Bệnh ung thư gan nên kiêng ăn gì? Theo tổ chức Y tế Thế giới, ung thư gan là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 4 thế giới. Nếu bạn đang mắc ung thư gan, một chế độ ăn hợp lý giàu dinh dưỡng sẽ góp phần quan trọng cho điều trị hiệu quả.
Ung thư gan gây ra các biểu hiện vàng da, sụt cân, chán ăn, đau chướng bụng. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Do đó, chế độ dinh dưỡng có vai trò thiết yếu tới quá trình điều trị.
Một chế độ ăn uống hợp lý, kiêng khem các thực phẩm nhiều muối, cholesterol sẽ giúp rút ngăn và tăng khả tăng điều trị ung thư gan thành công.
Ăn ít muối giúp gan khỏe mạnh
Thực phẩm chứa nhiều muối làm các dấu hiệu ung thư gan trở nên nghiêm trọng hơn. Theo Medline Plus, muối kích thích sự viêm nhiễm ở gan. Đồng thời, ăn nhiều muối khiến gan tích nước và sưng phồng lên.
Tuy nhiên, muối là gia vị chính trong các món ăn nên rất khó để tránh hoàn toàn thành phần này. Bên cạnh việc hạn chế dùng muối khi nấu nướng, bệnh nhân ung thư gan nên kiểm tra hàm lượng muối trên bao bì thực phẩm. Phần lớn các món ăn làm sẵn, đồ ăn nhanh như hot dog, piza đều có hàm lượng muối cao báo động.
Tránh xa thực phẩm giàu protein
Ung thư gan gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein của cơ thể. Để tiêu hóa protein thành chất dinh dưỡng cần nhiều công đoạn khác nhau. Nhưng khi gan bị tổn thương, quá trình phân tách protein sẽ gián đoạn. Thực phẩm giàu protein lúc này chính là thủ phạm khiến chất độc ứ đọng trong gan và cơ thể.
Nhưng chế độ hấp thụ protein ở mức độ vừa phải sẽ có ích cho quá trình điều trị ung thư gan. Thay vì ăn các thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa, bệnh nhân hãy chọn các protein thực vật từ các sản phẩm đậu (đậu nành, rau đậu). Protein thực vật dễ tiêu hóa hơn, cho gan hoạt động điều độ.
Đặc biệt, bệnh nhân cần hạn chế thịt đã chế biến sẵn trong thực đơn. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, việc hấp thụ lượng lớn thịt đã chế biến sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư.
Xem thêm: Bệnh nhân ung thư gan kiêng ăn gì? – Vietnamnet
Hạn chế chất béo, cholesterol giúp thoát khỏi ung thư gan
Thực phẩm có hàm lượng chất béo, cholesterol cao là đáp án quan trọng nhất cho vấn đề “Bệnh ung thư gan nên kiêng ăn gì?”. Cắt giảm thực phẩm nhiều béo và calori không chỉ ngăn ngừa béo phì mà còn hạn chế ung thư gan.
Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên hạn chế hấp thụ đường, chất béo từ động vật. Ăn quá nhiều mỡ động vật sẽ khiến gan nhiễm mỡ. Cùng với đó, gan phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn. Việc gia tăng áp lực cho gan gây cản trở quá trình điều trị ung thư.
Để hạn chế nguy cơ, hỗ trợ điều trị ung thư gan, bệnh nhân nên kiêng ăn các loại bánh kẹo công nghiệp và đồ ăn nhanh.
Kiêng rượu bia
Rượu bia là nguyên nhân chủ yếu gây nên ung thư. Bởi lẽ, thành phần cồn ngăn cản tế bào phục hồi nguyên trạng, phát sinh đột biến ADN. Tình trạng nghiện rượu sẽ phá hủy gan, gia tăng sự viêm nhiễm. Từ đây, ung thư gan xuất hiện. Trong quá tình điều trị ung thư gan, bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân kiêng hoàn toàn rượu bia.
Cai thuốc lá
Không phải ngẫu nhiên khi thuốc lá mang tên “cái chết trắng”. Thuốc lá là nguyên nhân tử vong của 20% ca nhiễm ung thư trên thế giới. Thứ hóa chất độc hại này làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư, trong đó có ung thư gan. Kể cả với người không hút thuốc, việc hấp thụ khói thuốc thụ động cũng khiến bạn dễ bị ung thư. Cai thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc là yêu cầu cơ bản của việc điều trị ung thư gan.
Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh ung thư gan
Bên cạnh vấn đề kiêng khem, cách thức ăn uống của bệnh nhân ung thư gan cũng rất quan trọng. Các triệu chứng rối loạn tiêu hoán thường khiến bệnh nhân chán ăn hoặc nghiêm trọng hơn là bỏ ăn. Những nguyên tác sau sẽ giúp bệnh nhân thấy ngon miệng, hấp thụ nhiều dưỡng chất hơn để tăng sức đề kháng.
Lựa chọn thực phẩm hữu cơ
Ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn là hai nguyên nhân gián tiếp gây ung thư. Biết bệnh ung thư gan nên kiêng ăn gì rồi nhưng lựa chọn được thực phẩm tốt cũng không dễ dàng.
Ngoài tránh các thực phẩm chế biến sẵn, bệnh nhân cũng cần hạn chế ăn thực phẩm không rõ nguồn gốc. Thực phẩm hữu cơ được chứng minh là sự lựa chọn tốt nhất cho bệnh ung thư gan.
Ăn nhiều bữa nhỏ một ngày
Ăn 6 – 8 bữa nhỏ trong ngày sẽ giúp bệnh nhân khắc phục cảm giác chán ăn. Mỗi bữa cần ăn lượng thức ăn vừa phải, tránh ăn quá sát nhau. Thời gian lý tưởng giữ các bữa ăn là 2 – 3 tiếng.
Ăn theo sở thích
Được ăn món ăn theo sở thích có thể khiến bệnh nhân ngon miệng hơn. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân thích các món ăn thuộc danh sách kiêng khem thì cần ăn điều độ. Thực hiện xen kẽ các món ăn theo sở thích với các món ăn nằm trong chế độ ăn sẽ thúc đẩy hiệu quả điều trị.
Sử dụng nhiều gừng trong thực đơn
Bệnh nhân điều trị ung thư gan thường gặp tác dụng phụ như buồn nôn, đầy bụng. Gừng là vị thuốc Đông y hạn chế các triệu chứng này. Một tác trà gừng nóng mỗi ngày giúp bệnh nhân có cảm giác ngon miệng hơn.
https://namlimxanh.vn/cac-giai-doan-cua-ung-thu-gan-va-phuong-phap-dieu-tri.html
.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang