Viêm amidan có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là khi giao mùa. Bệnh rất dễ tái phát trong trường hợp thời tiết nóng lạnh bất thường. Nhiều người băn khoăn không biết trường hợp nào có thể cắt viêm amidan và trường hợp nào thì không nên.
Amidan và mối liên hệ đối với cơ thể
Amidan (gọi tắt là A) là một tổ chức lympho tập trung thành đám nằm ở hai bên thành họng tạo nên một vòng bạch huyết bao gồm A vòm họng, A khẩu cái và A đáy lưỡi. Khi nói đến A tức là ám chỉ A khẩu cái. Thông thường tổ chức A teo dần lại khi bước vào tuổi dậy thì cho đến tuổi trưởng thành, càng cao tuổi thì A gần như xơ teo hết. A đóng vai trò sản sinh miễn dịch cho cơ thể, tạo ra kháng thể, lympho bào nhằm giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây nên bệnh về đường hô hấp, nhiễm khuẩn xâm nhập theo 2 con đường mũi và họng. Có thể nói, A có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống hô hấp.
Một số bệnh thường gặp ở Amidan
Loại bệnh Amidan phổ biến nhất thường gặp đó là viêm A cấp tính hoặc mãn tính. Viêm A cấp tính có triệu chứng sốt cao tới 39 – 40 độ, rét run, rát và đau họng, ho, nuốt đau. Viêm Amidan mãn tính tuy có sốt nhưng sốt nhẹ hơn, trong người có cảm giác mệt mỏi, rát và ngứa họng, ho khan hoặc có đờm, hơi thở hôi, vướng họng…
Viêm A mãn tính cũng có khi cấp tính do sự thay đổi của thời tiết một cách quá đột ngột, chênh lệch nhiệt độ hay do uống nước lạnh, nước đá, nằm dưới điều hòa lạnh hoặc do sức đề kháng của cơ thể đã bị suy giảm. Ngoài viêm A ra thì cũng có thể bị áp xe. Áp xe quanh A có khả năng làm lan tỏa tổ chức viêm ra các vùng xung quanh như cổ và trung thất. Viêm A do vi khuẩn liên cầu nhóm A có nguy cơ gây nên biến chứng viêm cầu thận cấp, viêm khớp cấp, gây nên những tổn thương tại van tim, gây thấp tim cho trẻ em.
Cắt viêm Amidan, nên hay không?
Cắt viêm Amidan, nên hay không? đây là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân viêm Amidan luôn quan tâm. Khi Amidan bị bệnh, người bệnh cần được chữa trị để Amidan có thể hoạt động bình thường, đảm bảo vai trò bảo vệ đường hô hấp, không nên nghĩ đến việc loại bỏ Amidan ngay. Chính vì thế, trước khi quyết định cắt Amidan hay không, cần phải tham khảo ý kiến bác sỹ. Cắt Amidan không phải là một thủ thuật phức tạp nhưng cần thực hiện đúng chỉ định, cần tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng.
Khi Amidan viêm nhiễm, phì đại to gây tắc nghẽn đường thở, thậm chí có thể gây nên hiện tượng ngưng thở ở trẻ trong khi ngủ khiến trẻ tím tái. Nếu viêm Amidan mạn tính tái phát nhiều lần, 6-7 lần cấp tính/năm thì sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ. Amidan to, nhiều hốc mủ, trong mủ có vi khuẩn liên cầu nhóm Amidan, và có chỉ số phản ứng ASLO tăng cao trong máu có nguy cơ gây thấp khớp, viêm cầu thận cấp, biến chứng tim, hoặc gây thấp tim tiến triển.
Hay trường hợp A bị viêm và đã gây ra một số biến chứng: viêm phế quản mãn tính, hen phế quản, viêm xoang, viêm tai giữa… gây cản trở hệ hô hấp, khó ăn uống cũng nên tới bác sỹ tai mũi họng để xem xét có nên cắt A hay không.
Những ai không nên cắt A?
Trẻ em dưới 5 tuổi không nên cắt A vì ảnh hưởng tới hệ miễn dịch, thậm chí nó còn có thể phát triển lại. Còn với người trên 45 tuổi cũng nên thận trọng vì thường sẽ kèm theo khá nhiều bệnh như cao huyết áp, các bệnh liên quan tim mạch là những bệnh chống chỉ định khi cắt A. Bên cạnh đó những người ở tuổi này cắt Amidan còn bị chảy máu nhiều, kéo dài nguy hiểm tính mạng do bị xơ hóa.
Cắt Amidan tuy đơn giản nhưng cũng là phẫu thuật nên tiềm ẩn những tai biến khó lường mặc dù đã có nhiều phương pháp hiện đại. Để phòng những tác dụng phụ do thuốc gây mê gây nên, hay chảy máu sau cắt, ảnh hưởng phát âm thì người bệnh nên tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ.
Theo Zing.vn
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang