kế hoạch Trồng & khai thác dược liệu sạch trên cao nguyên Sìn Hồ Lai Châu

 

Cây tía tô

Thu hái và sơ chế:

Những cây để lấy hạt làm giống hay làm thuốc thì không hái lá. Cây tía tô để lấy hạt, sau khi hạt đã già, cắt cả cành có hạt mang về phơi hay sấy khô trong mát (tránh phơi nắng to, hay sấy ở nhiệt độ cao hoạt chất sẽ giảm), rũ lấy hạt, bỏ cành và tạp chất.

Mô tả Dược liệu:

Vị thuốc Tô tử là quả hình trứng hoặc gần cầu, đường kính khoảng 1,5 mm, màu nâu xám hoặc màu vàng xám, có vân lưới hơi lồi, nâu sẫm. Gốc quả hơi nhọn, có chấm sẹo màu trắng xám của cuống quả. Vỏ quả mỏng giòn, dễ vỡ. Hạt màu trắng ngà, vỏ hạt có màng, trong hạt có 2 lá mầm màu trắng ngà, có dầu. Đập vỡ hạt có mùi thơm, vị hơi cay.

Thành phần hóa học:

Chứa nước 6,3%, protein 23,12%, dầu béo 45,07%, N 10,28%, tro 4,64%, acid nicotinic 3,98 mg/100 g. Thành phần dầu béo của hạt gồm acid béo chưa no 3,5-7,6%, oleic 3,9-13,8%, linoleic 33,6-59,4%, acid linolenic 23,3-49% (một số mẫu dầu còn chứa trên 70% acid linolenic).

Tính vị: Vị cay,tính ấm

Quy kinh: Vào phế,vị.

Tác dụng của Tô tử: Tiêu đàm, giảm ho, giáng khí, ôn hòa đàm thấp. Chủ trị: Đàm nhiều ho suyễn, bụng đầy.

 Bài thuốc có Tô tử:

– Chữa ngực bụng đầy chướng, ho suyễn: Tô tử 12g, Trần bì 8g, Nhục quế 3g, Đương qui 12g, Tiền hồ 12g, Chế Bán hạ 12g, Hậu phác 8g, Chích thảo 6g, Sinh khương 3 lát. Sắc uống. 

– Trị đậu chẩn (sởi) mới phát: Cam thảo 2g, Cát căn 2g, Hương phụ 2g, Thăng ma 2g, Trần bì 2g, Tử tô 2g, Xích thược 2g, thêm Gừng, Hành. Sắc uống. (Tô Cát Thang II  – Lê Hữu Trác).

– Chữa tiêu đờm giảm ho (do ngoại cảm phong hàn): Tô tử 12g, La bạc tử 12g, Bạch giới tử 8g. Sắc uống. (Tam Tử Dương Thân Thang)

– Chữa phong hàn, ho suyễn đàm nhiều: Ma hoàng 12g, Tang bạch bì 12g, Hạnh nhân 8g, Tô tử 8g, Bán hạ 12g, Hoàng cầm 12g, Khoản đông hoa 12g, Cam thảo 4g. Bạch quả 8 quả. Sắc nước uống, chia 2 lần. (Định Suyễn Thang).

– Chữa táo bón ở người già suy nhược: Hạt tía tô, hạt mè lượng bằng nhau, giã nhuyễn cho nước lắng, lấy nước nấu chín để uống. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

– Chữa trẻ em ho nhiều thở gấp, mặt tím tái: Hạt tía tô 20g tán thành bột, hòa với nước đun sôi để còn âm ấm, lọc bỏ bã cho uống. Cẩn thận hơn thì cho bột vào túi vải hãm nước sôi. Hoặc lấy bột này hòa vào cháo, vào nước cơm cho trẻ uống. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

Kiêng kỵ: Người sốt do âm hư, ra nhiều mồ hôi không nên dùng.

Nguồn:
Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version