Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Cây ráy có tác dụng gì?-Chú ý khi sử dụng cây ráy

Cây ráy làm thuốc chữa mụn nhọt, nhọt, ghẻ, sưng bàn tay, bàn chân. Dùng chữa sốt rét, thũng độc, ngứa lở mà lông rụng hết…

Tên khoa học: Alocasia odora.

Nhân dân thường dùng củ ráy để xát vào nơi bị lá han gây ngứa tấy, còn dùng làm thuốc chữa mụn nhọt, nhọt, ghẻ, sưng bàn tay, bàn chân, gout.

Tại Quảng Tây Trung Quốc nhân dân còn dùng chữa sốt rét, thũng độc, ngứa lở mà lông rụng hết (phong đại).

Cây ráy

Thành phần hoá học

Chưa có nghiên cứu chi tiết, cây có tinh bột, flavonoid và chất gây ngứa.

Flavonoid chiết từ củ ráy sơ bộ thấy có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, khử gốc tự do. Thử nghiệm lâm sàng flavonoid chiết từ củ ráy trên tổn thương của bệnh phong đã được kết quả bước đầu.

Theo đông y:

Tài liệu cổ coi củ ráy có vị nhạt, tính hàn, có đại độc (độc nhiều) ăn vào gây ngứa trong miệng và cổ họng.

Bộ phận làm thuốc: Củ. Người ta thường đào cả củ ở những cây 2 hay 3 năm trở lên. Đào về rửa sạch đất cát, căt bỏ rễ con, cạo bỏ vỏ ngoài, phơi khô hay dùng tươi. Khi chế biến thường bị ngứa tay cần chú ý.

Củ ráy

Các bài thuốc từ củ ráy:

  • Cao dán mụn nhọt: Một củ ráy tươi nặng chừng 80-100g, nghệ một củ chừng 60g. Củ ráy gọt sạch vỏ, giã nát nhừ cùng với nghệ, sau cho dầu vừng vào nấu nhừ, thêm dầu thông và sáp ong vào, khuấy cho tan, để nguội, phết lên giấy gián vào nơi mụn nhọt, nếu mới mọc thường tan, đã mọc rồi có tác dụng hút mủ.
  • Chữa thống phong (gout): Củ ráy sao vàng 50g, Chuối hột quả chín thái mỏng sao vàng 30g, sắc uống liên tục.
  • Mẩn ngứa mạn tính: Củ ráy gọt sạch vỏ, xắt mỏng nấu với muối đem xông hoặc rửa (không được pha nước lạnh hoặc củ ráy cao từ 1 m trở lên thái lát phơi khô tán bột. Mỗi khi cần, nấu với nước cho sôi 1 tiếng trở lên để có dạng hơi đặc, bôi lên chỗ ngứa rất công hiệu.
  • Nấm kẽ chân. Lá ráy 50g, Lá trầu không 8g, cho nước đủ ngập, đun sôi để nguội, ngâm chân.
  • Ong đốt: Cắt lát Củ ráy đắp lên chỗ bị ong đốt.
  • Rắn cắn. Tuỳ theo độ tuổi dùng 10 – 20g Củ ráy giã nát, nửa đắp lên chỗ bị cắn, nửa quấy nước cho uống. Nên uống đến khi thấy ngứa chứng tỏ nọc độc đã hết.
  • Sốt rét cơn. Củ ráy gọt vỏ, thái mỏng 3 mm , ngâm nước vo gạo 1 ngày đêm, rửa sạch hong khô, tẩm nước muối và Gừng 1 ngày đêm, sấy khô. Khi gần lên cơn, sắc uống.
  • Sốt không ra mồ hôi. Củ ráy xắt mỏng, sao vàng hạ thổ, sắc kỹ cho uống nóng. Bên ngoài, dùng xoa xát khắp người.
  • Chữa ghẻ: Giã Củ ráy tươi xoa xát vào chỗ ghẻ.
  • Sưng đau tay chân: Củ ráy giã nát nhuyễn, xào với giấm bó vào chỗ sưng.
  • Gãy xương. Bột Củ ráy khô bó lại.
  • Cầm máu: Bột Củ ráy khô rắc vào chỗ chảy máu.
  • Phong đờm tắc nghẹt cổ. Củ ráy 4 – 8g thái mỏng ngâm nước vo gạo sao vàng hạ thổ sắc đặc uống.
  • Chống ngứa: Nếu đụng phải lá Han thì dùng Ráy chữa ngứa mới hết. Nếu ăn, uống Ráy bị ngứa thì giải ngứa bằng Gừng tươi với Cam thảo.

Lưu ý:

Toàn thân cây ráy đều có chất gây ngứa, không được ăn.

Cây ráy khá giống cây dọc mùng dùng làm rau thường ngày, cẩn thận tránh nhầm lẫn.

Mua bán dược liệu:

Giá bán tham khảo: Đang cập nhật.

Địa chỉ tham khảo: Tại một số vùng nông thôn cây ráy còn mọc hoang, khá dễ kiếm.

Nguồn:
Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version