Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Cây chân vịt với tác dụng của cây chân vịt và cách dùng trị bệnh là gì?

Cây chân vịt là cây gì? Tác dụng của cây chân vịt chữa bệnh gì: bệnh trĩ, bảo vệ gan, trị bỏng … Cách dùng cây chân vịt tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của cây chân vịt. Cách sử dụng cây chân vịt chế biến ngâm nấu uống, bảo quản. Giá cây chân vịt bao nhiêu tiền 1kg? Hình ảnh cây chân vịt và đặc điểm nhận biết cây chân vịt. 

Tìm hiểu cây chân vịt là gì và cách dùng cây chân vịt đúng cách

Tìm hiểu cây chân vịt là gì và cách dùng cây chân vịt đúng cách

Cây chân vịt là gì?

Cây chân vịt là cây có tên gọi khác là móng lưng rồng, thạch bá chi, nhả nung ngựa, vạn niên tùng, hoàng dương thảo, linh chi thảo… Tên khoa học Selaginella Tamariscina Spring, thuộc họ quyển bá (Selaginellaceae).

Đặc điểm cây chân vịt

Đây là cây thảo sống lâu năm, cao 15 – 30 cm. Loại cây này mọc trong rừng râm mát, rễ phụ bám chắc vào các phiến đá. Thân đứng hoặc nằm, tròn, màu cánh gián, phân nhánh theo lối rẽ đôi. Rễ phụ từ gốc tỏa các nhánh đâm xuống đất. Lá nhiều, nhỏ, có lưỡi nhỏ, hình trứng, đầu nhọn, mép lá có răng cưa thưa. Đầu các cành có bông sinh bào tử, cấu tạo bởi các lá đặc biệt, gọi là lá bào tử.

Cây chân vịt là gì cũng như đặc điểm cây chân vịt

Cây chân vịt tươi

Cây tươi có thân mềm, có lá phình to ở bẹ nom như bụng chửa, mặt trên có những đốm đỏ nâu. Loại cây này được mọc ở các vùng đồi núi, đặc biệt là các vùng đất có đá vôi, đất sỏi, cây cũng thường mọc tại các vùng ven biển.

Cây chân vịt

Cây chân vịt khô

Cây thuốc này khi khô cuộn tròn xếp lại giống như chân vịt. Cây chịu khô hạn tốt, cho vào túi nylon giữ trong thời gian bao lâu cũng được. Khi cần dùng cho vào nước đun sôi là lại nở to ra. Để làm thuốc, người ta thu hái toàn cây rồi cắt bỏ rễ, dùng khô hoặc tươi đều được. Đến nay, chưa thấy có tài liệu nghiên cứu hiện đại về loại cây này.

Tác dụng của cây chân vịt

Theo tài liệu cổ Trung Quốc, Hàn Quốc, chân vịt vị hơi đắng, không mùi, tính lạnh, không độc.

Cây chân vịt có tác dụng gì?

  • Chân vịt vị hơi đắng, không mùi, tính lạnh, không độc. Cây tươi có tác dụng tan huyết; dùng khô sao đen có tác dụng cầm máu. Do đó, nó được dùng để điều trị tiểu tiện ra máu, trĩ ngoại, đại tiện có máu tươi (Hemeroic), phụ nữ kinh nguyệt kéo dài quá lâu
  • Chân vịt khô điều trị tốt bệnh viêm gan, vàng da, vàng mắt, tắc mật, hủy hoại tế bào gan, tiểu tiện vàng sánh hoặc bệnh Leptospira (da, mắt vàng và chảy máu)
  • Điều trị đau nhức xương khớp, đau lưng
  • Điều trị bỏng
  • Phụ nữ kinh nguyệt quá nhiều, rối loạn kinh nguyệt

Tác dụng thạch bá chi tăng cường chức năng gan

Không chỉ khi gan có vấn đề chúng ta mới cần đến cây chân vịt. Chúng ta có thể sử dụng bài thuốc này hàng ngày nhằm tăng cường chức năng của gan. Giúp duy trì những hoạt động linh hoạt tự nhiên của gan. Đồng thời đẩy mạnh được quá trình thải độc trong máu. Giúp cơ thể con người có thể phát triển khỏe mạnh. Thạch bá chi chính là vị thuốc giúp tăng cường chức năng gan tự nhiên tốt.

Chân vịt vị hơi đắng, không mùi, tính lạnh, không độc

Cách dùng cây chân vịt

Trong lá móng rồng có những hợp chất flacon như apigenin, sosetduflavon. Dung dịch móng lưng rồng 100% có tác dụng ức chế đối với vi trùng – Sraphylococcus aureus.

Cây chân vịt làm thuốc điều trị bỏng

Cây chân vịt đem sao thơm tán bột 100g, trộn với 3 lòng trắng trứng gà, đắp lên nơi bị bỏng. Ngày làm 4 lần. Đắp liên tục 3 ngày sẽ có hiệu quả ngày. Đồng thời, lấy 30g cỏ chân vịt khác đem đốt thành than, tán nhỏ rồi xoa đều vào nơi vết da bỏng. Dùng liên tục như vậy đến khi bệnh khỏi.

Điều trị trĩ bằng cây chân vịt

Thạch bá chi 50g sắc nước uống hàng ngày. Phần bã thuốc cho thêm ít nước đun sôi để xông vào vùng bị trĩ.

Cách uống thạch bá chi trị thủy đậu

Thạch bá chi này được dùng chủ yếu làm thuốc chữa bỏng rạ như bệnh thủy đậu. Khi dùng, lấy cả cây 40 – 60 g, cắt bỏ rễ và hoa, rửa sạch, phơi hay sấy khô. Lấy 20 – 30 g thái nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2 lần trong ngày. Đồng thời, lấy nửa còn lại đốt thành than, tán nhỏ, rồi rắc và xoa đều vào chỗ bị phỏng rạ. Ngày làm một lần.

Cách dùng thạch bá chi chữa khí hư, tiểu tiện vàng

Để chữa khí hư, tiểu tiện vàng, lấy cả cây cỏ chửa bỏ rễ phối hợp với lá bạc thau, lá tiết dê, lá lõi tiền (mỗi thứ 40 g) giã nát, sắc uống trong ngày.

Xem thêm: 

Thạch bá chi chữa bệnh như thế nào? – Vnexpress

Hình ảnh cây chân vịt

Thạch bá chi chỉ thấy có tại các tỉnh miền núi Tây Bắc và Việt Bắc, khi khô cuộn tròn xếp lại giống như chân vịt. Cây chịu khô hạn tốt, cho vào túi nylon giữ trong thời gian bao lâu cũng được, khi cần dùng cho vào nước đun sôi là lại nở to ra.

Cây móng lưng rồng thường mọc thành búi, có khi cả thân lẫn giá rễ kết bện lại thành một gốc cao

Hình ảnh cây chân vịt phơi khô

Cải tử hoàn thảo co lại khi gặp thời tiết khô hạn

Giá cây chân vịt

Trên thị trường hiện nay có nhiều địa chỉ bán loại dược liệu này. Tuy nhiên rất dễ nhầm với các loại dược liệu khác, giá không được niêm yết. Người dùng có thể tham khảo giá bán cỏ chân vịt hiện nay là 200.000đồng – 250.000đồng/kg.

Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version