Giỏ hàng

Dây chiều là gì với tác dụng của cây dây chiều và cách dùng chữa bệnh

Dây chiều là gì? Tác dụng của cây dây chiều chữa bệnh gì: Di tinh, bạch đới, kiết lỵ,… Cách dùng rễ dây chiều tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của cây dây chiều. Cách sử dụng thân dây chiều chế biến nấu uống, bảo quản. Giá cây dây chiều bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh cây dây chiều và cách phân biệt cây dây chiều thật giả.

Dây chiều là gì và cách dùng cây dây chiều chữa bệnh đúng cách

Dây chiều là gì và cách dùng cây dây chiều chữa bệnh đúng cách

Dây chiều là gì?

Dây chiều có tên khoa học là Tetracera scandens, thuộc họ cây Sổ (Dilleniaceae). Loại cây này còn được biết đến với một số tên gọi khác như chặc chìu, dây tứ giác, u chặc chìu, tích diệp đằng,…

Đặc điểm của cây dây chiều

Dây chiều là cây nhỏ lâu năm, thân leo, dài từ 4 – 6m. Thân cây màu nâu, có nhiều cành; cành cây mềm, dài, khi còn non có lông nhám. Lá cây mọc so le nhau, dài từ 8 – 10cm, rất dai, mép khía răng cưa, hai mặt rất nhám; phiến lá hình bầu dục, hẹp về phía cuống.

Hoa màu trắng hoặc đỏ, 5 lá đài, 5 cánh nhỏ màu trắng, mau rụng, có rất nhiều nhị và 1 bầu lá noãn; chùy hoa to, mọc thành chùm nhỏ ở nách lá hoặc đầu cành. Quả hình trứng dài 1cm, có lông, màu đỏ, chứa 1 – 2 hạt. Cây ra hoa và quả vào tháng 6 – 8 hàng năm.

Cây dây chìu thường mọc hoang ở rừng thưa, ven đồi và suối. Bộ phận thường dùng làm thuốc của dây chìu là rễ và thân. Rễ cây có thể thu hái quanh năm, rửa sạch rồi thái nhỏ, phơi khô; thân cây chỉ dùng phần gần gốc, đoạn có nổi u.

Thành phần dược chất của cây dây chiều

Thành phần hóa học của dây chiều bao gồm những chất sau:

  • Trong cây chứa tanin có khả năng chống oxy hóa cao, rất tốt cho tim mạch, ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
  • Cây còn chứa một số chất khác như: Rhamnocitrin, rhamnetin, isorhamnetin, azaleatin,…
Thành phần dược chất của cây dây chiều

Thành phần dược chất của cây dây chiều

Tác dụng của cây dây chiều

Tác dụng của dây chiều chữa bệnh gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Theo Đông y, loại cây này có vị chua chát, tính bình nên có tác dụng giảm đau, hoạt huyết, tán ứ rất hiệu quả. Dưới đây là một số công dụng chính của loại cây này:

  • Chữa các bệnh về hệ bài tiết như: Kiết lỵ, đại tiện ra máu, tiêu chảy,…
  • Giúp giảm đau bụng và tình trạng lở loét chảy nước vàng.
  • Dịch của cây có khả năng chữa rắn cắn và đau mắt rất hiệu quả.
  • Nước hãm của thân cây giúp cải thiện bệnh lao, ho ra máu. Ngoài ra, khi dùng làm nước súc miệng còn giúp chữa tưa lưỡi.
  • Lá cây có khả năng chữa mụn nhọt và các vết bỏng nhẹ.
  • Khi kết hợp với một số loại thảo dược thích hợp có thể dùng để chữa các chứng phù do gan, thận.
  • Giúp điều hòa kinh nguyệt, chữa ứ huyết, bạch đới và sa tử cung ở nữ giới. Ngoài ra, loại cây này còn hỗ trợ điều trị được chứng di tinh ở nam giới.
  • Giúp cải thiện tình trạng bệnh đau dạ dày và viêm ruột.
  • Chữa chứng đau mỏi xương khớp và phong thấp thường gặp ở người cao tuổi.
  • Một số tác dụng khác như chữa chứng cổ trướng, gan và lách to, ghẻ lở, lang ben,…
Tác dụng của cây dây chiều chữa bệnh gì được nhiều người quan tâm

Tác dụng của cây dây chiều chữa bệnh gì được nhiều người quan tâm

Cách dùng cây dây chiều chữa bệnh

Cây dây chiều có tác dụng gì và cách dùng dây chiều chữa bệnh như thế nào không phải ai cũng biết. Dưới đây là những bài thuốc chữa bệnh bằng loại cây này mang lại hiệu quả cao được dùng nhiều trong Đông y:

Cách dùng dây chiều chữa bệnh về hệ bài tiết

Cách dùng dây chiều chữa lỵ như sau:

  • Thành phần: Lá và thân dây chìu khô 40g, dây vằng 10g, hoa gạo 10g.
  • Cách làm: Sắc các vị thuốc trên với 1 lít nước, đến khi cạn còn 700ml thì tắt bếp. Chia làm 3 phần, uống trong ngày sau mỗi bữa ăn.

Cách sử dụng dây chìu chữa ỉa chảy như sau:

  • Thành phần: Dây chìu, lá ổi khô mỗi vị 20g.
  • Cách làm: Sắc hai vị thuốc trên với 500ml nước với lửa nhỏ đến khi cạn còn 1 nửa. Ngày dùng bài thuốc này 2 lần sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút, uống 2 – 3 thang sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện.

Cách sử dụng cây dây chiều chữa đau mỏi xương khớp

Tác dụng của rễ dây chiều chữa tê thấp, đau nhức xương được các thầy thuốc Đông y đánh giá cao. Cách dùng đơn giản như sau:

Bài thuốc 1:

  • Thành phần: Rễ hoặc thân dây chìu, cỏ xước, tổ rồng, kim cang, tầm xuân, dây đau xương và dây chìa vôi mỗi vị 15 – 20g.
  • Cách Làm: Dây chìa vôi ngâm với nước vo gạo 1 đêm rồi sao vàng. Sau đó cho tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị vào sắc nước uống hàng ngày. Để đạt được hiệu quả tốt và tránh tác dụng phụ của dây chìu người bệnh nên uống sau bữa ăn khoảng 30 phút, dùng liên tục trong 30 ngày sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện.

Bài thuốc 2:

  • Thành phần: Dây chìu, cà gai leo, dây đau xương, ngũ gia bì, thổ phục linh mỗi vị 15g.
  • Cách làm: Dùng tất cả các vị thuốc trên sắc nước uống hàng ngày.

Cách dùng cây dây chiều chữa di tinh, bạch đới

Tác dụng của dây chiều chữa di tinh, bạch đới được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng dây chìu chữa hai bệnh lý trên đạt được hiệu quả tốt nhất. Cách dùng loại thảo dược này như sau:

  • Thành phần: Dây chìu, rễ bươm bướm, cẩu tích, bạc sau mỗi vị 20g.
  • Cách làm: Dùng tất cả các vị thuốc trên sắc nước uống hàng ngày. Nếu dùng chữa chứng di tinh ở nam giới thì uống sau bữa ăn tối khoảng 30 phút; khi sử dụng chữa bạch đới thì uống ngày 2 lần, sau bữa sáng và tối khoảng 30 phút.

Cách sử dụng cây dây chiều chữa cổ trướng

Cách dùng cây dây chiều chữa cổ trướng hiệu quả như sau:

  • Thành phần: Dây chìu 50g, rễ xấu hổ 20g, rễ ngấy hương 20, hy thiêm 20g, râu ngô 10g, sả 20g.
  • Cách làm: Dùng tất cả các vị thuốc sắc nước uống hàng ngày. Khi mới dùng bài thuốc này có thể dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn và mệt mỏi, người bệnh chỉ cần nằm nghỉ một lúc là hết.

Mặc dù là loại cây lành tính, dễ sử dụng nhưng để đạt được hiệu quả tốt và trành tác dụng phụ của dây chìu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia trước khi dùng.

Cách dùng dây chiều cần lưu ý gì?

Tác dụng của dây chiều chữa bệnh được nhiều người dùng và cho đánh giá cao. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên những trường hợp sau đây không nên sử dụng loại cây này:

  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi không được uống nước sắc từ dây chìu.
  • Người bị táo bón hạn chế sử dụng.

Xem thêm: Bài thuốc trị xơ gan bằng cây chặc chìu.

Hình ảnh cây dây chiều

Nguồn gốc của cây dây chìu là từ nước Ấn Độ, hiện nay loại cây này mọc nhiều ở các nước châu Á có khí hậu nhiệt đới. Sau đây là một số hình ảnh của cây dây chìu trong tự nhiên:

Cách dùng rễ dây chiều chữa bệnh rất đơn giản mà vẫn mang lại hiệu quả cao

Cách dùng rễ dây chiều chữa bệnh rất đơn giản mà vẫn mang lại hiệu quả cao

Tác dụng chữa bệnh của cây dây chiều tốt nhất ở phần rễ và thân

Tác dụng chữa bệnh của cây dây chiều tốt nhất ở phần rễ và thân

Thành phần dược chất của cây dây chiều được các bác sĩ đánh giá cao

Thành phần dược chất của cây dây chiều được các bác sĩ đánh giá cao

Công dụng của cây dây chiều chữa bệnh di tinh và bạch đới rất tốt

Công dụng của cây dây chiều chữa bệnh di tinh và bạch đới rất tốt

Giá cây dây chiều và địa chỉ mua

Giá cây dây chiều khô trên thị trường dao động trong khoảng 150.000 – 250.000 đồng/1kg. Hiện nay, loại cây này được bán nhiều tại các nhà thuốc Đông y trên khắp cả nước.

Để mua được cây dây chìu tốt nên chọn mua tại các nhà thuốc Đông y uy tín, có nhiều phản hồi tốt từ khách hàng. Khi mua nên chọn loại thảo dược khô, không có dấu hiệu ẩm mốc để tránh gặp phải tác hại khi sử dụng.

Trên đây là những thông tin về hình ảnh, đặc điểm, tác dụng và cách dùng cây dây chìu chữa bệnh đang được nhiều người dùng quan tâm. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Chúc bạn và gia đình sức khỏe.

Dây chiều

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button