Bệnh gout là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu triệu chứng bệnh gút. Khái niệm, phân loại bệnh viêm khớp chuyển hóa. Bệnh gout có chữa khỏi được không? Các giai đoạn phát triển của bệnh thống phong. Cách điều trị gout bằng thuốc Tây, trị bệnh gút bằng thuốc Nam. Chế độ sinh hoạt cho người bệnh gout, thực đơn của bệnh nhân gút.
Bệnh gout là gì?
Bệnh gout là nỗi lo của không ít quý ông. Vì những cơn đau do gút gây không ít khó khăn cho công việc, sinh hoạt của đấng mày râu. Vậy bệnh gout là gì? Gút có mấy loại? Bệnh gút có chữa khỏi được không?
Khái niệm bệnh gút
Gout hay gút là một dạng viêm khớp thường gặp ở nam giới. Bệnh do sự lắng đọng tinh thể urat trong khớp gây nên. Viêm khớp cấp tái phát và urat tích tụ trong mô khiến lượng acid uric trong máu cao, điều này làm xuất hiện bệnh gút.
Gout là căn bệnh đã được phát hiện từ 2000 năm trước. Từ xa xưa đây đã được xem là bệnh thường gặp của vua chúa vì chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng. Nhưng ngày nay, đây lại là căn bệnh phổ biến ở nhiều người chứ không riêng người giàu. Ở Việt Nam, hàng triệu người đang bị căn bệnh này quấy rầy, chất lượng cuộc sống giảm đáng kể.
Dấu hiệu đặc trưng của gout là những cơn đau xuất hiện lúc nửa đêm. Cơn đau đột ngột làm ngón chân cái của người bệnh sưng phồng, đau nhức, nóng rát như lửa đốt. Đây là biểu hiện của bệnh gút cấp tính – viêm khớp do gout gây nên.
Phân loại bệnh gút
Bệnh gút được chia thành 2 loại: Gút nguyên phát và gout thứ phát. Bệnh gout nguyên phát liên quan nhiều đến yếu tố di truyền (gen), gút thứ phát liên quan đến sự tích tụ acid uric.
Bệnh gút nguyên phát
Đây là loại gout mà nhiều người gặp phải. Bệnh do sử dụng quá nhiều đồ ăn chứa purin – hợp chất chuyển hóa và tạo thành acid uric. Nguyên nhân gây gut nguyên phát còn do thói quen uống nhiều rượu bia hằng ngày. Loại bệnh viêm khớp này thường gặp ở đàn ông trung niên và phụ nữ mãn kinh.
Bệnh gút thứ phát
Nguyên nhân của loại bệnh này là do hàm lượng acid uric trong máu quá cao. Điều này xảy ra khi các tế bào bị tiêu diệt quá mức, thường gặp ở:
- Người mắc bệnh bạch cầu thể tủy mạn tính.
- Người thiếu máu.
- Bệnh nhân bị bệnh vảy nến.
- Một số trường hợp do bệnh suy thận gây nên.
Bệnh gout có chữa khỏi được không?
Thống kê của Bệnh viện Bạch Mai cho thấy giai đoạn 1978 – 1989, 1,5% các bệnh về khớp là viêm khớp do gút. Con số này xếp thứ 4 trong các bệnh thường gặp về xương khớp. Thống kê cũng chỉ ra 95% nam giới bị gút là những người béo phì, uống nhiều rượu… Những bệnh nhân nữ thường có nguyên nhân gây bệnh là yếu tố di truyền.
Gout là bệnh rối loạn chuyển hóa, do đó khả năng chữa khỏi bệnh hoàn toàn rất thấp. Có một số loại thuốc Tây có thể giảm đau nhanh chóng, phù hợp cho cơn đau gút cấp tính. Tuy nhiên, chúng chỉ giảm triệu chứng bệnh gout ở giai đoạn đầu, không thể điều trị bệnh tận gốc. Khi mắc bệnh thống phong giai đoạn cuối, người bệnh cần phục hồi gan và thận bằng thuốc Đông y. Bên cạnh đó là kết hợp với điều trị rối loạn chuyển hóa.
Nguyên nhân gây bệnh gout là gì?
Nhiều người bị gut không biết nguyên nhân gây bệnh gout là gì? Tại sao lại bị gút? Thực tế, gút là vấn đề xương khớp thường gặp ở nam giới, số ít khác là nữ. Theo các chuyên gia thuộc Viện Gout, căn nguyên gây gout chủ yếu là chế độ ăn uống không khoa học. Điều này làm mất cân bằng quá trình đào thảo acid uric, chúng tích tụ và phá hủy khớp xương. Bên cạnh đó, gout cũng có thể do tuổi tác, giới tính, rối loạn chuyển hóa hay di truyền gây ra.
Mắc bệnh gút do thói quen ăn uống không khoa học
Acid uric là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gout. Loại acid này được hình thành từ quá trình chuyển hóa purin – hợp chất có nhiều trong các thực phẩm giàu dinh dưỡng. Purin có nhiều trong các thực phẩm:
- Thịt đỏ: Thịt bò, thịt bê, thịt cừu, xúc xích…
- Trứng cá
- Thịt lên men
- Các loại hải sản như: Sò, tôm hùm, cá cơm…
- Các loại đậu: Đậu nành, đậu tương, đậu phậu, đậu Hà Lan…
- Và một số thực phẩm khác như: Thịt gà, sữa, bơ, các loại dầu ăn…
Khi những thực phẩm này vào cơ thể, chúng được chuyển hóa và sản sinh ra lượng lớn acid uric. Từ đó, lượng acid trong máu ngày càng lớn, chúng tích tụ và phá hủy khớp.
Bị bệnh gút do ống nhiều rượu bia
Ngoài thực phẩm giàu purin, rượu bia là nguyên nhân gây bệnh thống phong. Vì rượu, bia là nguồn cung cấp acid uric và cũng là nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa uric. Do đó, người uống nhiều rượu bia có tỉ lệ mắc bệnh gout rất cao.
Thống kê cho thấy, 80% người bị bệnh gout đã dùng rượu bia từ 7 – 10 năm. Nghiên cứu của Bệnh viện Đa khoa Massachusetts(Mỹ) trên 730 người bị bệnh gout cho thấy, cũng chỉ ra người uống trên 2 vại bia/ngày có nguy cơ mắc gút cao gấp 2,5 lần những người không uống.
Thực phẩm chứa purin là “kẻ thù” của người bệnh gút, bia rượu cũng là một trong số đó. Đây chính là nguyên nhân của sự tích tụ acid uric, chúng lắng đọng tinh thể ở khớp và gây gút cấp. Điều này lí giải rại sao cánh mày râu là đối tượng chủ yếu mắc căn bệnh viêm khớp này.
Sự bất thường về enzym là nguyên nhân gây bệnh gút
Enzym HGPRT được xem là một phần quan trọng trong quá trình chuyển hóa acid uric. Nên khi enzym này thiếu hụt sẽ gây ra sự tích tụ acid uric và dẫn tới bệnh gout. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ xảy ra ở trẻ em với triệu chứng nặng và rất hiếm gặp.
Thừa cân, béo phì là căn nguyên của bệnh gout
Béo phì và bệnh gút có điểm chung là cùng có các rối loạn chuyển hóa. Bệnh nhân béo phì tình trạng này còn diễn ra với các glucid và lipid. Nghiên cứu cho thấy trọng lượng cơ thể và nồng độ acid uric trong máu có quan hệ mật thiết. Những người có trọng lượng cơ thể lớn có nguy cơ mắc gut tăng lên 10%. Vì béo phì làm tăng cường tổng hợp acid uric, giảm quá trình bài thải acid uric. Hai quá trình này kết hợp với nhau khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao và gây nên bệnh gout.
Thống kê cũng chỉ ra 50% số người bị gout là những người thừa cân. Cụ thể người béo phì mắc bệnh gút là do:
- Người thừa cân, béo phì ăn nhiều thực phẩm chứa chất đạm, chất béo. Purin có trong những thức ăn đó là điều kiện thuận lợi để acid uric được tổng hợp. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout ở người béo phì.
- Người béo phì vốn đã có lượng acid uric trong máu cao cộng với thói quen ăn uống thừa chất dinh dưỡng gây ra rối loạn chuyển hóa. Khi đó, mỡ máu và lượng acid uric của người béo phì tăng lên, khả năng đào thải acid uric lại bị giảm xuống. Chính điều đó là nguyên nhân gây bệnh gút ở người béo phì. Thống kê cho thấy 50% người thừa cân mắc bệnh gout, 70% trong số đó bị mỡ máu.
Dùng thuốc không đúng cách là nguyên nhân gây bệnh thống phong
Theo các chuyên gia, việc sử dụng thuốc lợi tiểu cũng là nguyên nhân gây bệnh gout. Các loại thuốc đó là:
- Thiazid
- Furosemid
- Aspirin…
Nguyên nhân là vì thành phần của những loại thuốc này có ảnh hưởng đến thận. Khi hoạt động của thân suy giảm quá trình bài thải acid uric diễn ra kém. Từ đó khiến thận giảm khả năng đào thải và gây rối loạn chuyển hóa acid uric.
Một số nguyên nhân gây bệnh gout khác
Ngoài nguyên nhân về thói quen ăn uống, béo phì, thừa cân… gout còn do một số nguyên nhân sau:
- Tuổi tác: Nam giới trong độ tuổi trung niên (từ 30 – 50) có nguy cơ mắc bệnh gút cao. Phụ nữ thời kì sau mãn kinh cũng là đối tượng có khả năng bị bệnh gout.
- Giới tính: Thống kê cho thấy phần lớn bệnh nhân bị bệnh gout đều là nam giới. Điều này được quyết định bởi thói quen ăn uống và sử dụng rượu bia. Nam giới là đối tượng thường ăn nhậu, uống rượu bia nhiều hơn nữ giới.
- Rối loạn chuyển hóa trong cơ thể: Ngoài nguyên nhân về tuổi tác, giới tính gút có thể do bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid trong máu gây nên.
- Mắc bệnh gút do yếu tố gia đình: Việc trong gia đình có bố hoặc mẹ bị bệnh gout thì rất có thể con cái cũng sẽ bị di truyền bệnh. Nhiều trường hợp do thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học mà gia đình có tới 2 – 3 người bị gout.
Dấu hiệu, triệu chứng bệnh gút như thế nào?
Triệu chứng của bệnh gút không khó để nhận biết, bệnh có nhiều dấu hiệu khá đặc trưng. Theo các chuyên gia, căn bệnh viêm khớp này tiến triển theo từng giai đoạn. Với mỗi giai đoạn, bệnh sẽ có triệu chứng tương ứng.
Triệu chứng bệnh gout giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu, bệnh thống phong có những biểu hiện sau:
- Ngón chân cái đau nhức bất thường vào ban đêm, cơn đau có thể kéo dài vài giờ.
- Vùng khớp sưng đau bong tróc da kèm theo ngứa ngáy. Vùng da quanh khớp còn tấy đỏ như nhiễm trùng.
- Người bệnh sốt nóng, sốt rét, việc cử động khớp hoặc vận động cơ thể khó khăn.
- Xuất hiện các hạt tophi xung quanh khớp hoặc mang tai. Hạt tophi là những cục mềm dưới da, chúng xuất hiện do sự tích tụ acid uric trong máu.
- Người bệnh gặp phải các cơn đau do viêm khớp. Những khớp này bị sưng, sờ thấy nóng và đau, nhất là khớp ở ngón chân cái.
Những cơn đau của bệnh thường xuất hiện một vài ngày hoặc 1 vài tuần rồi biến mất. Khoảng 2 năm sau chúng có thể xuất hiện và làm phiền người bệnh. Do vậy, nhiều trường hợp bệnh nhân lầm tưởng mình đã khỏi bệnh nên không tiếp tục điều trị.
Số ít trường hợp khác lại không xuất hiện đầy đủ các triệu chứng của bệnh gout như trên. Tuy nhiên, khi những dấu hiệu này xuất hiện đồng nghĩa với acid uric đã được tích tụ và lắng đọng tại khớp.
Dấu hiệu bệnh gút ở giai đoạn muộn (bệnh gout ở giai đoạn mãn tính)
Cũng giống như giai đoạn sớm, bệnh gout giai đoạn mãn tính có những triệu chứng sau:
- Người bệnh gặp các cơn đau khớp thường xuyên và kéo dài. Chúng xuất hiện ở nhiều khớp khác nhau.
- Bệnh nhân bị bệnh gout có thể gặp các cơn đau nhẹ trong vài tiếng hoặc vài ngày. Chúng cũng có thể là những cơn đau dai dẳng suốt hàng tuần hoặc hàng tháng. Các cơn đau có tần suất không rõ ràng, nhưng nếu để lâu chúng sẽ xuất hiện ngày một nhiều hơn.
- Khớp bị biến dạng, có triệu chứng co cứng, thậm chí là người bệnh bị teo cơ.
- Tay, chân, cổ tay, cổ chân, xung quanh khớp… xuất hiện nhiều u cục.
- Túi dịch đệm của khuỷu tay và đầu gối bị sưng.
- Ở giai đoạn này, biến chứng của bệnh gút có thể là vấn đề tim mạch, sỏi thận, suy thận…
Khi gặp những triệu chứng bệnh gout trên đây các khớp của người bệnh đã tích tụ nhiều acid uric. Việc cần làm là đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp can thiệp phù hợp. Nếu chậm trễ, những cơn đau của bệnh sẽ gây không ít phiền toái cho người bệnh.
Xem thêm:
Dấu hiệu chỉ điểm bệnh gout – Báo Sức khỏe & Đời sống
Các giai đoạn tiến triển của bệnh gout
Theo Guidelines của Hội Thấp khớp học thế giới, bệnh gout được chia thành 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Lượng acid uric trong máu tăng không triệu chứng.
- Giai đoạn 2: Sự tấn công của các cơn đau gút cấp tính.
- Giai đoạn 3: Khớp bị tổn thương do các cơn đau của bệnh gout gây nên.
- Giai đoạn 4: Bệnh gout mãn tính với các tophi.
Ở mỗi giai đoạn bệnh gout lại có những đặc điểm khác nhau. Trong cuốn Guidelines các nhà khoa học cũng chỉ ra biện pháp tương ứng với từng giai đoạn để người bệnh tham khảo, bảo vệ khớp khỏi những tổn thương.
Giai đoạn 1: Lượng acid uric trong máu tăng không triệu chứng
Biểu hiện của bệnh ở giai đoạn này chỉ được tính bằng lượng acid uric trong máu vượt ngưỡng 6.0mg/dl mà không có bất kì biểu hiện nào. Nhiều trường hợp chỉ thấy tăng lượng acid uric trong máu, sau vài năm mới có cơn đau đầu tiên.
Theo các chuyên gia, giai đoạn này người bệnh chưa cần thiết phải dùng thuốc. Việc cần làm là theo dõi chỉ số acid uric trong máu, thay đổi thói quen sinh hoạt. Thực hiện chế độ ăn kiêng và có lối sinh hoạt khoa học sẽ giúp người có lượng acid uric cao đẩy lùi nguy cơ bệnh gút.
Giai đoạn 2: Sự tấn công của các cơn đau gút cấp tính
Giai đoạn này các tinh thể tại khớp đã lắng đọng, gây ra cơn đau dữ dội cho người bệnh. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh gout giai đoạn 2 là khớp sưng đỏ, sờ thấy nóng và đau. Những cơn đau này sẽ tự giảm mà không cần biện pháp can thiệp, chúng có thể kéo dài không quá 3 – 10 ngày.
Ở giai đoạn 2 này, người bệnh cần dùng thuốc để giảm cơn đau bệnh gout. Tuy nhiên việc sử dụng phải đúng liệu trình và chỉ dẫn của bác sĩ. Sau cơn đau đầu tiên này, người bệnh có thể không gặp cơn đau nào khác sau vài năm, thậm chí là 10 năm. Khi cơn đau thứ hai, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những cơn đau gout thường xuyên hơn.
Chuyên gia khuyến cáo, ở giai đoạn này người bệnh nên chú ý theo dõi lượng acid uric trong máu. Vì nếu kiểm soát tốt bệnh gút rất có thể được chữa khỏi ở giai đoạn này.
Giai đoạn 3: Khớp bị tổn thương do các cơn đau của bệnh gout gây nên
Từ cơn đau đầu tiên của bệnh cho đến giai đoạn này kéo dài khoảng 5 – 10 năm. Tùy thuộc vào cơ địa, chế độ sinh hoạt của mỗi người mà con số này có thể thay đổi. Trong giai đoạn này, các cơn đau của bệnh gút không xuất hiện liên tục, khiến người bệnh tưởng chừng như khỏi hẳn.
Nhưng thực tế, tinh thể urat vẫn không ngừng được tổng hợp và tích tụ tại khớp. Nếu kiểm soát nồng độ acid uric dưới 6.0 mg/dl thì những cơn đau vẫn có thể kiểm soát được.
Giai đoạn 4: Bệnh gout mãn tính với các tophi – các cục mềm dưới da
Khi các hạt tophi xuất hiện cũng là lúc giai đoạn cuối của bệnh gout hình thành. Lúc này, bệnh được gọi là viêm khớp gút mãn tính. Biểu hiện bệnh gout giai đoạn cuối là các khớp bị phá hủy, tinh thể bám chặt vào các khớp xương và sụn. Bên cạnh đó, các khớp xương bị phá hủy, gây ra viêm khớp, làm suy giảm chức năng của thận.
Ở giai đoạn này, chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên áp dụng liệu trình phù hợp với thể trạng. Từ đó ngăn chặn sự phát triển của bệnh một cách hiệu quả.
Xem thêm:
Phương pháp chữa trị bệnh gút hiệu quả nhất hiện nay
Việc chữa trị bệnh gout dựa trên nguyên tắc hạn chế các acid uric. Các loại thuốc điều trị bệnh gút chủ yếu có tác dụng:
- Ức chế quá trình chuyển hóa purin thành acid uric.
- Tăng khả năng đài thải acid uric của thận.
- Giảm nhanh các cơn đau do bệnh viêm khớp cấp tính.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học. Điều này làm giảm khả năng tổng hợp acid uric, đồng thời tăng hiệu suất thải acid uric của thận. Nhờ vậy, các cơn đau cấp tính của bệnh giảm rõ rệt, tình trạng bệnh được cải thiện đáng kể.
Chữa trị bệnh gút bằng phương pháp Tây y
Theo Tây y, gout là bệnh về xương khớp và có liên quan đến rối loạn chuyển hóa. Bệnh gout gồm 2 thể là cấp tính và mãn tính. Hiện nay chưa có phương pháp hay loại thuốc nào có thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Biện pháp đươc sử dụng chỉ nhằm giảm cơn đau của bệnh à ức chế sự tổng hợp acid uric.
Việc sử dụng thuốc điều trị gout được chia thành:
- Thuốc để chữa trị các cơn đau do gút cấp tính gây ra.
- Dùng thuốc can thiệp để giảm nồng độ acid uric, ngăn ngừa các tinh thể lắng đọng tại khớp.
Thuốc chữa trị bệnh gout cấp tính
Loại thuốc phổ biến được sử dụng để chữa trị gout cấp tính là steroid và colchicine. Mỗi loại thuốc lại có thời hạn và tác dụng khác nhau với các cơn đau do bệnh gout.
Thuốc điều trị gout steroidal (NASID) – phương pháp trị bệnh hiệu quả
Loại thuốc không steroid được sử dụng để điều trị cơn đau cấp tính của bệnh gút. Chúng có công dụng rút ngăn cơn đau của bệnh, chống viêm hiệu quả. Loại thuốc này đặc biệt phát huy tác dụng trong 24 tiếng đầu tiên sửu dụng. Một số thuốc có tác dụng chống viêm do gút không chứa steroid là:
- Ibuprofen
- Naproxen
- Etoricoxib…
Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạnh bệnh của từng bệnh nhân bác sĩ sẽ đưa ra liều dùng thuốc phù hợp. Tuy nhiên, những loại thuốc này vẫn có một số tác dụng phụ như:
- Gây ra bệnh thận.
- Vấn đề tim mạch (đau tim), thậm chí là nguy cơ đột quỵ.
- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Gây rối loạn đường tiêu hóa, chướng bụng khó tiêu. Thậm chí, niêm mạc dạ dày của người dùng thuốc cũng bị ảnh hưởng.
Thuốc điều trị gout colchicine
Loại thuốc này không có tác dụng giảm đau cho bệnh nhân bị bệnh thống phong. Colchicine có tác dụng hạn chế tối đa việc các tinh thể urat va chạm với màng khớp. Để thuốc phát huy tác dụng, người bệnh cần sử dụng thuốc ngay khi xuất hiện cơn đau của bệnh. Tốt nhất là nên uống thuốc trong vòng 24h kể từ khi cơn đau cấp tính tấn công, ngoài thời gian đó thuốc không có tác dụng.
Liều dùng colchicine cho bệnh nhân gout là 0,5mg, tương ứng với 2 – 4 lần/ngày. Tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh, cân nặng, độ tuổi… bác sĩ sẽ có chỉ định liều lượng phù hợp.
Triệu chứng khi uống Colchicine có thể là: Buồn nôn, đi ngoài nhiều lần… Do đó, ở lần đầu sử dụng bệnh nhân nên dùng liều lượng thấp, khi cơ thể đã thích nghi với thuốc thì bắt đầu tăng liều dùng phù hợp.
Sử dụng thuốc giảm nồng độ acid uric trong máu
Thuốc giảm đau bệnh gút cấp tính không có tác dụng ngăn ngừa sự tổng hợp acid uric. Nên việc sử dụng thuốc giảm nồng độ acid uric, ngăn chặn sự tích tụ urat là rất cần thiết. Các loại thuốc phổ biến là:
- Allopuronol;
- Febuxostat;
- Probenecid;
- Pegloticase.
Thuốc điều trị gout allopuronol
Thuốc có tác dụng giảm tổng hợp acid uric. Liều dùng allopuronol trong chữa trị bệnh gout nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các chuyên gia khuyến cáo người dùng nên dùng với liều lượng thấp ở lần đầu, sau đó mới tăng dầ liều dùng, tránh gặp tác dụng phụ không mong muốn.
Sử dụng febuxostat trong chữa trị bệnh thống phong
Febuxostat được chỉ định dùng đường uống thay vì tiêm bắp như những loại thuốc khác. Liều lượng dùng thuốc tùy thuộc vào thể trạng và tình trạng bệnh của từng bệnh nhân, liều dùng thường được bác sĩ áp dụng là 1 lần/ngày. Sử dụng febuxostat thường xuyên sẽ cho hiệu quả điều trị bệnh gout cao.
Probenecid chữa bệnh gút hiệu quả
Probenecid được sử dụng kết hợp với thuốc kháng sinh để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Bệnh nhân nên dùng thuốc hàng ngày để đem lại tác dụng mong muốn. Tuy nhiên, thuốc cũng có một số tác dụng phụ như:
- Buồn nôn, khó chịu;
- Da phát ban, mẩn đỏ;
- Đau đầu, đau bụng;
- Sỏi thận.
Do đó, bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp này cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Pegloticase – thuốc tiêm trong chữa trị bệnh gout
Pegloticase có công dụng giảm nồng độ acid uric nhanh gấp nhiều lần những loại thuốc khác. Loại thuốc này được tiêm vào tĩnh mạch của bệnh nhân 2 lần/tuần. Thuốc cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như:
- Đau tức ngực;
- Đau họng;
- Buồn nôn;
- Khu vực tiêm xuất hiện vết bầm tím…
Chữa bệnh gout bằng thuốc Nam
Đông y cho rằng gout là căn bệnh do ngoại tà gây nên, chúng khiến cho khí huyết không thể lưu thông, các khớp sưng và vận động khó khăn. Lâu ngày, dưới da sẽ xuất hiện các u cục gây khó chịu cho người bệnh.
Bệnh gout trong Đông y được gọi là thống phong và được chia thành 2 dạng:
- Thể phong thấp nhiệt (là bệnh gout cấp tính trong Tây y).
- Thể đàm thấp ứ trệ (là bệnh gút mãn tính trong Tây y).
Căn cứ vào biểu hiện và các cơn đau của bệnh, người xưa đã bài chế và đưa ra các bài thuốc Đông y cũng như phương pháp dân gian trong điều trị bệnh gout.
Các bài thuốc Đông y chữa trị bệnh gout
Hầu hết các vị thuốc Đông y chữa bệnh gút đều được sử dụng để sắc nấu lấy nước và sử dụng hàng ngày.
Bài thuốc chữa bệnh gout số 1
Bài thuốc chữa bệnh thống phong gồm có:
- Sinh địa: 12g
- Cát căn: 12g
- Bạch thược: 12g
- Bạch linh: 12g
- Táo: 3 quả
- Cam thảo: 4g
- Thanh bì: 10g
- Chỉ xác: 12g
- Trạch tả: 12g
- Tỳ tải: 16g
- Xương truật: 12g
- Bạch truật: 12g
Hướng dẫn sử dụng: Cho các vị thuốc đã chuẩn bị vào ấm, sau đó thêm 5 bát nước và đun cho tới khi nước còn khoảng 3 bát.
Liều dùng: Chia nước sắc thuốc thành 3 phần bằng nhau, sử dụng hết trong ngày.
Bài thuốc chữa bệnh gout số 2
Các vị thuốc chữa bệnh gút của bài thuốc này gồm:
- Uy linh tiên: 12g
- Trạch tả: 12g
- Cam thảo: 4g
- Táo: 3 quả
- Phòng phong: 10g
- Cát căn: 12g
- Sinh địa: 12g
- Xương truật: 12g
- Hoàng Bá: 12g
- Ngưu tất: 12g
- Mộc qua: 12g
- Thổ phục linh: 20g
- Cốt khí: 20g.
Cách dùng và liều dùng bài thuốc này giống như bài thuốc trị bệnh gout số 1. Khi sử dụng hai bài thuốc này trong chữa trị bệnh gút người dùng tuyệt đối kiêng đồ cay nóng, không ăn thực phẩm nhiều đạm, đồ ăn chứa nhiều purin.
Các bài thuốc dân gian chữa bệnh gút
- Nấm lim xanh trị bệnh gout: Đây là loại dược liệu quý có công dụng chữa trị nhiều bệnh nan y. Với bệnh gout, người dùng nên sử dụng 15g nấm lim tự nhiên sắc với 2 lít nước để lấy 1,5 lít. Sử dụng liên tục 1 tuần sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao
- Dùng cây lá lốt chữa bệnh thống phong: Công dụng giảm đau của lá lốt với bệnh gút đã được dân gian khẳng định từ lâu. Người bệnh nên sử dụng lá lốt khô sắc nước uống hoặc dùng nước nấu lá tươi để ngâm chân.
- Cây chó đẻ: Bệnh nhân có thể dùng cây chó đẻ chữa bệnh gout bằng cách phơi khô và hãm nước uống thay trà.
- Đỗ xanh (đậu xanh): Đậu xanh ninh nhừ có tác dụng trị bệnh gút hiệu quả. Bệnh nhân nên dùng 2 bát/ngày để đem lại tác dụng mong muốn.
Cách phòng tránh bệnh gout hiệu quả
Trong điều trị bệnh gout, chế độ ăn uống, sinh hoạt không thể thay thế thuốc. Nhưng điều này lại làm giảm đáng kể các cơn đau, đồng thời ngăn chặn các giai đoạn tiến tiển của bệnh gút. Nếu sử dụng thuốc đúng liều lượng nhưng không có chế độ ăn uống khoa học thì hiệu quả chữa bệnh chỉ là con số 0. Do vậy người bệnh gout ăn gì, kiêng gì? Chế độ sinh hoạt của bệnh nhân gout ra sao… là điều vô cùng cần thiết.
Chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân gout ra sao?
Để tăng cường khả năng chống chọi với bệnh tật, bệnh nhân gút cần:
- Tăng cường vận động, luyện tập thể thao để các khớp linh hoạt hơn. Tuy nhiên, không nên chơi thể thao quá sức, tránh gây tổn thương cho các khớp bị viêm.
- Người bệnh gout cần giảm cân để giảm lượng acid uric tích tụ trong máu.
- Luôn có tinh thần vui vẻ, thoải mái.
- Kiểm tra sức khỏe định kì thường xuyên, kiểm soát nồng độ acid uric trong máu ở ngưỡng dưới 6.0mg/dl.
Người bệnh gout nên ăn uống gì?
Ăn gì để phòng ngừa bệnh gút là câu hỏi của nhiều người. Vì chế độ ăn uống có tác động không nhỏ tới quá trình điều trị bệnh. Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân gút nên uống nhiều nước, ăn các thực phẩm ít purin để bảo vệ sức khỏe.
Người bệnh gút nên và không nên ăn gì? – Báo ĐSPL
Bệnh nhân gút nên uống nhiều nước
Nước đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, với người bệnh gout điều này càng quan trọng hơn. Loại đồ uống tốt cho bệnh nhân gout là nước chưa kiềm. Vì loại nước này có tác dụng ngăn chặn sự kết tủa urat, bài thải acid uric khỏi cơ thể.
Việc sử dụng nhiều nước cũng là việc làm giúp phòng tránh bệnh gout hiệu quả.
Bệnh nhân gút nên ăn nhiều thực phẩm chứa ít purin
Đồ ăn chứa ít purin có công dụng giảm đáng kể nồng độ acid uric trong máu. Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên ăn nhiều:
- Quả anh đào;
- Quả mâm xôi;
- Củ cải trắng;
- Rau có màu xanh đậm như: Súp lơ, cần, bắp cải…
Bên cạnh đó, bệnh nhân gut cũng nên bổ sung nhiều loại hoa quả tươi để bồi bổ cơ thể.
Bệnh gout kiêng ăn gì?
Người mắc bệnh gout kiêng ăn gì là mối quan tâm của nhiều người. Thực tế, bệnh nhân gút không nên ăn nhiều đồ ăn giàu purin, thực phẩm giàu đạm động vật. Đó là:
- Nội tạng động vật;
- Các loại thịt đỏ: Thịt bò, thịt cừu…
- Các loại đậu: Đậu nành, đậu tương, đậu phậu, đậu Hà Lan…
- Các loại cá: Các trích, cá thu…
- Thủy hải sản khác: Trai, sò….
Ngoài ra, bệnh nhân gút cũng cần chú ý:
- Người mắc bệnh viêm khớp này nên kiêng thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn chứa nhiều đường.
- Không sử dụng rượu bia khi mắc bệnh gút. Nghiên cứu cho thấy người uống 1l bia/ngày có nguy cơ mắc bệnh gout cao gấp 2,5 lần những người khác.
Do vậy, để phòng tránh bệnh gout hiệu quả, cả nam và nữ giới cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Đặc biệt là tránh xa các chất kích thích có hại như rượu, bia, cà phê… để có sức khỏe tốt và đẩy lùi bệnh gut.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang