Giỏ hàng

Đỗ trọng và tác dụng của cây đỗ trọng với cách dùng trị bệnh hiệu quả

Đỗ trọng là gì? Tác dụng của cây đỗ trọng chữa bệnh gì: Liệt dương, di tinh, động thai, đau lưng,… Cách dùng đỗ trọng tốt, tránh tác dụng phụ của đỗ trọng. Cách sử dụng đỗ trọng ngâm rượu nấu uống chữa đau lưng, liệt dương. Giá đỗ trọng bao nhiêu tiền 1kg mua ở đâu. Hình ảnh đỗ trọng.

Tác dụng của đỗ trọng và cách dùng đỗ trọng chữa bệnh có tốt không

Tác dụng của đỗ trọng và cách dùng đỗ trọng chữa bệnh có tốt không

Đỗ trọng là gì?

Đỗ trọng có tên khoa học là Eucommia ulmoides Oliv, thuộc họ Eucommiaceae. Loại cây này còn có tên gọi khác như: Tư trọng, tư tiêu, mộc miên, miên hoa, ngọc ti bì,…

Đặc điểm cây đỗ trọng

Tư trọng (đỗ trọng) là dạng cây thân gỗ, sống lâu năm, cao 15 – 20m, đường kính từ 33 – 50cm. Cành thường mọc chếch tạo thành những tán hình tròn. Vỏ cây có màu xám, dày khoảng 3 – 5mm.

Lá cây hình trứng, bề mặt nhẵn bóng, màu xanh, có răng cưa. Cây đực và cái được phân biệt rất rõ ràng: Hoa đực có cuống mọc thành từng chùm, thường dùng để làm thuốc; hoa cái có hai nhụy hợp thành, phía đầu tách đôi. Quả tư trọng mỏng dẹt, hơi lồi ở giữa, bên trong có 1 hạt dùng để làm giống.

Vỏ cây dày, xù xì, màu nâu đen, chứa chất keo màu trắng bạc khi bẻ gãy thấy những sợi nhựa. Đây là phần có công dụng tốt nhất của cây, thường được dùng để làm thuốc.

Cây tư trọng trồng từ 8 – 10 năm mới bắt đầu thu hoạch vỏ. Vỏ tư trọng sau khi bóc phải đem luộc qua nước sôi rồi để ở mặt phẳng có lót rơm và nén chặt cho nhựa chảy ra. Sau khoảng 1 tuần thì kiểm tra, nếu thấy vỏ có màu tím thì mang ra phơi và cạo bỏ phần vỏ bên ngoài.

Thành phần dược tính của đỗ trọng

Theo nhiều nghiên cứu thì trong tư trọng có chứa nhiều nhóm chất như: Tanin, chất béo, tinh dầu và một số muối vô cơ. Cụ thể như sau: Vitamin C, potassium, glycoside, alkaloids, in resinol, epipinoresinol, Pinoresinol, hydroxy pinoresinol,…

Trong Đông y tư trọng vị cay, tính bình, không độc nên có khả năng bổ can thận, an thai, cường gân cốt, chữa đau lưng,…

Thành phần dược tính của đỗ trọng và đặc điểm cây đỗ trọng

Thành phần dược tính của đỗ trọng và đặc điểm cây đỗ trọng

Tác dụng của đỗ trọng

Tư trọng được xem là 1 trong 50 vị thuốc quý của Y học cổ truyền. Dưới đây là một số tác dụng của loại thảo dược này:

  • Điều hòa huyết áp trong thời gian ngắn và thư giãn các cơ trơn của mạch máu.
  • Hạ cholesterol trong huyết thanh, làm giãn mạch và tăng lưu lượng máu của động mạch vành.
  • Kháng viêm và tăng cường chức năng của thận.
  • Giảm đau, chống co giật.
  • Tăng cường khả năng hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể giúp phòng ngừa các trực khuẩn: Bạch cầu, mủ xanh, lỵ,…
  • Làm giảm tình trạng đau nhức xương khớp ở người cao tuổi.
  • Chữa di tinh, liệt dương do thận hư ở nam giới.
  • Hỗ trợ điều trị một số bệnh ở phụ nữ như: Động thai, quen dạ đẻ non, co thắt tử cung, sản hậu,…
Tác dụng của đỗ trọng chữa động thai, liệt dương, di tinh,...

Tác dụng của đỗ trọng chữa động thai, liệt dương, di tinh,…

Cách dùng đỗ trọng chữa bệnh

Trong Y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc với cây đỗ trọng chữa các bệnh như đau lưng, động thai,… Sau đây là một số cách dùng cây tư trọng tốt nhất:

Cây đỗ trọng

Cách sử dụng đỗ trọng chữa đau lưng

Chuẩn bị:

  • Đỗ trọng 1kg.
  • Sữa tươi 100ml.
  • Thận dê 3 – 4 cái.

Cách làm:

  • Bước 1: Lấy 1kg đỗ trọng sao vàng với sữa rồi chia làm 10 thang. Thận dê rửa sạch, thái lát vừa ăn.
  • Bước 2: Dùng 1 thang đỗ trọng ngâm với 500ml nước khoảng 5 tiếng rồi mang đi sắc. Khi nước cạn còn 1 nửa thì tắt bếp, vớt bỏ phần bã.
  • Bước 3: Cho thận dê thái lát vào nước sắc đun đến khi chín, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

Cách này phù hợp cho người bị đau thắt lưng do hư thận. Để đạt được hiệu quả cao nên dùng bài thuốc này vào lúc đói.

Cách dùng đỗ trọng chữa động thai

Cách dùng 1: Dùng 40g tư trọng tươi, 12g xuyên tục đoạn, 20g sơn dược, 4g cam thảo, 20 quả táo đen sắc nước uống. Dùng ngày 2 lần sau bữa ăn khoảng 1 tiếng.

Cách dùng 2: Đỗ trọng sấy khô rồi giã nát. Sau đó nấu táo đen cho nhừ rồi trộn với tư trọng đã giã nát làm thành viên cỡ hạt ngô. Dùng 1 viên sau bữa ăn với nước cơm, ngày 2 lần.

Cách sử dụng đỗ trọng chữa liệt dương

Dùng 160g tư trọng, 80g lộc nhung, 40g ngũ vị tử, 320g thục địa, 100g mạch môn đông, 160g câu kỳ tử sắc nước uống hàng ngày. Dùng vào ban đêm trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng trong khoảng 20 – 30 ngày sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện.

Cách dùng đỗ trọng chữa cao huyết áp

Dùng 80g tư trọng tươi, 70g hạ khô thảo, 40g đơn bì, 40g thục địa tán thành bột. Sau đó trộn hỗn hợp đã tán nhuyễn với mật ong rồi làm thành viên. Mỗi lần uống 12g với nước, ngày dùng 2 – 3 lần sau bữa ăn. Sử dụng bài thuốc này liên tục trong vòng 30 ngày sẽ mang lại hiệu quả cao.

Xem thêm: Cây tư trọng có khả năng chữa bệnh liệt dương.

Đỗ trọng ngâm rượu có tốt không

Trong Đông Y thường dùng tư trọng sắc nước uống hoặc kết hợp với vị thuốc khác để chữa bệnh. Ngoài ra, việc dùng vị thuốc này ngâm rượu cũng có hiệu quả cao và được nhiều người yêu thích. Cách ngâm rượu tư trọng như sau:

Cách ngâm 1:

  • Chuẩn bị: 500g tư trọng, 200g gừng tươi, 1,5 lít rượu nếp.
  • Cách tiến hành: Gừng tươi rửa sạch rồi giã nát và ép lấy nước cốt. Sau đó lấy tư trọng sao với nước gừng cho đến khi đứt hết sợi tơ rồi bỏ vào túi để ngâm rượu. Sau khoảng 15 ngày là có thể dùng được. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 20 – 30ml.

Cách ngâm rượu này giúp bổ thận, chữa chứng đau lưng và nhức mỏi xương khớp.

Cách ngâm 2:

  • Chuẩn bị: 60g tư trọng, 50g ngưu tất, 55g sinh địa, 40g kỷ tử, 60g ngũ gia bì, 120g thổ phục linh, 2 lít rượu trắng.
  • Cách tiến hành: Các vị thuốc thái nhỏ rồi ngâm với rượu khoảng 20 ngày là có thể dùng được.

Cách ngâm rượu tư trọng này có công dụng bổ khí huyết, tu dưỡng can thận phù hợp dùng cho những người ở độ tuổi trung niên trở đi.

Lưu ý: Để ngâm được rượu có hiệu quả chữa bệnh cao nên chọn loại tư trọng dày đều, đã được cạo bỏ lớp vỏ thô ráp ở bên ngoài.

Hình ảnh cây đỗ trọng

Cây tư trọng có nguồn gốc từ Trung Quốc, hiện nay được trồng nhiều ở nước ta để làm thuốc. Sau đây là một vài hình ảnh về loại cây này:

Hình ảnh cây đỗ trọng trong tự nhiên

Hình ảnh cây đỗ trọng trong tự nhiên

Vỏ cây đỗ trọng sau khi thu hoạch được bào chế làm thuốc

Vỏ cây đỗ trọng sau khi thu hoạch được bào chế làm thuốc

Hình ảnh hoa cây đỗ trọng

Phân biệt cây đỗ trọng đực và cái phụ thuộc vào hoa

Cách dùng vỏ đỗ trọng khô rất đơn giản

Cách dùng vỏ đỗ trọng khô rất đơn giản nhưng lại có hiệu quả cao

Phân biệt đỗ trọng bắc và đỗ trọng nam

  • Đỗ trọng bắc: Là cây có phần vỏ dẹt, phẳng, dày khoảng 1 – 4mm. Mặt ngoài có màu nâu vàng hoặc nâu xám, nhiều vết nhăn dọc và các lỗ vỏ nằm ngang. Mặt trong màu nâu tím nhạt, nhẵn bóng. Chất vỏ rất giòn, mùi thơm, vị hơi đắng, khi bẻ có nhiều sợi nhựa trắng đàn hồi.
  • Đỗ trọng Nam: Có vỏ cuộn hình lòng máng, dày 2 – 4mm. Mặt ngoài vàng sáng và nhiều vết nứt dọc. Mặt trong nhẵn, màu nâu. Chất vỏ rất cứng (khó gãy), không mùi, vị nhạt, hơi chát, khi bẻ thấy có rất ít nhựa trắng và đàn hồi kém.

Tư trọng là một vị thuốc lành tính, ít gây tác dụng phụ và dùng được cho cả phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tránh tác dụng phụ của cây nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Xem thêm: Công dụng và bài thuốc từ cây tư trọng

Giá cây đỗ trọng bao nhiêu 1kg?

Tư trọng là một vị thuốc tốt, có nhiều người dùng nên được bán nhiều tại các cửa hàng thuốc đông y. Giá đỗ trọng khô hiện nay dao động trong khoảng 250.000 – 350.000 đồng/1kg.

Đỗ trọng là một loại thảo dược rất tốt cho phụ nữ mang thai, người bị bệnh đau lưng và liệt dương. Trên đây là những thông tin về đặc điểm tác dụng và cách dùng cây tư trọng chữa bệnh.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button