Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Chùm ruột là gì với tác dụng của cây chùm ruột và cách dùng trị bệnh

Chùm ruột là gì? Tác dụng của cây chùm ruột chữa bệnh gì: Trị đau nhức, mề đay, vết thương ngoài da,… Cách dùng cây chùm ruột tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của chùm ruột. Cách sử dụng rễ cây chùm ruột đun nước, giã đắp, bảo quản. Giá chùm ruột bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh cây chùm ruột.

Tác dụng của cây chùm ruột và cách dùng cây chùm ruột đúng cách

Tác dụng của cây chùm ruột và cách dùng cây chùm ruột đúng cách

Cây chùm ruột là gì?

Chùm ruột (tầm ruột) có tên khoa học là Phyllanthus acidus, thuộc họ Phyllanthaceae. Cây phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới châu Á, từ Madagascar, Ấn Độ đến Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cây tầm ruột được trồng chủ yếu ở miền Nam để làm cảnh và lấy quả.

Đặc điểm của cây chùm ruột

  • Chùm ruột là cây lâu năm, thân gỗ, cao trung bình từ 2 – 9m.
  • Thân cây chắc khỏe, có các cành chính cứng và dày. Cuối mỗi cành chính là các cành nhỏ màu xanh, mọc thành từng chùm dày đặc, dài từ 15 – 30cm. Nhánh cây sần sùi do vết sẹo của các cuống lá cũ để lại.
  • Lá kép mọc so le, dài từ 3 – 5cm, rộng khoảng 2cm. Cuống ngắn, mọc sát thân, phía cuối lá hơi nhọn, ở giữa có một đường gân chính.
  • Hoa tầm ruột mọc thành chùm, có các bông màu đỏ hồng. Hoa thường nở vào mùa hè, từ tháng 3 – 5, sau khi tàn sẽ kết quả.
  • Quả hình tròn, màu xanh, có đường kính từ 2 – 2,5cm, chia thành 6 múi. Khi còn non quả có màu xanh, lúc chín chuyển sang vàng nhạt. Bên trong mỗi quả có một hạt nhỏ, cứng. Cây tầm ruột thường ra quả vào khoảng tháng 6 – 8.

Đặc điểm của cây chùm ruột là gì

Thành phần dược chất của cây chùm ruột

Cây chùm ruột có thể sử dụng được tất cả các bộ phận như lá, quả, hạt, rễ và vỏ rễ. Dưới đây là bảng thống kê hàm lượng dưỡng chất có trong 100g thịt quả.

Chất dinh dưỡng Đơn vị Hàm lượng
Độ ẩm g 91,9
Protein g 0,155
Lipid g 0,52
Chất xơ g 0,8
Tro g 0,51
Canxi mg 5,4
Phốt pho mg 17,9
Sắt mg 3,52
Carotene mg 0,019
Thiamin mg 0,025
Riboflavin mg 0,013
Niacin mg 0,292
Acide ascorbique mg 4,6

Tác dụng của cây chùm ruột

Tác dụng của cây chùm ruột để chữa bệnh đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu. Mỗi bộ phận của cây đều có công dụng ngăn ngừa và điều trị các căn bệnh thường gặp như:

  • Lá cây có tính nóng, giúp tiêu độc, sát trùng, chữa mề đay, mụn nhọt và các bệnh ngoài da khác. Ngoài ra, bộ phận này còn hỗ trợ điều trị chứng viêm họng và nhiệt miệng.
  • Quả tầm ruột vị chua, tính mát, có tác dụng làm se và giải nhiệt. Sử dụng quả thường xuyên giúp bổ gan, máu và làm đẹp làn da rất tốt.
  • Vỏ thân cây có tác dụng tiêu hạch độc, trừ tích ở phế. Bột từ vỏ thân ngâm dấm còn có thể chữa bệnh trĩ hiệu quả.
  • Rễ cây tầm ruột có tính nóng, giúp làm tan huyết ứ, chữa ho, nhức đầu và bệnh vảy nến.

Theo Y học cổ truyền, loại cây này thường được dùng làm nguyên liệu chính trong các bài thuốc chữa bệnh.

  • Điều trị bệnh xơ nang phổi.
  • Điều hòa huyết áp, tốt cho các bệnh nhân bị huyết áp cao.
  • Ức chế, tiêu diệt vi khuẩn E.coli và tụ cầu vàng, giúp điều trị bệnh tiêu chảy.
  • Chống viêm, giảm đau và chống oxy hóa hiệu quả.

Chùm ruột

Tác dụng của cây chùm ruột giúp kháng khuẩn

Thành phần của cây chùm ruột có khả năng kháng khuẩn E.coli – vi khuẩn ở đường ruột gây ra bệnh tiêu chảy, viêm đường tiểu và nhiễm trùng máu. Hiện nay, loại cây này được sử dụng nhiều trong Đông y như là chất kháng sinh và chống oxy hóa. Đó là thảo dược tự nhiên để thay thế cho thuốc kháng sinh, giúp điều trị các bệnh nhiễm khuẩn rất tốt.

Tác dụng của cây chùm ruột giúp chữa bệnh rất tốt

Cách dùng cây chùm ruột

Chùm ruột thường được dùng để đun nước, làm mứt hay ngâm đường, đều mang lại lợi ích cho sức khỏe. Tùy từng mục đích sử dụng, người dùng có thể chế biến quả tầm ruột theo các cách khác nhau.

Cách dùng cây chùm ruột làm thuốc chữa bệnh

Cách dùng cây chùm ruột trong các bài thuốc chữa bệnh được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Mỗi bộ phận của cây sẽ được sử dụng theo các cách khác nhau, giúp điều trị bệnh rất tốt.

  • Lá cây đun nước tắm giúp chữa bệnh ngoài da như lở loét, nổi mề đay. Lá tươi giã nát cùng hồ tiêu, đắp vào những chỗ đau nhức sẽ làm giảm đau hiệu quả.
  • Rễ và vỏ rễ cây đun nước để xông hơi giúp trị cảm, ho, nhức đầu rất tốt.

Cách dùng quả chùm ruột làm mứt

Mứt chùm ruột vừa dễ làm lại thơm ngon nên được nhiều người ưa chuộng và sử dụng. Dưới đây là công thức làm mứt mà các bạn có thể tham khảo.

Nguyên liệu:

  • 1kg quả tầm ruột
  • 700g đường cát trắng

Các bước thực hiện:

  • Cho quả tươi vào ngăn đá tủ lạnh, để đông cứng trong 2 ngày, sau đó đem ra ngoài rã đông.
  • Vắt bớt nước ở quả tầm ruột để mứt thành phẩm đỡ bị nhão.
  • Cho đường vào, trộn đều lên rồi chờ tan hết, ngấm vào quả.
  • Cho lên chảo, sên đều tay với lửa vừa. Trong lúc làm nên đậy nắp để hỗn hợp có màu đẹp mắt.
  • Kiểm tra, nếu thấy màu hơi đậm và nước cạn bớt thì được.
  • Cho ra mâm phơi khoảng 1 buổi, sau đó có thể thưởng thức mứt.

Mứt quả tầm ruột là món ăn vặt quen thuộc của nhiều người, thường được dùng để đãi khách trong các dịp lễ tết. Làm mứt tại nhà vừa tiết kiệm lại an toàn, không lo quả bị ngâm tẩm hóa chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng.

Cách dùng quả chùm ruột ngâm đường

Chùm ruột ngâm đường có lợi cho sức khỏe người dùng, thường được sử dụng để làm nước giải khát. Để ngâm quả ngon, không bị đóng váng, các bạn có thể tham khảo cách làm dưới đây.

Nguyên liệu:

  • 1kg quả tầm ruột
  • 2 thìa muối tinh
  • 2kg đường cát trắng
  • Bình thủy tinh

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Tầm ruột nhặt bỏ hết cuống và cành lá, rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Rửa sạch bình thủy tinh và lau khô.

Bước 2: Tiến hành ngâm quả

  • Rải một lớp đường dày tầm 0,5cm xuống đáy bình, sau đó xếp lên trên một lớp quả tầm ruột.
  • Tiếp tục làm như vậy, xếp xen kẽ đường và tầm ruột cho đến khi hết.
  • Sau khi xếp xong, rắc thêm muối trắng lên trên rồi đậy kín bình lại. Sau khoảng 5 – 7 ngày là có thể sử dụng được.

Tầm ruột ngâm đường có mùi thơm và ngọt đặc trưng, là đồ uống giải nhiệt rất tốt. Mỗi khi thưởng thức, người dùng nên lấy khoảng 2 – 3 thìa cà phê nước ngâm pha với nước lọc, cho thêm đá để tăng vị ngon.

Xem thêm: Cách chữa bệnh hiệu quả bằng cây chùm ruột.

Chùm ruột ngâm rượu

Vỏ thân cây chùm ruột thường được dùng để ngâm rượu xoa bóp.

  • Phơi khô vỏ thân cây, tán nhỏ thành bột.
  • Đổ rượu trắng vào ngâm, cứ 200g bột thì cho khoảng 1 lít rượu.

Rượu ngâm vỏ cây nhỏ vào tai giúp tiêu mủ hoặc bôi ngoài da để chữa ghẻ, viêm loét,…

Hình ảnh cây chùm ruột

Dưới đây là một số hình ảnh của cây tầm ruột để các bạn tham khảo và nhận biết.

Hình ảnh quả chùm ruột

Hình ảnh lá và hoa chùm ruột

Cách chế biến quả chùm ruột thành các món mứt, kẹo,…

Chùm ruột được bán nhiều trên thị trường

Lưu ý khi sử dụng cây chùm ruột

Các bộ phận của cây tầm ruột đều được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên rễ, vỏ cây rất độc nên người dùng tuyệt đối không được uống nước sắc và rượu ngâm từ các bộ phận này. Trường hợp ngộ độc nhẹ có thể bị đau đầu, chóng mặt, nặng hơn thì sẽ đau bụng dữ dội, thậm chí là tử vong.

Giá quả chùm ruột trên thị trường

Quả tầm ruột được bán ở nhiều chợ và siêu thị trên cả nước. Hiện nay, 1kg quả tươi có giá từ 55.000 – 60.000 đồng. Tầm ruột ngâm khoảng 120.000 đồng/1 lọ và mứt tầm 210.000 đồng/1 hộp.

Trên đây là các thông tin cơ bản nhất về cây chùm ruột. Hy vọng bài viết giúp các bạn hiểu thêm về tác dụng và cách dùng của loại cây này. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh.

Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version