Cây thóc lép là cây gì? Tác dụng của cây thóc lép chữa bệnh gì: rắn cắn, phù thũng, bảo vệ tim mạch, lợi tiểu…. Cách dùng cây thóc lép tốt, tránh tác dụng phụ tác hại. Cách sử dụng cây thóc lép chế biến ngâm nấu uống, bảo quản. Giá cây thóc lép bao nhiêu tiền 1kg. Hình ảnh thóc lép và đặc điểm nhận biết cây thóc lép.
Cây thóc lép là gì?
Cây thóc lép là gì?
Cây thóc lép là một vị thuốc nam nổi tiẻng từ xưa đến nay. Loài cây này còn có nhiều tên gọi khác, và cây cỏ cháy là một trong số đó. Đây là một loại cây mọc tự nhiên ở các tỉnh miền núi nước ta, ở cả phía Bắc cũng như phía Nam. Loại cây này mọc tự nhiên nên dễ tìm kiếm và thu hái.
Đặc điểm nhận biết cây thóc lép
Cây thóc lép thuộc dạng cây bụi, có chiều cao khoảng 1m. Loại cây này có cành cây dài và mảnh. Lá cỏ cháy có mặt trên trơn nhẵn và mặt dưới nhiều lông, đầu nhọn. Bên cạnh đó, thân cây có lông mảnh và nhỏ. Hoa thóc lép thường mọc trên ngọn và dài, có nhiều hoa nhỏ trên một cành hoa. Hoa thóc lép thường có màu tím nhạt và mọc đối xứng nhau.
Đúng như tên gọi, quả thóc lép có hình dạng giống một hạt thóc lép. Loại quả này có móc câu, vì thế sẽ rất dễ dính vào quần áo khi đi qua. Loài cây này thường ra hoa tầm tháng 2 và ra quả tầm tháng 5. Trong cây cỏ cháy, rễ là bộ phận được thu hái để làm thuốc, người ta sẽ sử dụng cả rễ tươi và rễ khô.
Rễ thóc lép tươi
Thóc lép mọc tự nhiên ở các tỉnh miền núi, vì thế loại dược liệu này rất dễ thu hái. Người ta sẽ thu hoạch rễ thóc lép quanh năm. Khi thu hoạch sẽ đào toàn bộ, bao gồm cả gốc. Sau đó rũ sạch đất và mang về rửa sạch để sử dụng.
Rễ thóc lép khô
Rễ thóc lép sau khi được đào về sẽ được thái đoạn, rửa sạch và phơi khô. Hiện nay chủ yếu người ta sử dụng loại rễ khô. Vì loại rễ này có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và dễ bảo quản, thời gian sử dụng được lâu dài.
Tác dụng của cây thóc lép
Tác dụng theo đông y
Theo y học cổ truyền, cây thóc lép có vị chát, tính vị. Loại dược liệu này chứa nhiều chất bổ dưỡng có tác dụng tốt cho cơ thể. Cây cỏ cháy có tác dụng chỉ huyết, thanh nhiệt và làm tan các vết máu bầm hoặc các mạch máu trong cơ thể lưu thông không bình thường. Chính vì vậy, cây cỏ cháy thường được dùng để rửa và điều trị các vết thương do rắn cắn, phù thũng.
Ngoài ra, loại dược liệu này còn có tác dụng cầm máu, giảm đau, sát khuẩn, tiêu viêm. Riêng rễ cây còn được dùng trong các bệnh như ho, tiêu thực, hay bổ hư.
Tác dụng theo y học hiện đại
- Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong cây thóc lép có chứa nhiều chất quý, có tác dụng tốt như gangetin hay các flavonoid. Hai hoạt chất này có tác dụng ngăn ngừa ung thư, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời còn giúp chống dị ứng, giảm đau, tiêu viêm.
- Một nghiên cứu trên thỏ cho thấy, dịch ngâm từ thóc lép giúp lợi tiểu trên thỏ.
- Các hạt thóc lép chứa tinh dầu.
- Thóc lép giúp cải thiện trí nhớ, bảo vệ tim mạch.
Cách dùng cây thóc lép
Cách dùng cây thóc lép trị rắn cắn
Để trị rắn cắn bằng cây cỏ cháy, bạn cần chuẩn bị rễ cỏ cháy tươi, sau đó nhai nát và đắp lên vết rắn cắn. Đắp rễ cỏ cháy sẽ giúp giảm đau và trị độc.
Cách dùng thóc lép bảo vệ tim mạch, tăng cường trí nhớ
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị thóc lép khô (cả cây), sao đó sắc lấy nước uống trong ngày.
Cách nấu cây thóc lép chữa phù nề
Để trị phù nề với cây cỏ cháy, bạn cần chuẩn bị rễ cây cỏ cháy khô, râu ngô và cây cối xanh, mỗi loại 10g. Sau đó sắc lấy nước uống trong ngày.
Tham khảo thêm: Câu chuyện về cây thóc lép – Báo Vienamnet
Cách chế biến cây thóc lép
Để trị bệnh bằng cây cỏ cháy, bạn có thể sử dụng cả cây tươi hoặc cây khô. Đối với cây tươi, cần rửa sạch bùn đất và bụi bẩn. Sau đó tùy thuộc vào từng loại bệnh mà có cách sắc nước hay sử dụng cho phù hợp. Cây cỏ cháy khô thì cần được rửa sạch trước khi phơi khô, sau đó cất ở nơi khô ráo thoáng mát để bảo quản.
Cách hiệu quả nhất để chế biến cây thóc lép đó là đun nước uống. Uống nước sắc từ loại cây này có rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể, giúp nâng cao sức đề kháng. Đồng thời, cách thực hiện cũng đơn giản và nhanh chóng.
Tuy nhiên, khi sử dụng thóc lép trị bệnh cần lưu ý, loại dược liệu này có chứa các chất làm giảm kích thước tinh hoàn và giảm sinh lý ở nam giới. Vì thế, để tránh tác dụng phụ, tác hại của loại cây này, nam giới không nên sử dụng quá nhiều và trong một thời gian quá dài.
Xem thêm:
Cây thóc lép ngâm rượu
Cây cỏ cháy ngâm rượu đã rất phổ biến từ trước đến nay. Rượu ngâm từ cây cỏ cháy có tác dụng tuyệt vời trong giảm đau nhức xương khớp. Cách ngâm rất đơn giản. Bạn cần chuẩn bị 60 – 80g rễ cây cỏ cháy thái thành các khúc nhỏ, sau đó phơi khô. Sau đó ngâm với khoảng 5 lít rượu trắng. Sau khi ngâm rượu khoảng 1 tháng là rượu có thể uống. Tuy nhiên, để đem lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên uống điều độ và có liều lượng. Mỗi lần chỉ nên uống một chén nhỏ tầm 30ml.
Hình ảnh cây thóc lép
Giá cây thóc lép trên thị trường
Cây cỏ cháy có nhiều tác dụng với sức khỏe, vì thế loại cây này đang được nhiều người tìm mua. Tùy vào cơ sở, chất lượng và bộ phận của cây bạn muốn mua mà sẽ có mức giá khác nhau. Bạn nên tìm kiếm cho mình cơ sở uy tín, chất lượng và đảm bảo để mua loại dược liệu này. Đôi khi, giá cây bánh mì quá rẻ đa phần là chất lượng kém. Chất lượng luôn đi cùng giá cả. Vì thế hãy tỉnh táo và là người tiêu dùng thông minh. Hãy mua ở những cơ sở chất lượng và chính hãng.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang