Cây phục linh là gì và công dụng của phục linh chữa bệnh gì: suy nhược, mệt mỏi, mất ngủ,… Cách dùng cây phục linh tốt nhất như thế nào? Tác dụng phục linh đem lại có hiệu quả cao không? Hình ảnh cây phục linh ra sao? Giá bán phục linh trên thị trường như thế nào?
Phục linh là gì?
Phục linh là gì? Phục linh là một vị thuốc quý góp mặt trong rất nhiều bài thuốc cổ truyền. Phục linh chuyên dùng để chữa các chứng suy nhược, mệt mỏi, phù thũng, kém ăn, mất ngủ, lo sợ,… Dưới đây là một vài giới thiệu chung về phục linh:
- Phục linh hay còn gọi là bạch linh.
- Có tên khoa học Poria cocos Wolf.
- Họ nấm lỗ Polyporaceae.
- Phục linh là loại nấm có thể quả lớn.
- Kí sinh hoặc hoại sinh trên rễ cây thông.
Bạch phục linh chính là thể quả của nấm có hình dạng không đều nhau. Đường kính phục linh có thể đạt từ 10-30cm. Loại phục linh trồng có thể thu hoạch sau 2 năm, loại tốt nhất phải từ 3-4 năm tuổi. Thành phần hoạt chất chính có trong phục linh là Beta-pachyman-một polysacharid, hợp chất Triterpene, Ergosterol, Cholin, Histidine,… Phục linh được chia thành 4 loại chính: phục linh bì, xích phục linh, bạch phục linh, phục thần.
Tác dụng của phục linh
Tác dụng của phục linh là gì không phải ai cũng biết. Các nghiên cứu trên động vật thực nghiệm đã chỉ ra phục linh có nhiều tác dụng dược lý quan trọng. dưới đây là một vào công dụng của phục linh:
- Tác dụng lợi tiểu.
- Tác dụng kháng khuẩn.
- Tác dụng chống nôn.
- Thử lâm sàng chữa ung thư.
Phục linh được dùng để chữa bệnh trong nhiều trường hợp. Mỗi bộ phận của bạch linh đều có tác dụng rất riêng biệt:
- Xích phục linh có tác dụng hành thủy, lợi thấp nhiệt.
- Phục linh bì tác dụng thiên về lợi tiểu, chống phù.
- Bạch phục linh ngoài lợi thủy trừ thấp còn chữa chứng táo bón.
Công dụng của phục linh trong chữa bệnh là không thể phủ nhận. Phục linh có vị ngọt nhạt, tính bình, tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, kiện tỳ, định tâm, an thần. Theo tài liệu Trung Quốc, phục linh còn có tác dụng giúp tăng miễn dịch, chống loét dạ dày, hạ đường huyết,…
Thổ Phục Linh và 21 công dụng chữa bệnh tuyệt vời ít người hay biết
Xem thêm:
Cách dùng phục linh
Cách dùng phục linh như thế nào để đem lại hiệu quả tốt nhất? Phục linh hiện phải nhập của Trung Quốc. Loại tốt nhất mọc ở Vân Nam gọi là Vân Linh. Phục linh ở Quảng Đông có thể không tốt bằng ở Vân Nam. Mới phát hiện thấy có phục linh ở vùng Đà Lạt (Lâm Đồng) ở nước ta (năm 1977). Dưới đây là một vài cách sử dụng phục linh chữa bệnh:
Chữa suy nhược cơ thể kèm theo tiêu chảy kéo dài do tỳ hư:
- Bạch linh, bạch truật, đảng sâm mỗi vị 10g.
- Cảm thảo chích 3g.
- Trần bì 5g.
- Bán hạ (chế với gừng) 5g.
- Mộc hương, sa nhân đều 4g.
- Tất cả tán bột mịn trộn với nước gừng.
- Làm thành viên bằng hạt đậu xanh.
- Mỗi lần uống từ 4-8g tùy theo tuổi.
Chữa cơ thể suy nhược, mệt mỏi, gầy yếu:
- Bạch linh, nhân sâm, bạch truật đều 16g.
- Cam thảo 8g.
- Sắc kĩ chia làm 2-3 lần uống trong ngày.
Dùng bồi bổ, tăng cường sức khỏe, điều trị ung thư:
- Cách ngậm:
- Lấy củ tươi, cắt 1 miếng mỏng cho người bệnh ngậm.
- Ngậm đến khi nào nấm tan hết.
- Ngày dùng 2-3 lần.
- Bảo quản củ tươi trong ngăn mát tủ lạnh.
- Khi nào dùng mới lấy dao cắt 1 miếng mỏng để dùng dần.
- Cách sắc uống:
- Mỗi ngày cắt lấy 1 miếng nhỏ như hạt lạc.
- Hãm với nước sôi uống hàng ngày.
- Nếu dùng cho nhiều người thì tăng tỷ lệ cho thích hợp.
- Cách ngâm rượu:
- Ngâm củ tươi sẽ rất tốt.
- củ tươi ta đem cắt thành những miếng hình hộp.
- kích thước khoảng 2cm/miếng.
- Đem ngâm với rượu gạo 40 độ.
- Ngâm trong thời gian 3 tháng là dùng được.
- Tỷ lệ ngâm: 1kg củ tươi ngâm với 5 lít rượu.
Phương pháp sử dụng phục linh rất dễ thực hiện. Cũng bởi tác dụng kiện tỳ, kích thích tiêu hóa, phục linh được dùng cho bệnh nhân táo bón. Không chỉ vậy, có thể chữa được bệnh trĩ, giảm chướng bụng, đầy hơi. Từ đó, tăng cảm giác ngon miệng, đem lại hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Tên gọi | Phục linh, bạch linh,… |
Tên khác | Poria cocos Wolf. |
Họ | Nấm lỗ Polyporaceae. |
Tác dụng | Lợi tiểu, kháng khuẩn, chống nôn,… |
Cách dùng | Ngậm, sắc nước, ngâm rượu,… |
Liều lượng | Tùy thuộc vào mục đích sử dụng. |
Giá bán | 1.500.000-2.000.000 đồng/kg |
Hình ảnh phục linh
Hình ảnh phục linh ra sao không phải ai cũng biết. Thu hoạch phục linh từ tháng 7 đến tháng 9. Sau đó, loại bỏ đất cát, chất đống cho ra mồ hôi rồi rải ra chỗ thoáng gió cho se bề mặt. Tiếp tục chất đống, ủ vài lần cho đến khi khô nước, xuất hiện nhăn nheo bề mặt. Hoặc phục linh tươi thái miếng và phơi âm can nơi thoáng gió. Tùy theo các phần thái và màu sắc của phục linh mà có tên gọi khác nhau. Các tên gọi như: bạch phục linh, phục linh bì, xích phục linh, phục linh khối, phục linh phiến.
Thể quả nấm phục linh khô:
- Hình cầu, hình thoi, hình cầu dẹt hoặc hình khối.
- Kích thước không đều, lớn, nhỏ không đồng nhất.
- Mặt ngoài màu nâu đến nâu đen.
- Có nhiều vết nhăn rõ và lồi lõm.
- Thể nặng, rắn chắc.
- Mặt bẻ sần sùi và có vết nứt.
- Lớp viền ngoài nâu nhạt, phần trong trắng, số ít có màu hồng nhạt.
- Có loại bên trong còn mấy đoạn rễ thông (phục thần).
Ảnh bạch linh đã được mô tả ở trên. Nấm phục linh không mùi, vị nhạt, cắn dính răng. Một số rừng thông ở vùng khí hậu mát của nước ta cũng có loại nấm này. Tuy nhiên, chưa được nuôi trồng và khai thác. Chính vì thế, vị thuốc chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Giá phục linh
Giá phục linh trên thị trường ra sao? Đây cũng là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Phục linh là thảo dược đang ngày càng nhiều người quan tâm. Vậy giá phục linh trên thị trường là bao nhiêu 1kg? Dưới đây là giá bán phục linh mà người dùng có thể tham khảo:
- Nấm phục linh thiên loại nhỏ hơn 2kg: 1.500.000 đồng/kg
- Nấm phục linh thiên lớn hơn 2kg nhỏ hơn 10kg: 2.000.000 đồng/kg
Giá bán bạch linh ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy theo thời điểm mua phục linh mà mức giá này sẽ thay đổi.
Xem thêm: https://www.nguoiduatin.vn/phuc-linh-vi-thuoc-quy-giup-kien-ty-loi-thuy-a374632.html
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang