Ba chẽ là gì? Tác dụng của cây ba chẽ chữa bệnh gì: chữa bệnh lỵ, chữa rắn cắn, chống viêm…. Cách dùng cây ba chẽ tốt nhất tránh tác dụng phụ của cây ba chẽ. Cách sử dụng cây ba chẽ nấu nước uống, chữa bệnh. Giá cây ba chẽ bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh cây ba chẽ và cách phân biệt cây ba chẽ thật giả.
Cây ba chẽ là gì?
Cây ba chẽ còn được gọi là đậu bạc đầu, niễng đực, ván đất hay tràng quả tam giác.
Đặc điểm của cây ba chẽ
Đậu bạc đầu là cây bụi nhỏ sống lâu năm, chiều cao trung bình khoảng 0,5 – 0,7m nhưng cũng có cây cao tới 1,5 – 2m. Thân cây tròn, chia thành nhiều cành. Cành non hình tam giác dẹt, mọc uốn lượn, có nhiều lông tơ màu trắng, mặt dưới nhẵn.
Lá kép mọc so le và chia thành 3 lá chét, lá chét ở giữa to nhất. Phiến lá chét có nhiều hình dạng khác nhau như hình thoi, hình trứng hay bầu dục. Đường gân lá mặt trên lõm, mặt dưới lồi. Với các lá non ở ngọn, lông tơ sẽ phủ kín 2 mặt lá.
Hoa cây đậu bạc đầu thường nhỏ, có màu trắng, mọc thành từng chùm riêng lẻ ở kẽ lá. Một chùm hoa có khoảng 10 – 20 bông, cánh hoa có móng. Đài hoa được chia thành 4 thùy, 3 thùy trên thường ngắn hơn thùy dưới và có lông mềm.
Quả thuộc loại đậu, không có cuống và được thắt lại thành 2 – 3 đốt giữa các hạt. Trên hạt phủ một lớp lông trắng mềm màu trắng bạc.
Thành phần dược chất của cây ba chẽ
Một số dược chất có trong cây đậu bạc đầu:
- Cây đậu bạc đầu có chứa alkaloid nhưng tỷ lệ rất thấp (0,011% trong thân, rễ và 0,0048% trong lá). Chất này có tác dụng lên hệ thần kinh và thường dùng để gây tê. Ngoài ra, có thể dùng lượng alkaloid trong đậu bạc đầu để sản xuất một số dược chất khác.
- Tannin: Có khả năng kết hợp cùng protein dưới da để tạo thành thuốc.
- Flavonoid.
- Acid nhân thơm: Dùng làm dược liệu.
- Một số loại acid hữu cơ có lợi cho sức khỏe người dùng.
Tác dụng của cây ba chẽ
Với những thành phần dược chất như trên, cây đậu bạc đầu có những tác dụng nổi bật sau:
Tác dụng của cây ba chẽ trong nghiên cứu
- Đối với thí nghiệm in vitro (được hiểu là nghiên cứu ống nghiệm), cây đậu bạc đầu giúp bào chế ra loại kháng sinh chống lại các trực khuẩn lỵ, vi khuẩn ruột.
- Loài cây này có tác dụng chống viêm đối với cả 2 giai đoạn của phản ứng viêm thực nghiệm rõ rệt.
- Làm giảm sức đề kháng của chuột cống non khá mạnh.
Tác dụng của cây ba chẽ trong chữa bệnh
- Các thành phần có trong cây đậu bạc đầu có tác dụng chống lại trực khuẩn lỵ. Những người bị đau bụng, tiêu chảy do loại khuẩn này sử dụng ba chẽ sẽ rất hiệu quả.
- Cây đậu bạc đầu còn có tác dụng chữa rắn cắn. Người bị rắn cắn có thể sử dụng loại cây này làm thuốc để giúp vết thương mau lành.
Cách dùng cây ba chẽ chữa bệnh
Từ lâu, đậu bạc đầu đã được sử dụng làm thuốc chữa một số bệnh như kiết lỵ, rắn cắn. Dưới đây là cách dùng loại dược liệu này hiệu quả nhất.
Cách dùng cây ba chẽ chữa rắn cắn
Đối với những người bị rắn cắn, có thể sử dụng lá ba chẽ để giúp vết thương mau lành. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần lấy lá tươi giã ra hoặc nhai nát, uống nước tiết ra từ lá, phần bã dùng để đắp lên vết thương.
Cách dùng cây ba chẽ chữa bệnh lỵ
Đối với những người mắc chứng tiêu chảy, kiết lỵ đầu của cây đậu bạc có thể sử dụng để đun uống trị bệnh theo cách sau:
– Chuẩn bị một lượng vừa đủ lá ba chẽ tươi, đem cắt nhỏ rồi sao khô. Mỗi ngày dùng khoảng 30 – 50g lá ba chẽ khô sắc với với nước trong thời gian khoảng 30 phút. Chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày.
– Hiện nay đã sản xuất được viên ba chẽ, người bệnh có thể sử dụng dạng viên thay thế cho lá tươi thông thường để trị bệnh cũng rất hiệu quả. Liều lượng khi dùng viên ba chẽ như sau:
- Người lớn ngày uống 2 lần, mỗi lần từ 10 – 12 viên.
- Trẻ em cũng chia ngày uống 2 lần nhưng liều lượng khác nhau. Với trẻ từ 1 – 3 tuổi dùng 2 – 3 viên, trẻ từ 4 – 7 tuổi dùng 4 – 5 viên.
Hình ảnh cây ba chẽ
Một số hình ảnh về cây ba chẽ sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại cây này.
Cách nhận biết cây ba chẽ
Cây đậu bạc đầu rất dễ nhầm lẫn với cây niễng cái (đậu ma, hàm xì) cùng họ vì đều là cây bụi nhỏ. Tuy nhiên, điểm phân biệt dễ nhất của hai loại cây này là màu hoa. Cây đậu bạc đầu thường có hoa màu trắng còn hoa của niễng cái là màu vàng nhạt, mọc thành từng chùm dài.
Nguồn gốc của cây ba chẽ
Cây đậu bạc đầu có nhiều ở các nước Đông Nam Á và Nam Á. Chúng phân bố hầu khắp các tỉnh miền núi và khu vực trung du ở độ cao dưới 1000m. Các khu vực dễ tìm thấy cây đậu bạc đầu nhất là nương rẫy cũ, ven rừng thứ sinh hay ven rừng ở các vùng thấp.
Cây đậu bạc đầu thuộc loài ưa sáng và ẩm. Cây ra hoa và quả hàng năm.
Sản phẩm của cây ba chẽ
Bộ phận có thể sử dụng là lá cây. Lá cây đậu bạc đầu dùng tươi hoặc sấy khô tuỳ theo nhu cầu của người sử dụng. Lá cây có thể bào chế thành dạng cao nước hoặc viên nén.
Tác dụng phụ của cây ba chẽ
Cây đậu bạc đầu không có độc nên hầu như đối tượng nào cũng có thể sử dụng được. Tuy nhiên không nên lạm dụng loại cây này vì nếu dùng nhiều một trong thời gian dài có thể gây nên táo bón.
Xem thêm video về cây đậu bạc đầu:
Giá cây ba chẽ trên thị trường
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng. Điều này làm ảnh hưởng tới hiệu quả trị bệnh cũng như sức khỏe của người dùng. Vì vậy, việc chọn mua sản phẩm tại nơi có uy tín là điều hết sức cần thiết.
Đậu bạc đầu là một loại dược liệu được nhiều người dùng nên hầu hết các cửa hàng thuốc đông y hay các nhà thuốc đều có bán loại cây này. Do đó, người dùng nên mua ở những địa chỉ có giấy phép hoạt động và xuất xứ sản phẩm rõ ràng để đảm bảo chất lượng.
Cách trồng cây ba chẽ
Cây đậu bạc đầu thuộc loại ưa khí hậu nhiệt đới và không kén đất nên có thể trồng trên các gò đồi. Cách trồng cây đậu bạc đầu rất đơn giản, bạn có thể thực hiện theo phương pháp sau:
Nhân giống cây ba chẽ
Có thể nhân giống cây đậu bạc đầu bằng hạt hoặc cành bằng các cách sau:
- Lấy hạt ở những quả chín già phơi khô rồi đem ươm trong vườn vào mùa xuân. Nếu trồng ít có thể gieo hạt vào các chậu cây nhỏ, khi cây cao khoảng 20 – 30cm thì đánh đi trồng.
- Hoặc cắm cành xuống đất cây cũng có thể mọc.
Quy trình trồng cây ba chẽ
- Sau khi làm đất và lên luống thì nên trồng các cây với khoảng cách ít nhất là 0,8m x 0,8m hoặc 1m x 1m.
- Mỗi hốc cây dùng 2 – 3kg phân chuồng hoai mục để bón lót. Trước khi bón, đem phân trộn đều với đất, sau đó đặt cây vào hốc và lấp đất lên, tưới nước vừa đủ. Nên bón thúc vào một trong hai khoảng thời gian là tháng 3 – 4 hoặc tháng 10 – 11 để cây phát triển tốt nhất.
- Trong thời kỳ đầu, cần đảm bảo cây có đủ ẩm để phát triển tốt, về sau không cần chăm bón quá nhiều.
- Nếu trong quá trình trồng, cây có xuất hiện sâu cuốn lá, sâu xanh,… thì có thể diệt bằng tay mà không cần sử dụng thuốc.
Thu hoạch cây ba chẽ
Lá cây đậu bạc đầu thường được thu hoạch tập trung vào khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9. Tuy nhiên, khi cây đã phát triển thì có thể thu hoạch vào bất cứ thời gian nào trong năm nếu cần.
.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang