Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Cây dâu tằm có tác dụng gì?-Chú ý khi sử dụng cây dâu tằm

Cây dâu tằm dùng để chữa các bệnh như: ho lâu ngày, ho có đờm, sốt, an thần, đau lưng, bổ thận, giúp tiêu hóa, lợi tiểu…

Tên khoa học: Morus alba.

Cây dâu tằm là một cây thuốc quý ít người biết đến. Từ cây dâu tằm cho ra rất nhiều vị thuốc như: Tang bạch bì  (vỏ rễ), tang diệp (lá Dâu), tang thầm (quả Dâu), tang ký sinh (cây mọc ký sinh trên cây Dâu), tang phiêu tiêu (tổ bọ ngựa trên cây Dâu), tang chi (cành dâu non)…dùng để chữa các bệnh như: ho lâu ngày, ho có đờm, sốt, an thần, đau lung, bổ thận, giúp tiêu hóa, lợi tiểu…

Cây dâu tằm

 Thành phần hóa học:

– Vỏ rễ cây dâu: Acid hữu cơ, tanin, pectin, flavonoid.

– Lá cây dâu: Chlorophyl, flavonoid, coumarin, acid amin, tanin.

– Cành dâu non: Cellulose, tanin, flavonoid.

– Quả dâu: Anthocyan (sắc tố màu đỏ của quả chín), đường (glucose, fructose), vitamin B1, C, tanin, protit và acid hữu cơ.

Người ta nhận thấy lá Dâu có tác dụng trị liệu đái đường lại ức chế trực khuẩn thương hàn, tụ cầu khuẩn.
Theo đông y:

Vỏ rễ Dâu (Tang bạch bì) đã cạo sạch lớp vỏ ngoài, phơi hay sấy khô, có tác dụng thanh phế nhiệt, lợi thuỷ, chỉ khái, hạ suyễn, tiêu sưng.

Cành Dâu non (Tang chi) đã phơi hay sấy khô có tác dụng trừ phong, lợi các khớp, thông kinh lạc, tiêu viêm, hạ nhiệt, giảm đau.

Quả Dâu (Tang thầm) có tác dụng dưỡng huyết, bổ gan thận, trừ phong.

Tầm gửi cây Dâu (Tang ký sinh) có tác dụng mạnh gân cốt, lợi huyết mạch, hạ hồng cầu, an thai, xuống sữa, lợi tiểu.

Tổ bọ ngựa cây Dâu (Tang phiêu tiêu) có tác dụng ích thận, cố tinh, lợi tiểu.

Các vị thuốc từ cây dâu tằm

Các bài thuốc từ cây dâu tằm:

– Ra mồ hôi trộm ở trẻ em, ra mồ hôi ở bàn tay người lớn: Lá Dâu non nấu canh với tôm, tép hoặc dùng lá dâu bánh tẻ 12g, Cúc hoa, Liên kiều, Hạnh nhân đều 12g, Bạc hà, Cam thảo đều 4g, Cát cánh 8g, Lô căn 20g, sắc uống.

– Dự phòng cảm cúm: Lá Dâu 12g, Cúc hoa 12g, Thảo quyết minh 8g sắc uống.

– Mắt đau, viêm màng kết mạc cấp tính: Lá Dâu nấu nước xông vào mắt; lá Dâu bánh tẻ, rửa sạch, giã nát đắp, có thể làm tan huyết khi đau mắt đỏ sung huyết.

– Huyết áp cao: Lá Dâu và hạt Ích mẫu nấu nước ngâm chân buổi tối 30-40 phút trước khi đi ngủ.

– Viêm khớp sưng phù, chân tay tê bại, cước khí, đầu ngón tay đau nhức, ngứa đỏ về mùa đông đợt lạnh nhiều: Cành Dâu, Kê huyết đằng, Uy linh tiên, mỗi vị 12g, sắc nước uống.

– Ho, hen suyễn: Vỏ rễ 20-40g sắc uống. Có thể thêm Địa cốt bì và Cam thảo.

– Khó tiêu, chân tay phù nề: Vỏ rễ Dâu sắc uống hoặc phối hợp với vỏ Gừng, vỏ Quít, vỏ quả Cam, Phục linh sắc uống.

– Chữa thiếu máu, da xanh người gầy khô héo, mất ngủ, đầu choáng, chóng mặt; dùng quả Dâu chế xirô hay ngâm rượu hoặc dùng quả Dâu thêm Câu Kỷ tử, Hà thủ ô đỏ, nhân hạt táo, mỗi vị 10g, sắc uống.

– Trừ phong thấp, mạnh gân cốt, can thận yếu dẫn tới đau lưng mỏi gối: Tầm gửi cây Dâu, phối hợp với Cẩu tích, Ngưu tất, sắc nước uống.

– Bổ huyết, an thai khi bị động thai ra máu: Tầm gửi thêm rễ Gai, Tục đoạn sắc nước uống.

– Di mộng tinh, hoạt tinh: 10 tổ Bọ ngựa sao cháy nghiền bột, thêm đường, uống trước khi đi ngủ, uống 3 ngày. Có thể thêm Long cốt, nghiền bột mịn, ngày 2 lần, trong 3 ngày.

– Đái dắt, đái nhạt: Tổ Bọ ngựa Dâu cùng với quả Kim anh, nướng cháy, tán mịn, uống với rượu lúc đói.

– Thuốc bổ: Sâu Dâu thêm nước cơm hấp chín, ăn tất cả.

Lưu ý khi sử dụng cây dâu:

+ Cơ thể suy yếu, ho không đờm, ho do lạnh không có nóng sốt không dùng Tang bạch bì.

+ Những người đại tiện lỏng không dùng Tang thầm.

+ Những người viêm tiết niệu, mộng tinh không dùng Tang phiêu tiêu.

+ Phụ nữ đang cho con bú không dùng các vị thuốc từ cây Dâu.

Mua bán cây dâu tằm:

Nguồn:
Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version