Ung thư não giai đoạn cuối nói riêng và ung thư não nói chung là căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Bệnh nhân và người nhà cần chuẩn bị sẵn tâm lý cho những tình huống xấu nhất có thể xảy đến bất kỳ lúc nào. Một vấn đề đặt ra là vậy nhận biết triệu chứng của bệnh như nào để có hướng điều trị sớm.
Ung thư não giai đoạn cuối rất nguy hiểm, cũng chính vì vậy mà bệnh nhân mắc ung thư não giai đoạn cuối cần có những chế độ dinh dưỡng và chăm sóc riêng. Việc chăm sóc và quan tâm đến chế độ dinh dưỡng giúp bệnh nhân có thêm năng lượng để chống lại bệnh tật và kéo dài thời gian sống.
Ung thư não giai đoạn cuối là gì và có nguy hiểm không?
Ung thư não là hiện tượng hình thành các khối u ác tính trong não. Các khối u này thường phát triển từ chính các mạch máu trong não hoặc từ các dây thần kinh. Theo thời gian, các khối u dần dần lớn lên, chèn ép các dây thần kinh. Đây là các dây thần kinh có liên quan trực tiếp đến việc điều hành các cơ quan trong cơ thể. Do đó bệnh gây suy giảm chức năng của cơ quan đó, và cuối cùng dẫn đến tử vong. Ung thư não giai đoạn cuối là lúc các khối u bắt đầu di căn từ não đến các cơ quan khác trong cơ thể. Các tế bào ung thư đi đến đâu là sẽ gây ung thư các cơ quan đến đó.
Theo ước tính của tổ chức Y tế thế giới, nguy cơ mắc ung thư não đang ngày càng gia tăng. Trung bình mỗi năm trên toàn thế giới có đến 22.000 người mắc ung thư não và hơn 13.000 ca tử vong. Các khối u não có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Độ tuổi phổ biến nhất là ở trẻ em từ 3 đến 12 tuổi và ở người lớn từ 40 đến 70 tuổi.
Như vậy có thể nói ung thư não giai đoạn cuối là cực kỳ nguy hiểm. Căn bệnh này đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
Triệu chứng nhận biết ung thư giai đoạn cuối
Bước vào giai đoạn cuối thì mọi triệu chứng lúc này đã rõ rệt hơn rất nhiều. Những dấu hiệu ung thư não giai đoạn cuối sẽ rõ hơn so với giai đoạn đầu. Lúc này người bệnh hay bị co giật, bao gồm co giật cơ (một lần hoặc nhiều lần). Có nhiều trường hợp bị mất ý thức cơ thể, mất kiểm soát của cơ quan chức năng.
Ngoài ra thì triệu chứng ung thư não giai đoạn cuối còn là những cơn đau thắt rất dữ dội. Lúc này các tế bào ung thư đã di căn và lan rộng ra gây nên tình trạng tổn thương não. Nó khiến các cơ cứng ngắc, tứ chi rơi vào tình trạng liệt. Vận động của người bệnh trở nên hết sức khó khăn. Kèm theo đó là nôn mửa, co giật diễn ra thường xuyên hơn.
Bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối có thể sống được bao lâu?
Trường hợp người bệnh bị ung thư não giai đoạn cuối thì việc điều trị là vô cùng khó khăn. Do vậy sự sống của người bệnh cũng luôn luôn “đứng giữa 2 ranh giới – sự sống và cái chết”. Ngay từ thời điểm chẩn đoán mắc ung thư não, thời gian sống của bệnh nhân có thể kéo dài từ 6 – 12 tháng. Nếu như bệnh nhân được phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì có thể kéo dài thời gian sống.
Mặc dù phải đối mặt với cái chết lưng chừng có thể đến bất cứ lúc nào, bệnh nhân mắc ung thư não giai đoạn cuối cũng nên suy nghĩ lạc quan. Bệnh nhân nên tránh lo âu, giữ cho tâm lý thoải mái và không bao giờ từ bỏ. Đây cũng là một cách hỗ trợ giúp việc điều trị có hiệu quả hơn. Có nhiều trường hợp ung thư não giai đoạn cuối nhưng phác đồ điều trị phù hợp thì bệnh nhân vẫn có hi vọng kéo dài thời gian sống.
Ung thư giai đoạn cuối: Để “cuộc chiến” trở nên nhẹ nhàng hơn – Báo Dân Trí
Chăm sóc bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối như thế nào?
Vai trò của các bác sĩ trong chăm sóc bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
Các bác sỹ có vai trò quan trọng trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân ung thư não giai đoạn cuối. Bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân yên tâm điều trị và công việc cần làm của bác sĩ lúc này là:
- Trực tiếp điều trị, theo dõi tình trạng bệnh lý và sức khỏe của bản thân.
- Làm các xét nghiệm để theo dõi tình trạng bệnh.
- Xử lý các biểu hiện bất thường một cách kịp thời.
- Hỗ trợ điều trị tâm lý bệnh nhân.
Vai trò của người thân đối với việc chăm sóc bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
Chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối là vô cùng quan trọng. Người nhà nên quan tâm đến nhu cầu ăn uống của người bệnh. Nên giảm khẩu phần ăn mỗi bữa và tăng số lượng bữa ăn trong ngày.
- Trong một gia đình có người mắc ung thư não giai đoạn cuối tâm lý chung là đều lo lắng, sợ hãi, hoảng loạn. Tuy nhiên mọi người không nên để cho bệnh nhân thấy được những bất an này.
- Mọi người nên có chế độ chăm sóc, động viên đặc biệt đến bệnh nhân. Cố gắng đáp ứng tối đa những yêu cầu, mong muốn của người bệnh.
- Nên trao đổi với người bệnh về tình trạng sức khỏe của họ. Tuy nhiên không nên nói về tình trạng bệnh lý để tránh tâm lý lo sợ, gây áp lực cho bệnh nhân.
- Thông báo ngay cho bác sỹ khi có những thay đổi bất thường. Người nhà cũng nên chuẩn bị sẵn sàng tâm lý cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Chăm sóc bệnh nhân ung thư não giai đoạn cuối là một công việc vô cùng khó khăn. Công tác chăm sóc tốt giúp bệnh nhân vui vẻ, lạc quan để chống lại bệnh tật.
.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang