Xạ hương là gì? Tác dụng của cỏ xạ hương chữa bệnh gì: Trị viêm phế quản, khó tiêu, đầy hơi,… Cách dùng cỏ xạ hương tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của cây xạ hương. Cách sử dụng lá xạ hương hãm trà, sắc thuốc, bảo quản. Giá cỏ xạ hương bao nhiêu tiền, mua ở đâu. Hình ảnh cỏ xạ hương.
Cỏ xạ hương là gì?
Cỏ xạ hương (Thyme) có tên khoa học là Thymus vulgaris, thuộc họ Hoa môi, chi Bách lý hương (Thymus). Cây có nguồn gốc ở miền Nam châu Âu, từ phía Tây Địa Trung Hải đến miền Nam nước Ý. Tại Việt Nam, cây được trồng ở nhiều nơi như Đà Lạt, Sa Pa để làm cảnh và thuốc chữa bệnh.
Đặc điểm của cỏ xạ hương
- Cỏ xạ hương là loài thực vật có hoa, thường mọc thành bụi, cao từ 30 – 70cm.
- Thân cây hóa gỗ, mọc đứng hoặc nằm, phân thành nhiều nhánh và có lông mịn.
- Lá nhỏ, hình ngọn giáo, dài từ 5 – 9mm, cuống ngắn.
- Hoa nhỏ mọc ở nách lá, màu trắng hoặc hồng, dài 4 – 6mm. Đài hoa lởm chởm, chia hai môi, môi trên đứng, môi dưới có ba thùy gần bằng nhau; tràng hình ống.
- Quả bế màu nâu, có 4 hạch nhỏ.
- Cây thường ra hoa vào tầm tháng 6 – 10 hàng năm.
Thành phần dược chất của cỏ xạ hương
Thành phần dược chất của cỏ xạ hương được các nhà khoa học tại khoa Dược lý (Đại học Y khoa Milan – Ý) nghiên cứu và công bố trên tạp chí Dược lý học quốc tế. Loại cây này có mùi thơm, vị cay, tính ấm, chứa nhiều thành phần dược chất tốt cho sức khỏe như:
- Tinh dầu thơm (borneol, geraniol, p-cymene, myrcene) giúp giảm ho, khó thở, chống viêm, kháng vi khuẩn gây bệnh và làm thư thái tinh thần.
- Chất thymol ức chế sự sản sinh elastase, giúp chống viêm, giảm phù nề hiệu quả. Ngoài ra, chất này có đặc tính chống oxy hóa, hỗ trợ loại bỏ các gốc tự do, giảm tổn thương mô trong đường hô hấp.
- Hoạt chất carvacrol kích thích sản sinh interleukin 10 – một loại cytokine – giúp kháng viêm rất tốt.
Tác dụng của cỏ xạ hương
Tác dụng của cỏ xạ hương đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu. Không chỉ sử dụng để trang trí, cây còn có khả năng ngăn ngừa và điều trị nhiều loại bệnh như:
- Giúp tinh thần thư giãn hơn, điều trị chứng trầm cảm, mệt mỏi, lo âu.
- Điều trị ho, cúm, cảm lạnh và các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản,…
- Chống viêm, sát khuẩn, làm lành vết thương.
- Giảm đau nhức xương khớp.
- Điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa, giảm co thắt cơ trơn của dạ dày và ruột.
- Trị mụn nhọt và các bệnh ngoài da khác.
- Điều hòa huyết áp về mức ổn định.
- Tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe.
- Là thành phần phổ biến trong nước súc miệng, các loại xịt khử mùi và nước hoa.
Tác dụng của xạ hương điều trị viêm phế quản, viêm đường hô hấp
Tác dụng của xạ hương được chứng minh trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên toàn thế giới. Từ xa xưa, loại cây này đã được sử dụng rộng rãi để điều trị bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em.
Theo một số nhà y học của Đức, thành phần của cỏ có thymol và carvacrol giúp kháng viêm rất tốt. Hai hoạt chất này có tác dụng tăng cường khả năng kháng lại các vi khuẩn của đường hô hấp, giảm dịch nhầy, phù nề giúp bớt thở khò khè, thở khó. Hội đồng Khoa học Dược phẩm Đức đã phê duyệt sử dụng thuốc chiết xuất từ thành phần của cỏ vào chữa bệnh viêm phế quản cho trẻ nhỏ.
Nhà thực vật học, bác sĩ Nicholas Culpeper chỉ ra rằng thảo dược này có tác dụng tăng khả năng hoạt động của phổi, chống khó thở. Tinh dầu của cây giúp long đờm, giảm co thắt rất tốt.
Hiện nay, nhiều quốc gia đã ứng dụng các thành quả nghiên cứu trên để sản xuất những chế phẩm an toàn, giúp điều trị bệnh hiệu quả.
Tác dụng của xạ hương dùng trong ẩm thực
Tác dụng của xạ hương dùng làm gia vị trong chế biến món ăn được rất nhiều đầu bếp tận dụng. Tại các nước như Ý, Pháp, Tây Ban Nha, cây thường được sử dụng để tăng thêm mùi thơm, kích thích xúc giác người dùng. Khác với các loại cỏ thơm thông thường, gia vị này không quá kén chọn nguyên liệu đi kèm. Chúng có thể kết hợp được với tất cả các loại rau củ (nấm, cà rốt, khoai tây,…) hay thịt, cá.
Để thưởng thức trọn vẹn hương vị của món ăn, đầu bếp chỉ cần nấu chín gia vị này với các nguyên liệu khác.
Xem thêm:
Cách dùng cỏ xạ hương
Cách dùng cỏ xạ hương để chữa bệnh rất đơn giản nhưng không phải ai cũng biết. Tùy từng mục đích sử dụng, người dùng có thể sắc nước, pha trà, nấu ăn,… để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách dùng cỏ xạ hương trị bệnh
Cách dùng cỏ xạ hương ngâm trà, sắc thuốc giúp chữa được nhiều loại bệnh như ho, mụn nhọt,…
- Ngâm cỏ trong rượu từ 1 – 2 tuần rồi dùng để bôi lên nốt mụn.
- Dùng 1 thìa cà phê lá cỏ khô hãm trong phích đựng 300ml nước. Rót ra cốc, thêm 1 thìa mật ong để dễ uống hơn. Sử dụng 3 lần/ngày, đều đặn trong thời gian dài giúp điều trị ho rất tốt.
- Sắc thuốc lá cỏ khô với lá thường xuân uống để điều trị các bệnh về đường hô hấp (hen suyễn, viêm phế quản,…). Tùy vào độ tuổi và tình trạng bệnh, người dùng sử dụng liều lượng khác nhau theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Dùng đèn xông tinh dầu thơm giúp thư giãn tinh thần rất tốt. Cho nước lên bề mặt đĩa xông, nhỏ từ 5 – 7 giọt tinh dầu, bật đèn để hương thơm lan tỏa trong phòng. Ngoài ra, có thể rang muối, đặt lên 2 – 3 cành cỏ tươi để tạo mùi thơm.
Cách dùng cỏ xạ hương trong nấu ăn
Cỏ xạ hương là một trong những gia vị quan trọng để chế biến món ăn. Trong các nhà hàng ở Ý, Pháp hay khu vực Địa Trung Hải, chúng được dùng làm nguyên liệu chính của nước sốt pesto.
Sử dụng lá tươi trong món mì ống với nấm và pho mát cũng là một cách tuyệt vời giúp cho món ăn thơm ngon, dậy vị hơn.
Xem thêm: Trồng cỏ xạ hương vừa được ăn, vừa được ngắm lại chữa bệnh hiệu quả
Hình ảnh cây xạ hương
Hình ảnh để các bạn tham khảo.
Lưu ý khi sử dụng cỏ xạ hương
Sử dụng cỏ xạ hương đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng an toàn với người dùng khi sử dụng lượng nhỏ trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, dùng lượng lớn hoặc liên tục nhiều ngày có thể làm chậm đông máu, rối loạn xuất huyết.
Khi dùng thảo dược này, nên lưu ý một số điều sau:
- Không uống hoặc để tinh dầu rơi vào mắt hay các vùng nhạy cảm. Nếu bị, phải rửa mắt bằng nước sạch rồi nhanh chóng đi khám bác sĩ.
- Không bôi tinh dầu vào miệng vết thương hở.
- Trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cỏ để chữa bệnh.
- Những người bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của cỏ cũng không nên dùng.
- Các bệnh nhân bị ung thư như ung thư vú, buồng trứng, u xơ tử cung,… không sử dụng loại cỏ này để tránh cho bệnh tình nghiêm trọng hơn.
- Cỏ làm chậm đông máu nên những người chuẩn bị phẫu thuật không nên sử dụng trước đó ít nhất 2 tuần.
Giá cỏ xạ hương trên thị trường
Cỏ xạ hương có giá bao nhiêu là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hiện nay, loại cỏ này được bày bán ở nhiều phòng khám hoặc shop cây cảnh. 1 chậu cây có giá khoảng 120.000 – 150.000 đồng, lá khô dùng làm thuốc có mức giá dao động từ 400.000 – 450.000 đồng/1kg.
Trên đây là các thông tin cơ bản về cỏ xạ hương. Hy vọng bài viết giúp các bạn có thêm hiểu biết về tác dụng và cách dùng của loại cây này. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang