Giỏ hàng

Thuyền thoái

Thuyền Thoái – Xác Ve

(Periostracum Cicadae)
Tên khác:
Thuyền xác, Phục xác, Cát xác (Biệt Lục), Thuyền giáp (Thiên Kim Dực phương), Châu liệu thoái bì (Bản Thảo Thập Di), Thuyền thoái xác (Thánh Huệ Phương), Thuyền thối (Nhãn Khoa Long Mộc Luận), Thuyền y (Lâm Chứng Chỉ nam Y Án), Ma nhi mã bì (Trung Dược Chí), Tiên nhân y (Hồ Bắc Trung Dược Chí), Thiền thoái, Thiền xác, Thiền thuế, Thiền thối.
Tên khoa học: Periostracum Cicadae. Thuộc Họ Ve sầu (Cicadeae).
Mô tả Dược liệu:
Thuyền thoái là con ve sầu, một loại sâu bọ có vỏ cứng, có đốt. Con đực giao cấu xong thì chết, con cái đẻ trứng ở dưới vỏ cây hoặc khe đá. Khi mới nở, chưa có cánh, sống ở dưới đất, sau khi lột xác, có cánh và sống ở trên cây. Xác ve khô xác và trong suốt, mầu nâu vàng, sáng bóng, có hình hài như một con ve sầu.
Phân bố: Ve sầu có nhiều ở các vùng rừng núi, các thành phố. Ở những nơi có cây to.

Bộ phận dùng: Xác ve khô.

Thu nhặt, sơ chế:

Thu xác ve vào mùa hè, trên cây to hoặc trên mặt đất.Có những nơi sau trận mưa to mùa hè, xác ve trên cây bị gió mưa làm rơi xuống, nước cuốn trôi theo dòng suối bị các cành lá cây giữ. Lấy rổ vớt hoặc nhặt lấy. Rửa sạch rác, tạp chất, phơi khô. Mỗi kilôgam có khoảng 6.000 – 7.000 xác ve.

Bào chế:

– Theo Trung Y: Rửa nước sôi cho sạch bùn đất, bỏ cánh và chân, cho nước tương vào nấu qua, phơi khô dùng (Bản Thảo Cương Mục).

– Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch (không ngâm nước lâu ngày vì bị nát) cho sạch đất, phơi khô. Thấy còn đất rửa lại, bỏ đầu, cánh, chân tuỳ theo yêu cầu của lương y. Làm hoàn tán thì nhất thiết bỏ chân và răng.

Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh ẩm, không để vật nặng lên để tránh vụn nát.

Tính vị: Vị ngọt và tính hàn.

Quy kinh: Can và Phế.

Tác dụng của Thuyền thoái: 

Phát tán phong nhiệt, giải biểu nhiệt, giải kinh, tuyên phế, thấu đậu chẩn, phong chẩn, phá thương phong,  tiêu  viêm,  tiêu phù thũng.

Chủ trị: Trị bệnh ngoài da, mụn nhọt, lở ghẻ, rôm sẩy, nhức đầu, chóng mặt do phong nhiệt, trẻ nhỏ sốt nóng co giật, mắt có màng mộng

Liều dùng: 3-10g.

Bài thuốc có Thuyền thoái:

– Trị cảm mạo phong nhiệt, ho, nhiều đờm, mất tiếng: Thuyền thoái 3g, ngưu bàng tử 10g, cam thảo 3g, cát cánh 5g, dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang.

– Trị sốt cao co giật ở trẻ em: Đối với trẻ em bị sốt cao, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, như viêm amidan, viêm họng, cảm mạo phong nhiệt… đôi khi dẫn đến co giật, có thể dùng thuyền thoái (vi sao) 3g, câu đằng 6g. Cả hai vị thuốc đem tán thành bột mịn. Với trẻ sơ sinh hoặc còn đang bú thì làm theo cách, đem bột trên quấy đều rồi trấp lên mặt nồi cơm sôi đã cạn, hấp cho chín. Sau đó gạn lấy dịch cho uống nhiều lần trong ngày, có thể thêm chút đường phèn hoặc mật ong cho dễ uống, đối với trẻ lớn hơn thì đem bột trên hãm với nước sôi hoặc sắc nhỏ lửa rồi gạn lấy dịch thuốc cho uống, ngày 2 – 3 lần. Có thể thêm đường hoặc mật ong cho dễ uống.

– Trấn kinh an thần: thuyền thoái có thể dùng đối với trẻ em sốt cao, co giật, uốn ván… phối hợp với một số vị trấn kinh an thần, như thuyền thoái 6g, toàn yết 3g, thiên nam tinh 8g, cam thảo 4g, uống dưới dạng thuốc bột, ngày một thang.

– Chữa ho, đôi khi khó thở, thở gấp, hoặc ho nhiều dẫn đến khàn tiếng, mất tiếng, có thể dùng thuyền thoái và nghệ vàng, đồng lượng, dưới dạng bột mịn. Tùy theo tuổi, với trẻ em, ngày uống 3 – 4 lần, mỗi lần 4 – 6g, người lớn 8 – 12g một lần; có thể thêm mật ong hoặc đường phèn cho dễ uống.

– Chữa chứng đau đầu, chóng mặt, ù tai: Thuyền thoái bỏ chân, bỏ cánh, sao vàng, tán bột, uống ngày 4 – 6g với nước ấm hoặc rượu trắng.

 Kiêng kỵ: Hư chứng, không thuộc phong nhiệt không dùng, phụ nữ có thai cũng không nên dùng.

Nguồn:

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button