Bệnh viện K Hà Nội gần bến xe nào? Bệnh viện K Trung ương nằm trên đường nào? Địa chỉ bệnh viện K Hà Nội cơ sở 1, cơ sở 2 và cơ sở 3? Cách di chuyển đến bệnh viện K Hà Nội? Hướng dẫn đường đi đến bệnh viện K bằng xe riêng và bằng xe bus chính xác? Bài viết dưới đây sẽ thông tin đầy đủ và chi tiết đến độc giả.
Bệnh viện K Hà Nội gần bến xe nào là câu hỏi của anh Q (Nghệ An) gửi về website. Mẹ anh Q được các bác sĩ ở bệnh viện huyện chẩn đoán mắc ung thư dạ dày. Anh Q muốn chắc chắn về kết quả này nên có ý định đưa mẹ đi khám tại bệnh viện K. Tuy nhiên, anh không rõ bệnh viện K gần bến xe nào và cách di chuyển đến bệnh viện này ra sao. Ngoài ra, về thủ tục khám chữa bệnh ở bệnh viện K, có sử dụng thẻ BHYT cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm.
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của anh Q cũng như những vấn đề xoay quanh thủ tục, quy trình khám chữa bệnh ở bệnh viện K.
Bệnh viện K Hà Nội gần bến xe nào?
Trước khi trả lời câu hỏi bệnh viện K Hà Nội gần bến xe nào, hãy cùng điểm qua đôi nét về bệnh viện này.
Bệnh viện K Hà Nội – bệnh viện K Trung ương – bệnh viện Ung bướu Trung ương là cơ sở khám chữa ung thư uy tín, chất lượng hàng đầu Việt Nam. Bệnh viện được thành lập vào năm 1923, dưới tên gọi Radium Đông Dương. Sau đó, bệnh viện được đổi tên như hiện nay vào năm 1969.
Hiện nay, bệnh viện K Hà Nội gồm 3 cơ sở. Cụ thể:
- Cơ sở 1: Địa chỉ tại số 43 Quán Sứ, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Cơ sở 2: Địa chỉ tại đường Tựu Liệt, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội
- Cơ sở 3: Địa chỉ tại số 30 đường Cầu Bươu, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Bệnh viện K cơ sở 1 gần bến xe nào?
Nằm gần trung tâm thành phố Hà Nội, bệnh viện K cơ sở 1 không quá gần các bến xe khách lớn. Cụ thể:
- Khoảng cách bệnh viện K Hà Nội – bến xe Gia Lâm 5,1 km
- Khoảng cách bệnh viện K Hà Nội – bến xe Giáp Bát là 8km
- Khoảng cách bệnh viện K Hà Nội – bến xe Yên Nghĩa là 15,3km
- Khoảng cách bệnh viện K Hà Nội – bến xe Nước Ngầm 10,2km
Để đi đến bệnh viện K1, bạn có thể di chuyển theo một số cách như:
- Đi xe riêng: Từ trung tâm Hà Nội (Hồ Gươm), bạn đi theo tuyến đường Lê Thái Tổ – Đường Tràng Thi – Quán Sứ. Bệnh viện K Hà Nội nằm ở bên trái đường.
- Đi xe bus: Bạn có thể di chuyển đến bệnh viện K trung ương là: 01, 02, 09, 34, 38, 40, 45. Lưu ý: Bạn nên nhắc lơ xe cho xuống điểm dừng phù hợp để đi bộ vì một số xe bus không dừng tại cổng bệnh viện.
- Sử dụng dịch vụ taxi, grap, xe ôm…
Bệnh viện K cơ sở 2 gần bến xe nào?
Dưới đây là khoảng cách giữa bệnh viện K cơ sở 2 và một số bến xe lớn.
- Khoảng cách bệnh viện K2 – bến xe Nước Ngầm là 2,5km
- Khoảng cách bệnh viện K2 – bến xe Giáp Bát là 5,2km
- Khoảng cách bệnh viện K2 – bến xe Yên Nghĩa là 15,2km
- Khoảng cách bệnh viện K2 – bến xe Gia Lâm là 23,5km
- Khoảng cách bệnh viện K2 – bến xe Mỹ Đình là 17,7km
Di chuyển đến bệnh viện K2 bằng xe riêng, bạn đi theo lộ trình sau: Bến xe Nước Ngầm – Ngọc Hồi – Đường Tựu Liệt – Bệnh viện K2 nằm ở bên phải.
Ngoài ra, bạn cũng có thể di chuyển bằng các tuyến xe bus đi qua bệnh viện K2 là xe số 12, 08, và 06. Tuy nhiên, xe không dừng trực tiếp ở cổng bệnh viện. Bạn cần nhắc lơ xe cho xuống đường chính để bắt xe ôm hoặc đi bộ vào.
Bệnh viện K cơ sở 3 gần bến xe nào?
- Khoảng cách bệnh viện K3 – bến xe Mỹ Đình: 10,2km
- Khoảng cách bệnh viện K3 – bến xe Giáp Bát: 7,6km
- Khoảng cách bệnh viện K3 – bến xe Nước Ngầm: 7,7km
- Khoảng cách bệnh viện K3 – bến xe Yên Nghĩa: 7,3km
- Khoảng cách bệnh viện K3 – bến xe Gia Lâm: 26,8km
Để di chuyển đến bệnh viện K3 bằng xe riêng, bạn đi theo lộ trình sau:
- Bến xe Nước Ngầm – Ngọc Hồi – Đường 70 – Bệnh viện K3 (bên phải đường). Bệnh viện K3 nằm cách cổng khu đô thị Xa La khoảng 100m.
- Bến xe Mỹ Đình – Đường vành đai 3 – Nguyễn Trãi – Đường 70 – Bệnh viện K3 (bên trái đường)
Thủ tục khám chữa bệnh bằng BHYT tại bệnh viện K?
Hiện tại, người bệnh đến khám tại bệnh viện K Hà Nội có thể sử dụng thẻ BHYT với quy trình như sau:
Bước 1:
+ Đăng ký khám bệnh tại các bàn tiếp đón số 5, 6 hoặc 7.
+ Nhận số thứ tự.
Bước 2:
+ Đến phòng khám được chỉ định và đợi gọi số
+ Sau khi khám, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm xét nghiệm hoặc chỉ kê đơn thuốc.
Bước 3:
+ Nếu bác sĩ kê đơn thuốc: Bệnh nhân lấy thẻ BHYT rồi trả tiền viện phí (nếu có). Sau đó, người bệnh lĩnh thuốc tại phòng phát thuốc.
+ Nếu làm xét nghiệm: Bệnh nhân đến bàn số 10 hoặc 11 để đóng dấu lên thẻ BHYT rồi đi làm xét nghiệm theo địa chỉ được cho.
Bước 4:
+ Khi có kết quả, bệnh nhân được phát số thứ tự khám lại rồi chờ bác sĩ đưa ra kết luận về tình trạng bệnh lý.
+ Nếu không phải điều trị, bệnh nhân lấy thẻ BHYT tại các cửa số 5, 6, 7 hoặc 8.
+ Nếu phải nằm viện, người bệnh sẽ được hướng dẫn thực hiện các thủ tục cần thiết.
Thời gian khám chữa bệnh: 8h – 17h30 các ngày trong tuần, từ thứ 2 – thứ 6
Xem thêm: Bệnh viện K bác thông tin ‘Đừng điều trị nếu bị ung thư’
.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang