Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Cây mần tưới có tác dụng gì?-Chú ý gì khi sử dụng mần tưới

Cây mần tưới thường dùng trị kinh nguyệt bế, kinh nguyệt không đều, đàn bà đẻ đau bụng do ứ huyết, phù thũng, choáng váng hoa mắt…

Tên khoa học: Eupatorium fortune.

Mần tưới, có tên khác là trạch lan, lan thảo, hương thảo…

Nhân dân ta thường dùng lá Mần tưới non ăn sống, ăn gỏi như các loại rau thơm. Cũng dùng lá nấu canh ăn cho mát, giải nhiệt, giải cảm. Lá cũng dùng hãm uống lợi tiêu hoá, kích thích ăn ngon miệng và làm rau thơm.

Thường dùng trị: Kinh nguyệt bế, kinh nguyệt không đều, đàn bà đẻ đau bụng do ứ huyết, phù thũng, choáng váng hoa mắt, chấn thương mụn nhọt, lở ngứa ngoài da.

Người ta cũng dùng Mần tưới để trừ bọ gà, mạt gà, rệp, mọt, bọ chó. Ðặt cành lá Mần tưới vào hũ đựng đậu xanh, đậu đen, cau khô để trừ mọt và sâu, hái cành lá Mần tưới cho vào ổ gà, ổ chó sau khi đã làm vệ sinh sẽ trừ được bọ gà, bọ chó có trong ổ, cứ vài ngày lại làm vệ sinh và thay lá một lần. Giường có rệp sau khi giũ và diệt rệp, rải cành lá Mần tưới dưới chiếu vài lần sẽ diệt hết rệp.

Người ta dùng lá Mần tưới giã nhỏ cho vào túi vải xát trực tiếp vào tay hay chân để xoa muỗi và dín (con bọ mát) có hiệu quả tốt trong vòng hai ba giờ. Phụ nữ nông thôn cũng thường dùng Mần tưới nấu nước gội đầu cho sạch tóc.

Cây mần tưới

Thành phần hóa học:

Cây chứa tinh dầu, trong đó chủ yếu có p-cymene, methyl thymol ether neryl aceatate, lindelofine, O-coumaric acid, taraxasteryl palmitate.

Theo đông y:

Theo Đông y, mần tưới có mùi thơm đặc biệt, vị hơi đắng, cay, tính ấm, vào hai kinh: can, tì. Có tác dụng hoạt huyết, phá ứ huyết, thông kinh lợi tiểu.

Dùng chữa kinh nguyệt không đều; phụ nữ sau sinh kém ăn, mệt mỏi, mất ngủ; giảm sưng đau do mụn nhọt và có tác dụng xua đuổi muỗi hiệu quả.

Hoa của cây mần tưới

Một số bài thuốc từ cây mần tưới:

Giải nhiệt, tiêu hóa tốt: Mần tưới 20g (nên hái trước khi cây có hoa, thái nhỏ rồi sấy khô) hãm với nước đun sôi hoặc sắc với 300ml nước còn 100ml, uống hàng ngày.

Giải cảm do nắng nóng: Lá non mần tưới 100g, nấu canh ăn trong ngày. Nên ăn khi canh còn nóng. Dùng trong 3 ngày.

Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh: Mần tưới, củ gấu, ích mẫu, ngải cứu, nhọ nồi, mỗi vị 20g, tán nhỏ, rây thành bột mịn, trộn với bột gạo và đường kính (nấu thành sirô), làm thành viên bằng hạt lạc. Ngày uống 1 lần trước khi đi ngủ, mỗi lần 15-20 viên. Dùng trong 10-15 ngày.

Chữa rong huyết: Mần tưới 20g, ké hoa vàng, chỉ thiên, mã đề mỗi loại 15g, sắc với 3 bát nước còn 1 bát,  chia uống 2 lần/ngày. Dùng  trong 5 ngày.

 Phụ nữ sau sinh bị kém ăn, mệt mỏi, mất ngủ: Mần tưới 20g, mạch môn 20g, ngải cứu 10g, nhân trần 6g, rẻ quạt 4g, vỏ quả bưởi đào khô 4g, sắc uống ngày 1 thang. Dùng trong 10 ngày liền.

Giảm sưng đau do mụn nhọt (mụn nhọt chưa mưng mủ): Lá mần tưới tươi 50g, rửa sạch, giã nát đắp nơi có mụn nhọt. Ngày đắp 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần 10-15 phút. Bài thuốc này giúp giảm sưng, đau do mụn nhọt nhanh chóng.

Giúp sạch gàu: Mần tưới tươi 25g, bồ kết (3-5 quả) đốt cháy, lá bưởi 20g đun lấy nước gội đầu. Mỗi tuần nên gội 2 lần.

Xua đuổi muỗi: Lá mần tưới tươi 20g, rửa sạch, giã nát cho vào túi vải xát trực tiếp và tay, chân có hiệu quả tốt trong vòng 2-3 tiếng.

Lưu ý:

Cây Mần tưới trắng (Eupatorium staechadosmum Hance.) dùng để giải cảm, chữa kinh nguyệt không đều. Cây Mần tưới tía (Ba dót, Bả dột) (Eupatorium ayapana Vent.) dùng trong dân gian chữa cao huyết áp.

Mua bán dược liệu:

Giá bán tham khảo: Đang cập nhật.

Nguồn:
Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version