Bệnh trào ngược dạ dày gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh nhưng không phải trường hợp nào cũng được chẩn đoán đúng. Tham khảo những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn để cảnh giác với căn bệnh này.
Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày
Triệu chứng đặc hiệu của căn bệnh này là ợ nóng, ngoài ra còn có các triệu chứng tinh vi hơn dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như là ho kéo dài, đau ngực, đau rát họng, viêm họng, bệnh lý tim phổi… Một số trường hợp trào ngược dạ dày thực quản nhưng không có biểu hiện gì chỉ đến khi nội soi hoặc có biến chứng thì mới phát hiện bệnh.
Người bệnh nên thận trọng nếu triệu chứng ợ chua, ợ hơi, ợ nóng xảy ra thường xuyên, gây khó chịu hoặc làm viêm thực quản. Triệu chứng này trầm trọng hơn vào ban đêm, ở tư thế nằm. Các bác sĩ thường chẩn đoán bệnh thông qua triệu chứng mà người bệnh mô tả.
Khi người bệnh có các triệu chứng điển hình nêu trên và không có dấu hiệu báo động của bệnh lý nghiêm trọng như: nuốt khó, nuốt đau, chán ăn, sụt cân, thiếu máu, chảy máu đường tiêu hóa… sẽ được chẩn đoán trào ngược dạ dày và tiến hành điều trị trong khoảng 4-8 tuần. Nếu đã điều trị xong giai đoạn này mà không khỏi bệnh người bệnh sẽ được nội soi thực quản dạ dày để chẩn đoán.
Nếu người bệnh có triệu chứng không rõ ràng hoặc còn nghi ngờ về chẩn đoán, không đáp ứng với điều trị, có dấu hiệu báo động bệnh lý nghiêm trọng thì các phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng sẽ được dùng đến. Phương tiện xét nghiệm thường dùng để chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản là đo áp lực cơ vòng dưới thực quản, nội soi thực quản dạ dày, chỉ đo pH thực quản với các trường hợp đặc biệt.
Cẩn trọng với biến chứng trào ngược dạ dày
Hệ lụy của tình trạng trào ngược dạ dày thực quản kéo dài là viêm loét thực quản, hẹp thực quản, barrett thực quản. Đặc biệt, barrett thực quản là tổn thương tiền ung thư có nguy cơ cao chuyển thành ung thư thực quản. Nếu đã chuyển thành barrett thực quản cần theo dõi kỹ bằng nội soi để can thiệp thủ thuật hoặc phẫu thuật kịp thời khi có dấu hiệu ung thư.
Một số bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thuộc nhóm đối tượng người già, trẻ em dễ hít dịch trào ngược vào đường thở dẫn đến bị viêm phổi.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân trào ngược dạ dày
– Thói quen ăn uống: tránh ăn quá no, cần chia làm nhiều bữa ăn, không ăn muộn vào buổi tối, không uống quá nhiều nước trong khi ăn, không nằm trong 2 giờ sau khi ăn.
– Thay đổi chế độ ăn: kiêng rượu bia và các chất kích thích; tránh xa thuốc lá; hạn chế thức ăn chua và nhiều dầu mỡ; tránh tối đa đồ uống có ga.
– Ngưng các thuốc kích thích dạ dày.
– Nếu thừa cân, béo phì cần giảm cân.
– Ngủ nằm đầu cao 15cm so với chân.
Một số thực phẩm giúp giảm triệu chứng trào ngược như bơ làm từ đậu phộng, yaourt và các loại rau xanh nên được bổ sung trong bữa ăn hàng ngày giúp phòng bệnh hiệu quả. Căn bệnh này cần được điều trị lâu dài dù đã hết triệu chứng vì nó là bệnh mãn tính. Sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài và thay đổi lối sống một cách khoa học là phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả trào ngược dạ dày thực quản.
Theo Tuổi trẻ
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang