Dong riềng đỏ là gì? Tác dụng của dong riềng đỏ: Chữa các bệnh về tim mạch, đau thắt ngực, tắc nghẽn động mạch vành… Cách dùng cây dong riềng đỏ tốt, tránh tác dụng phụ tác hại. Cách sử dụng dong riềng đỏ chế biến. Giá dong riềng đỏ bao nhiêu tiền 1kg. Hình ảnh dong riềng đỏ và đặc điểm nhận biết dong riềng đỏ chuẩn.
Dong riềng đỏ là gì?
Dong riềng đỏ là gì?
Dong riềng đỏ là cây thuốc mới chưa có trong Dược điển, đã được Bác sỹ Hoàng Sầm, người dân tộc Dao (Mán), hiện là Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam nghiên cứu từ năm 2002 đến nay.
Cây Dong riềng đỏ tiếng Nùng Cao Bằng gọi đó là cây Slim khỏn, người Nùng Văn quan Lạng sơn gọi là cây Slim tàu tẳng. Cây Dong riềng đỏ có tên khoa học là Canna edulis – Kur thuộc họ Cannaceae. Ngày nay, cây Dong riềng đỏ được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới;
Đặc điểm dong riềng đỏ
Cây khoai đao là cây thảo, thân rễ phân nhánh có đường kính 2 – 3,5 cm mang nhiều rễ nhỏ, thân khí sinh màu đỏ tía, cao khoảng 2m, đường kính khoảng 1 cm.
Lá cây khoai đao à dạng lá đơn, hình bầu dục, mép nguyên, mọc cách, 30-40 cm × 15cm, chót nhọn có mũi 1cm, gốc thót lại thành bẹ ôm thân, mặt trên lá xanh đậm, mặt dưới nhạt màu hơn, viền lá có màu đỏ tía, gân chính có sống lồi mặt dưới, lõm mặt trên, màu đỏ tía ở mặt dưới giống như thân, gân thứ cấp 20 – 25 cặp, song song, cách nhau khoảng 1 – 1,5cm, mọc xiên.
Cụm hoa của cây khoai đao mọc ở đầu cành, xim một ngả, dài 15 – 30cm. Hoa lưỡng tính, màu đỏ, mỗi hoa mọc trong một lá hoa khô xác, bao hoa vùng ngoài 3, màu nâu tía, dài 1,5 – 2,5cm, khô xác như lá hoa, dạng bản rộng, bao hoa vòng trong 3, dài 4-5cm, khá dày và nhọn, màu đỏ đậm. Nhị dạng cánh hoa lớn, lớn hơn và dài hơn cánh hoa, vòng ngoài 2, màu đỏ tươi
Quả Dong riềng đỏ ở dạng quả nang, 3 ô, thường có một ô lép, cao 2 – 3 cm, bề mặt quả có gai nạc mềm, màu đỏ, rụng hết khi già, khi khô mở lưng, đính noãn trụ giữa với bao hoa vòng ngoài còn tồn tại trên quả. Cuống quả khoảng 5mm.
Tác dụng của cây dong riềng đỏ
Tác dụng cây dong riềng đỏ chữa bệnh tim mạch
Tại Viện y học bản địa Việt Nam đang sử dụng dịch chiết của cây này làm thuốc chống thiếu máu cơ tim, suy mạch vành, rối loạn thần kinh tim, tác dụng phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim rất hiệu quả.
Như vậy có thể nói cây khoai đao là loại cây thuốc dân gian rất có giá trị trong phòng chống bệnh tim mạch, căn bệnh khá phổ biến ở người có tuổi và người cao tuổi.
Nếu như bị Đau ngực, đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, chân có dấu hiệu bị phù…. Hoặc đã được bác sĩ kết luận hẹp tắc mạch vành thì Slim khỏn nghĩa là tim đập rộn, khốn; Slim tàu tẳng nghĩa là tim đập nhanh liên hồi; Si mun theo tiếng Dao nghĩa là đau tim.
Thực tế cho thấy số bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành được điều trị thành công bằng cây khoai đao là rất cao. Tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Bắc Cạn, loài cây này được dùng làm thuốc điều trị bệnh động mạch vành và cho kết quả khỏi bệnh lên đến 90%. Tác dụng cụ thể của cây dong riềng đỏ:
- Hỗ trợ điều trị tắc nghẽn động mạch vành
- Điều trị đau thắt ngực do động mạch vành
- Hỗ trợ điều trị chứng xơ vữa động mạch
- Tăng cường chức năng tim
- Hỗ trợ điều trị bệnh nhồi máu cơ tim
Đối tượng nên sử dụng dong riềng đỏ
Đối tượng sử dụng khoai đao:
- Bệnh nhân mắc chứng sơ vữa động mạch, bệnh mạch vành
- Người có tiền sử bệnh tim mạch
- Người béo phì, người cao tuổi có tiền sử bệnh nhồi máu cơ tim
- Người mắc chứng huyết áp cao
Xem thêm: Bất ngờ với tác dụng của cây khoai đao hỗ trợ chữa trị bệnh mạch vành
Xem thêm:
Cách dùng cây dong riềng đỏ
Cách dùng cây dong riềng đỏ chữa bệnh tim mạch
Lấy khoảng 500g cả lá, thân và củ dong riềng đã phơi khô để sắc lấy thuốc uống hàng ngày. – Hoặc dùng 60g củ dong riềng khô hầm với 1 quả tim lợn để ăn hàng ngày. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liên tục 10 ngày sẽ thấy tác dụng rõ rệt.
Bài thuốc này có thể dùng cho người đau thắt ngực, suy tim do ít máu cơ tim, giúp phòng ngừa thiếu máu cơ tim và làm giảm các nguy cơ đau thắt ngực, suy mạch vành do thiếu máu cơ tim.
Cách sử dụng cây rong diềng chế biến thành tinh bột
Tinh bột dong riềng (còn gọi bột đao, phương pháp công nghiệp) Trước khi lấy tinh bột phải loại bỏ củ thối, rác, thân và các tạp chất khác, cách sơ chế rồi đưa vào ngâm, rửa cắt, loại bỏ nhánh xấu. Rửa nhiều lần cho sạch đất cát. Rồi mài xát cho vỡ các tế bào củ ra để giải phóng tinh bột. Khi mài xát trộn với nước tạo thành cháo, chuyển lên máy rây, loại bỏ bã lớn, chuyển sang máy rây có lỗ nhỏ hơn để bỏ xác nhỏ. Sữa tinh bột pha thêm thuốc tím để tẩy màu. Đưa sang máy ly tâm tách tinh bột, dùng nước sạch rửa tinh bột ngay trên máy ly tâm.
Đem phơi hoặc sấy khô. Nếu sấy thì lúc đầu để ở nhiệt độ 45 – 50°c, bột khô nâng dần nhiệt độ nhưng không để cháy. Tinh bột sau khi khô phải có màu trắng – xanh, mịn, sơ trơn tay, không có mùi lạ. Tinh bột dong riềng thường màu đen xám, để tẩy trắng, người ta cho bột trộn với nước thành sữa có nồng độ 30° Be (độ Baume), cứ 100kg tinh bột cho 50g thuốc tím (50g pha với 1 lít nước) cho vào dịch bột khuấy đều dịch sữa sẽ chuyển dần từ đỏ tím sang hồng nhạt. Sau 10 phút cho dung dịch acid citric hay acid oxalic cho đến mất màu hoàn toàn, dung dịch tinh bột ngả sang màu trắng. Ly tâm tách bột ướt. Làm hai lần cho tinh bột trắng. Tinh bột dong riềng thường làm miến dong.
Hình ảnh cây dong riềng đỏ
Giá bán dong riềng đỏ
Ngoài là một vị thuốc thì khoai đao còn được sử dụng như một loại thức ăn, gia vị thơm ngon. Giá dong riềng đỏ khoảng 150.000/kg.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang