Cây tỳ bà diệp là gì và công dụng tỳ bà diệp chữa bệnh: tức ngực, ho suyễn do nhiệt,… Cách dùng tỳ bà diệp tốt nhất như thế nào? Tác dụng tỳ bà diệp đem lại có hiệu quả cao không? Hình ảnh tỳ bà diệp ra sao? Giá bán tỳ bà diệp trên thị trường như thế nào?
Tỳ bà diệp là gì?
Tỳ bà diệp là gì? Tên thường dùng: tỳ bà, ba diệp, nhót tây, phì phà (Cao Bằng), nhót Nhật Bản. Cây trồng và mọc hoang nhiều nơi ở Việt Nam, nhiều nhất ở vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội. Nguồn gốc của cây ở Trung Quốc, Nhật Bản. Dưới đây là một số đặc điểm cơ bản của cây tỳ bà diệp:
- Tên thuốc: Folium Eriobotryae.
- Tên khoa học: Eriobotrya japonica Lindl.
- Họ khoa học: họ Hoa hồng (Rosaceae).
- Trong tỳ bà diệp có chứa Axit Ursolic C20H48O3, Axit Oleanic và Caryophylin.
- Trong hạt có Amydalin và HCN.
Tỳ bà (tỳ bà diệp) là gì đã được lý giải ở trên. Lá tỳ bà diệp được hái vào tháng 4-5. Cần lau sạch lông, thái nhỏ, phơi hay sấy khô để dùng. Nhân hạt tỳ bà gọi là tỳ bà nhân. Thu hái thành phẩm tỳ bà diệp về cần chế biến ngay, nếu không 2-3 hôm bị úa, thối. Bảo quản tỳ bà ở nơi khô ráo, thoáng, tránh làm vụn nát. Khi đã bào chế dược liệu rồi cần đậy kín, không nên để lâu.
Xem thêm: https://dantri.com.vn/tu-van/xuyen-boi-ty-ba-cao-phuong-thuoc-co-truyen-tri-ho-1355109947.htm
Tác dụng tỳ bà diệp
Tác dụng tỳ bà diệp là gì không phải ai cũng biết. Theo Đông y, tỳ bà diệp vị đắng, tính hàn vào kinh phế và vị. Cả năm đều có thể thu hái tỳ bà. Sau khi hái, lúc phơi khô 7, 8 phần, buộc thành bó nhỏ, phơi khô nửa. Dưới đây là một vài tác dụng của tỳ bà diệp:
- Giúp thanh phế hòa vị.
- Công dụng giáng khí hóa đờm.
- Dùng trị tức ngực.
- Điều trị ho suyễn do nhiệt (tẩm mật).
- Chữa bệnh đau dạ dày.
- Chữa cảm nắng, đau đầu, hoa mắt.
- Điều trị buồn nôn và nôn.
Công dụng tỳ bà mang lại cho sức khỏe con người không thể phủ nhận. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng được bài thuốc tỳ bà diệp. Người bị nôn và ho do lạnh không nên dùng tỳ bà diệp.
Tên gọi | Tỳ bà diệp, nhót tây,… |
Tên thuốc | Folium Eriobotryae. |
Họ | Hoa hồng (Rosaceae). |
Tác dụng | Hóa đờm, trị tức ngực,… |
Cách dùng | Sắc nước, tán nhỏ,… |
Liều lượng | Tùy vào mục đích sử dụng. |
Giá bán | 110.000 đồng/kg. |
Xem thêm:
Cách dùng tỳ bà diệp
Cách dùng tỳ bà diệp như thế nào không phải ai cũng biết. Nhưng khi dùng lá tỳ bà phải sát chải sạch lông. Muốn dùng chống nôn thì tẩm gừng, nướng. Chữa ho lâu ngày thì tẩm mật ong, nướng. Lưu ý chỉ dùng tỳ bà diệp với liều lượng từ 6-12g/ngày để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số gợi ý về cách dùng bài thuốc tỳ bà diệp. Cụ thể như sau:
Trị tỳ vị hư nhược sinh ói mửa:
- Nguyên liệu:
- Bán hạ.
- Mao căn.
- Nhân sâm.
- Phục linh.
- Sinh khương.
- Tỳ bà diệp.
- Cách dùng: Sắc uống.
Trị trúng thử (cảm nắng) đầu váng, hoa mắt:
- Nguyên liệu:
- Tỳ bà diệp.
- Chích thảo.
- Đinh hương.
- Hậu phác.
- Hương nhu.
- Mạch môn.
- Mao căn.
- Mộc qua.
- Trần bì.
- Gừng.
- Cách dùng: Tán nhỏ mỗi lần dùng 12-14g, hoặc sắc uống.
Trị phế ho do phong nhiệt:
- Nguyên liệu:
- Tỳ bà diệp.
- Cam thảo.
- Hoàng bá.
- Hoàng liên.
- Nhân sâm.
- Tang bạch bì.
- Cách dùng: Sắc uống.
Trị ho hen (do phế nhiệt):
- Nguyên liệu:
- Tỳ bà diệp chích mật.
- Tang bạch bì.
- Bạch tiền.
- Cát cánh.
- Cách dùng: Sắc uống ngày một thang.
Trị buồn nôn và nôn (do vị nhiệt):
- Nguyên liệu:
- Tỳ bà diệp.
- Trúc nhự.
- Lô căn.
- Cam thảo chích.
- Cách dùng: Sắc uống (kinh nghiệm dân gian).
Phương pháp sử dụng tỳ bà (tỳ bà diệp) trong điều trị bệnh khá đơn giản. Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện trên thị trường; làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vì vậy, người dùng cần lưu ý, tìm hiểu kỹ càng trước khi tìm mua tỳ bà diệp.
Hình ảnh tỳ bà diệp
Hình ảnh tỳ bà diệp như thế nào? Tỳ bà diệp là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y đều có bán vị thuốc này. Dưới đây là một và mô tả hình ảnh dễ nhận biết về dược liệu tỳ bà diệp:
- Cây cao 6-8m.
- Lá mọc so le, hình mác, nhọn, dai, dài 12-30cm, rộng 3-8cm.
- Hoa rất nhiều, gần như không có cuống.
- Hoa mọc thành chùm, đường kính 15-20mm.
- Hoa có lông màu hung đỏ.
- Quả thịt, hơi hình cầu, hơi có lông, chín có màu vàng, dài 3-4cm.
- Đỉnh quả có hình mắt quanh mép mang đài tồn tại.
- Thịt quả dày, có 4 hạch đơn, mỗi hạch mang 1-2 hạt không phôi nhũ.
- Mùa quả chín vào tháng 4 tháng 5.
Ảnh tỳ bà đã được mô tả cụ thể ở trên. Lá tỳ bà khô dài hình bầu dục tròn, dài 12-25cm, rộng 4-9cm. Lá ngay thẳng dần nhọn, phần đáy hình nêm, phần trên rìa răng cưa, phần đáy đủ rìa. Mạch lưới hình lông vũ, mặt dưới mạch trong dày lên. Mặt lá màu xanh tro, sắc cọ vàng hoặc sắc cọ đỏ, mặt trên bóng láng; mặt dưới lông nhung sắc cọ. Cuống lá ngắn, lá chất sừng mà giòn. Không mùi, vị hơi đắng. Dùng lá to, sắc xanh xám, không rách nát là tốt.
Giá tỳ bà diệp
Giá tỳ bà diệp trên thị trường ra sao? Đây cũng là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Tỳ bà diệp được cho là thảo dược đang ngày càng nhiều người quan tâm. Vậy giá tỳ bà diệp trên thị trường là bao nhiêu 1kg? Dưới đây là giá bán tỳ bà diệp mà người dùng có thể tham khảo:
- Giá bán tỳ bà diệp: 110.000 đồng/kg.
Giá bán tỳ bà ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Giá bán tỳ bà diệp còn phụ thuộc vào thời vụ. Nếu tỳ bà diệp được thu hái vào đúng mùa thì giá tương đối ổn định và rẻ.
Xem thêm:
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang