Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Thanh táo với tác dụng của cây thanh táo và cách dùng chữa bệnh là gì?

Thanh táo là gì? Tác dụng của cây thanh táo chữa bệnh gì: Trị phong thấp, ho sốt, mồ hôi trộm,… Cách dùng cây thanh táo tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của thanh táo. Cách sử dụng cây thanh táo chữa bệnh hiệu quả, bảo quản. Giá thanh táo bao nhiêu tiền, mua ở đâu. Hình ảnh cây thanh táo.

Tác dụng của cây thanh táo là gì và cách dùng cây thanh táo đúng cách

Tác dụng của cây thanh táo là gì và cách dùng cây thanh táo đúng cách

Cây thanh táo là gì?

Cây thanh táo thuộc họ Ô rô – Acanthaceae, có tên khoa học là Justicia gendarussa L. f. Trong dân gian, cây còn được gọi với một số tên khác như tần cửu, thuốc trặc,…

Cây thanh táo mọc nhiều ở Trung Quốc (Quảng Đông, Đông Bắc, Đài Loan), Triều Tiên, Ấn Độ, Indonesia. Tại Việt Nam, chúng được trồng ở khắp các tỉnh thành trên cả nước, dùng làm hàng rào và thuốc chữa bệnh.

Đặc điểm cây thanh táo

  • Thanh táo là cây bụi thân gỗ, sống lâu năm, cao chừng 1 – 1,5m.
  • Thân cành non có màu xanh lục hoặc tím sẫm, nhẵn nhụi.
  • Lá mọc đối xứng, mang cuống ngắn, phiến hình mác thuôn gọn, trơn nhẵn, dài từ 4 – 14cm, rộng khoảng 1 – 2cm. Mặt lá có các đường gân xanh hoặc tím và những đốm vàng, nâu đen do nấm Puccinia thwaitesii ăn hại.
  • Hoa mọc ở ngọn hoặc nách lá, màu trắng hoặc hơi điểm hồng, có các đốm tía.
  • Quả nang dài khoảng 12mm, chứa 4 hạt bên trong. Cây thường ra quả vào mùa hè.

Đặc điểm cây thanh táo và thành phần dược chất của cây thanh táo

Thành phần dược chất của cây thanh táo

Theo Đông y, cây tần cửu có vị cay, tính ấm, chứa một số thành phần dược chất tốt cho sức khỏe như:

  • 0,001% tinh dầu giúp giảm đau nhức xương khớp, đào thải độc tố ra bên ngoài.
  • Hàm lượng cao chất justixin (một loại alkaloid).
  • Thành phần patentiflorin A có tác dụng kháng lại virus HIV, sốt rét, lao và ung thư.

Thanh táo 

Tác dụng của cây thanh táo

Từ xa xưa, các bài thuốc từ cây tần cửu đã được lưu truyền rộng rãi trong dân gian và mang lại tác dụng tích cực. Tất cả các bộ phận của cây đều có khả năng ngăn ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.

  • Rễ cây vị hơi chua cay, tính bình, có tác dụng trấn thống, hoạt huyết, lợi tiểu, tán phong thấp. Ngoài ra, chúng còn được dùng để chữa vàng da, trị viêm thấp khớp hoặc giải rượu.
  • Vỏ rễ và thân dùng để sắc nước uống hay ngâm rượu, giúp chữa bệnh tiêu thấp.
  • Lá cây có khả năng sát trùng, thường được dùng để trị sái chân, phong thấp viêm xương khớp.
  • Rễ và cành lá đắp vào các vết thương, chỗ sưng tấy có tác dụng chống viêm, giảm đau.

Một số tác dụng khác của cây tần cửu:

  • Chữa lở loét, vết thương bị nhiễm độc, chảy máu không dứt.
  • Cải thiện tình trạng choáng váng, chóng mặt, mệt mỏi.
  • Chữa ho, sốt, đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ.
  • Chữa sa đì (bệnh thoát vị bẹn).

Tác dụng của cây thanh táo chữa bệnh rất hiệu quả

Cách dùng cây thanh táo

Tùy từng mục đích chữa bệnh, người dùng có thể sử dụng cây tần cửu theo cách thức và liều lượng khác nhau để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cách dùng cây thanh táo chữa bong gân, sai khớp

Nguyên liệu:

  • 20g tần cửu
  • 50g lá diễn tươi
  • 20g cốt toái bổ, mần tưới, xuyên tiêu

Cách sử dụng:

Sắc nước uống hàng ngày thay cho nước lọc, dùng khi còn ấm, mỗi ngày 1 thang. Sử dụng đều đặn khoảng 1 tuần bệnh tình sẽ thuyên giảm.

Ngoài uống thuốc, người bệnh cũng có thể giã lá thanh táo, ngải cứu và lá diễn, đắp lên vết thương 2 lần/ngày. Kết hợp cả 2 cách sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng hơn.

Cách dùng cây thanh táo chữa ho, sốt, đổ mồ hôi trộm

Nguyên liệu:

  • Rễ cây tần cửu, miết giáp, sài hồ, địa cốt bì mỗi vị thuốc 10g.
  • Đương quy, tri mẫu mỗi thảo dược 5g.
  • Thanh tao, ô mai 4g.

Cách dùng: Sắc các nguyên liệu đã chuẩn bị với 600ml nước, đun đến khi còn khoảng 200ml thì tắt bếp. Người bệnh sử dụng hàng ngày, chia làm 3 lần uống, dùng liên tục từ 3 – 5 ngày.

Bài thuốc này đã được ghi chép trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, rất tốt cho trẻ hay bị đổ mồ hôi trộm.

Cách dùng cây thanh táo chữa bệnh viêm tinh hoàn

Cuốn “Nam dược thần hiệu” đã giới thiệu một bài thuốc chữa sa đì từ cây tần cửu. Người bệnh chuẩn bị rễ thanh táo, bấn trắng, vậy đỏ mỗi loại 1 nắm (từ 20 – 30g), sắc nước uống trong ngày.

Cách dùng cây thanh táo chữa choáng váng, mắt mờ cho sản phụ

Phụ nữ mang thai bị thiếu máu dẫn đến chóng mặt, mệt mỏi có thể sử dụng cây tần cửu để cải thiện tình trạng bệnh. Người dùng sắc thuốc gồm tần cửu, mần tưới, cỏ mần trầu để uống hàng ngày. Chỉ cần sử dụng thường xuyên, tình trạng choáng váng, mờ mắt sẽ được cải thiện đáng kể.

Cách dùng cây thanh táo chữa phong thấp, tê bì chân tay

Nguyên liệu:

  • Rễ tần cửu, dây chiều, rễ gai tầm xoọng, hoàng lực mỗi vị thuốc 20g
  • Thanh niên kiện, cốt khí củ 10g/1 thảo dược

Cách sử dụng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc này đã được chứng minh có tác dụng cải thiện chứng tê mỏi chân tay rất hiệu quả.

Cách dùng cây thanh táo chữa viêm nhiễm, lở loét

Các trường hợp bị thương, nhiễm độc, chảy máu không dứt có thể sử dụng lá tần cửu để chữa bệnh.

Lá thanh táo và mỏ quạ ngâm trong nước muối, rửa sạch, giã nhỏ rồi đắp lên vết thương. Hỗn hợp này có tác dụng làm giảm đau và chống nhiễm trùng rất tốt.

Bên cạnh việc bôi thuốc, người bệnh có thể uống thêm nước sắc để bệnh nhanh khỏi. Đun tần cửu, bạch chỉ nam, bồ công anh, kim ngân hoa với 500ml nước, đến khi còn khoảng 200ml thì dùng được. Sử dụng liên tục trong 1 tuần sẽ mang lại kết quả khả quan.

Cách dùng cây thanh táo chữa trị các vết thương

Những người bị ngã gãy xương hay chấn thương cũng có thể sử dụng cây tần cửu để vết thương mau lành.

  • Tần cửu tươi chuẩn bị 30 – 50g (loại khô thì cần khoảng 10 – 15g) sắc nước uống trong ngày.
  • Thanh táo tươi giã nát, hoặc tần cửu khô nghiền nhỏ thành bột mịn, trộn với rượu và giấm, đắp lên vết thương.

Các bài thuốc này có tác dụng giảm đau nhức, tránh viêm nhiễm ở miệng vết thương và giúp xương mau lành.

Cách dùng cây thanh táo hỗ trợ cai nghiện ma túy

Tác giả N. Radin Supakhan (Y học cổ truyền Malaysia) cho rằng cây thanh táo có khả năng hỗ trợ cai nghiện hiệu quả.

Nguyên liệu: Tần cửu, muồng trâu, cây xấu hổ, trầm hương, ô rô biển.

Cách dùng: Sắc nước, mỗi lần uống 1 muỗng canh. Người dùng trong ngày đầu tiên uống từ 10 – 15 lần, các ngày sau sử dụng ít nhất 5 lần, dùng trong khoảng 1 tuần. Sau đó, bệnh nhân có thể uống 2 lần/ngày sau ăn trưa và tối.

Bài thuốc này có tác dụng hỗ trợ người cai nghiện cắt cơn, không còn cảm giác thèm thuốc.

Xem thêm: Triển vọng thuốc kháng HIV từ cây thanh táo

Hình ảnh cây thanh táo

Dưới đây là một số hình ảnh của cây tần cửu để các bạn tham khảo và nhận biết.

Hình ảnh cây thanh táo trong tự nhiên

Hình ảnh hoa thanh táo

Lá cây thanh táo

Cây thanh táo được trồng nhiều ở nước ta để làm cảnh hoặc thuốc chữa bệnh

Lưu ý khi sử dụng cây thanh táo

Cây tần cửu chứa nhiều dược chất có lợi cho sức khỏe, giúp điều trị nhiều loại bệnh. Tuy nhiên thành phần của cây chứa một lượng độc nhẹ nên người dùng cần lưu ý khi sử dụng. Các bệnh nhân tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng các bài thuốc để chữa bệnh hiệu quả và tránh bị nhiễm độc.

Giá cây thanh táo trên thị trường

Trên thị trường, vị thuốc tần cửu được bày bán nhiều ở các đại lý, nhà thuốc Đông y. Tuy nhiên, có nhiều kẻ xấu \lợi dụng chà trộn bán hàng giả, kém chất lượng để kiếm lời. Người dùng cần lựa chọn các cơ sở uy tín, có giấy phép hoạt động để mua được sản phẩm tốt nhất.

Hiện nay, 1kg tần cửu khô có giá khoảng 200.000 – 250.000 đồng. Tuy nhiên, tùy từng thời điểm, giá của chúng có thể tăng hoặc giảm đôi chút.

Trên đây là các thông tin cơ bản về cây thanh táo. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu thêm về tác dụng và cách dùng của vị thuốc này.

Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version