Xét nghiêm ung thư gan sớm sẽ giúp bạn phát hiện ra bệnh ngay ở giai đoạn đầu. Từ đó có thể đưa ra được phương pháp chữa bệnh phù hợp. Giúp làm tăng hiệu quả điều trị bệnh và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Vậy xét nghiệm ung thư gan sớm là gì? Đâu là biện pháp tầm soát ung thư gan tốt nhất hiện nay?
Xét nghiệm ung thư gan sớm là gì?
Xét nghiệm ung thư gan sớm giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc điều trị ung thư gan. Nhằm đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.
Các triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư gan thường không rõ ràng. Nhưng ngay khi bạn phát hiện ra cơ thể có những dấu hiệu bất thường. Dù không quá nghiêm trọng nhưng bạn vẫn nên làm xét nghiệm để chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất. Đặc biệt là với những người thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Hoặc ăn uống, sinh hoạt và làm việc không khoa học, điều độ.
Ung thư gan bắt đầu xảy ra từ các tế bào gan nguyên phát. Các xét nghiệm ung thư gan sớm sẽ giúp phát hiện ra sự bất thường của các tế bào này. Từ đó giúp đem đến hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn. Giảm bớt được thời gian và chi phí điều trị cho người bệnh. Ung thư gan là căn bệnh nguy hiểm, gây tử vọng cao. Nên việc đi làm xét nghiệm ung thư gan sớm và kiếm soát nó là điều vô cùng quan trọng.
Biện pháp tầm soát ung thư gan hiện nay
Các phương pháp xét nghiệm ung thư gan sớm hiện nay chủ yếu là chẩn đoán hình ảnh qua siêu âm, chụp cắt lớp điện toán, chụp cộng hưởng từ (MRI) và làm sinh thiết gan. Các phương pháp này có thể được sử dụng kết hợp với nhau để kiểm tra chắc chắn tình trạng bệnh.
Siêu âm gan
Siêu âm là một trong những phương pháp xét nghiệm ung thư gan sớm phổ biến nhất. Siêu âm được áp dụng để đánh giá tình trạng gan và túi mật. Giúp bác sĩ quan sát được kích thước và hình dạng của khối u.
Độ nhạy cảm của xét nghiệm này trong khoảng 68%-87%. Những người bị ung thư gan giai đoạn đầu không có triệu chứng gì cụ thể. Nhưng qua siêu âm gan có thể hoàn toàn đánh giá được mức độ tổn thương cấu trúc trên bề mặt gan. Siêu âm gan có thể áp dụng được với tẩ cả các đối tượng và không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Xét nghiệm đo nồng độ AFP trong máu
AFP là một loại protein bình thường được tiết ra từ tế bào gan của thai nhi. Do đó, nồng độ AFP trong máu của trẻ sơ sinh hoặc phụ nữ mang thai sẽ cao hơn những người khác. Tuy nhiên, trong điều kiện bệnh lý, những người bị ung thư gan, ung thư tinh hoàn hoặc ung thư buồng trứng sẽ có nồng độ AFP cao hơn hẳn những người bình thường. Và chúng cũng sẽ giảm nhanh sau khi điều trị ung thư gan thành công.
Do đó, nồng độ AFP thường được áp dụng để đánh giá kết quả điều trị và theo dõi tiên lượng bệnh. Một số định mức cụ thể về nồng độ AFP mà bạn nên biết:
- Nồng độ bình thường: <10 ng/ml.
- Nồng độ tăng nhẹ: <200 ng/ml xuất hiện ở những người có nguy cơ cao sẽ bị ung thư tế bào gan.
- Nồng độ tăng vừa: <500 ng/ml xuất hiện ở những người ung thư gan hoặc bị viêm gan mãn tính.
- Nồng độ tăng cao: >500 ng/ml xuất hiện ở những người bị ung thư tế bào gan, ung thư ở buồng trứng hay ung thư tinh hoàn.
Độ tin cậy của loại xét nghiệm ung thư gan sớm này rất cao, lên đến 90%. Tức là, nếu kết quả xét nghiệm là dương tính thì 90% bệnh nhân đó mắc bệnh ung thư gan. Tuy nhiên, độ chính xác lại chỉ đạt từ 40%. Nghĩa là nếu bạn có nhận được kết quả là âm tính. Thì cũng chưa chắc là bạn không bị mắc bệnh.
Bên cạnh đó, những người được phát hiện có nồng độ AFP chủ yếu là những người đang ở trong giai đoạn sau của bệnh. Do đó, phương pháp này ít khi được thực hiện một cách riêng lẻ. Mà chủ yếu có sự kết hợp với các phương pháp khác.
Chụp cắt lớp vi tính (CT scan)
Chụp CT scan cũng là một trong các phương pháp thường được sử dụng trong việc chẩn đoán ung thư gan. Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát được kích thước, hình dạng và số lượng của khối u. Ngoài ra, dựa vào phân tích hình ảnh qua chụp CT có thể quan sát được kết cấu bên trong của gan. Từ đó giúp xác định chính xác mối quan hệ của huyết quản với các khối u. Chụp cắt lớp CT cho ra kết quả tương đối chính xác. Giúp bác sĩ nắm rõ được mức độ tổn thương của gan. Từ đó đánh giá được bệnh nhân đang ở giai đoạn nào của bệnh. Tuy nhiên các bác sĩ vẫn cần sử dụng thêm các biện pháp chẩn đoán bổ sung khác.
Xem thêm:
Khi nào nên tầm soát ung thư – Tuổi trẻ online
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Chụp cộng hưởng từ MRI chính là phương pháp bổ sung cho phương pháp chụp CT. Thường được sử dụng trong các xét nghiệm ung thư gan sớm. Giúp chẩn đoán các khối u gan lành tính chuyển ác tính.
Xét nghiệm ung thư gan sớm là một việc làm hết sức quan trọng mà bạn không nên lơ là. Ung thư gan là một trong những căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao nhất hiện nay. Nhưng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời ở giai đoạn sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh là rất lớn. Vì vậy, bạn hãy thực hiện các biện pháp tầm soát ung thư gan khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào của bệnh nhé.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang