Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Chẩn đoán bệnh ung thư lưỡi bằng cách nào?

Bệnh ung thư lưỡi có những biểu hiện dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường ở vùng khoang miệng. Do đó, để chẩn đoán bệnh ung thư lưỡi một cách chính xác nhất, người bệnh cần đi khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường trên lưỡi.

Theo thống kê từ Bệnh viện K, số ca mắc ung thư lưỡi gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Trong hầu hết các ca mắc bệnh, nguyên nhân gây bệnh không được xác định rõ, tuy nhiên có một số yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh như hút thuốc lá, rượu, nhai trầu, tình trạng vệ sinh răng miệng kém, nhiễm virus HPV, chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin A, E, D và khoáng chất.

Thực hiện xét nghiệm xác định ung thư lưỡi

Thực hiện xét nghiệm xác định ung thư lưỡi

Chẩn đoán xác định ung thư lưỡi

Ngoài việc dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng, yếu tố quan trọng nhất để chẩn đoán bệnh ung thư lưỡi là tiến hành xét nghiệm mô bệnh học hay chính là sinh thiết u.

Ngoài ra, để chẩn đoán chính xác bệnh ung thư lưỡi ở giai đoạn 1, 2 hay ung thư lưỡi giai đoạn 3, 4 cần thực hiện các xét nghiệm khác như xét nghiệm tế bào học tại hạch cổ, chụp X-quang tim phổi, X-quang xương hàm dưới, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, cộng hưởng từ sọ não, xạ hình xương, PET/CT… để đánh giá tình trạng di căn.

Điều trị ung thư lưỡi thế nào?

Phẫu thuật:

Phẫu thuật triệt căn (cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ lưỡi, tùy vị trí và kích thước khối u) là phương pháp buộc phải thực hiện khi các tổn thương đã lan rộng.

Điều trị triệt căn bằng phẫu thuật đơn thuần được thực hiện khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm. Trong trường hợp phát hiện muộn, liệu bệnh ung thư lưỡi có chữa được không? Việc điều trị lúc này chỉ nhằm kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh và cần kết hợp điều trị phẫu thuật với xạ trị và hóa trị. Đối với một số trường hợp ở giai đoạn muộn khi có hiện tượng chảy máu nhiều tại u phải phẫu thuật thắt động mạch cảnh ngoài để cầm máu.

Xạ trị:

Xạ trị đơn thuần được sử dụng với mục đích triệt căn trong trường hợp giai đoạn sớm hoặc trong các trường hợp ung thư lưỡi giai đoạn muộn không còn được chỉ định phẫu thuật. Xạ trị cũng có thể dùng để diệt nốt những tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật. Ngoài ra, điều trị bệnh bằng phương pháp này là dùng nguồn phóng xạ đặt hoặc cắm vào tổn thương ung thư tại lưỡi nhằm tiêu diệt tổn thương.

Điều trị hóa chất:

Hóa trị liệu có thể được sử dụng dưới dạng đơn hóa chất hoặc phối hợp đa hóa chất, có thể dùng đường toàn thân hoặc đường động mạch lưỡi. Phương pháp này có thể được dùng trước hoặc sau phẫu thuật, xạ trị hay hóa chất điều trị triệu chứng. Điều trị hóa chất trước phẫu thuật hoặc xạ trị nhằm mục đích giảm thể tích khối u, ngăn chặn sự phát triển của khối u khu trú tổn thương để phẫu thuật và xạ trị thuận lợi hơn.

Các bác sĩ khuyến cáo, nếu bị loét lưỡi sau 3 tuần dùng kháng sinh không khỏi cần khám chuyên khoa ngay để chẩn đoán bệnh ung thư lưỡi hay các bệnh lý khác, tránh để bệnh kéo dài gây nguy hiểm.

 

Theo Sức khỏe đời sống

Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version