Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Chẩn đoán sốt xuất huyết ở trẻ bằng phương pháp xét nghiệm máu?

Vào mùa mưa muỗi sinh sản rất nhiều, đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sốt xuất huyết, nếu có nghi ngờ mắc phải người bệnh cần đến bệnh viện để chẩn đoán sốt xuất huyết bằng phương pháp xét nghiệm máu.

Bệnh sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng

Bác sĩ Trần Thị Kim Vân – Điều trị khoa Nhiễm của bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM đã chia sẻ: “Sốt xuất huyết một là bệnh lây nhiễm cấp tính do siêu vi trùng có tên gọi là Dengue gây nên. Bệnh lan truyền vì muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ những người bệnh sang cho người lành.

Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng cao điểm nhất là vào mùa mưa. Vì thời điểm này là lúc muỗi vằn hoạt động mạnh và sinh sản nhiều. Chúng thường xuất hiện ở những chỗ tối như gầm giường, quần áo, cạnh tủ …

Theo như bác sĩ Vân thì bệnh này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ nhưng trong một vài năm trở lại đây thì bệnh sốt xuất huyết ở người lớn cũng tăng khá cao và có khả năng bộc phát thành dịch.

Có thể nói, bệnh sốt xuất huyết đang có chiều hướng gia tăng mạnh. Vì vậy các bậc phụ huynh tránh lơ là với trẻ nhỏ trong thời điểm mùa mưa. Do bệnh có thể gây ra tử vong khá cao và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủng ngừa.

Bác sĩ chẩn đoán sốt xuất huyết

Bác sĩ chẩn đoán sốt xuất huyết

Phụ huynh cần đưa bệnh nhi đi xét nghiệm máu chẩn đoán sốt xuất huyết

Cũng theo bác sĩ Vân, bệnh sốt xuất huyết có biểu hiện là: sốt cao đột ngột và liên tục 3 đến 7 ngày, buồn nôn, đau bụng.

Sau một vài ngày, người bị bệnh này sẽ có triệu chứng phát ban, xuất huyết theo nhiều dạng khác nhau như: đi tiểu ra máu, chảy máu cam, mệt mỏi, gan to, đốm xuất huyết dưới da (thường ở cẳng tay, cẳng chân, nách, ngực, thắt lưng,…) và lừ đừ.

Trong một số trường hợp có diễn biến đến sốc sốt xuất huyết với biểu hiện mạch nhanh nhẹ, chân tay lạnh, huyết áp kẹp không đo được. Đối với tất cả các trường hợp trên, trẻ cần phải nhập viện để cấp cứu ngay, bác sĩ sẽ xét nghiệm máu để chẩn đoán sốt xuất huyết.

Bác sĩ Vân nhấn mạnh: Một số gia đình cố tình điều trị cho trẻ ở nhà, đến khi bệnh phát triển nặng sẽ gây ra những biến chứng khó kiểm soát như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, suy hô hấp, suy gan, suy thận, rối loạn tri giác và tổn thương đa cơ quan.

Biến chứng hay gặp và cũng là nguyên nhân gây nên tử vong cao là thoái huyết tương sẽ tạo ra tình trạng tràn dịch màng phổi, cổ trướng, bụng to. Vì vậy, các phụ huynh cần phải đưa trẻ tới bệnh viện để bác sĩ thường xuyên theo dõi chẩn đoán sốt xuất huyết.

Để phòng tránh bệnh này vào thời điểm mùa mưa, thì các thành viên trong gia đình nên tránh muỗi cắn bằng một số cách như dùng mùng, phát quang môi trường, diệt lăng quăng, mặc áo quần dài. Đặc biệt, phụ huynh nên sử dụng bình xịt côn trùng, hương muỗi hay bộ xông đuổi muỗi để phòng bệnh cho trẻ.

Một số thực phẩm nên và không nên ăn khi bị chẩn đoán sốt xuất huyết

Khi đang bị sốt xuất huyết, sức đề kháng của trẻ sẽ bị giảm và năng lượng bị tiêu hao nhiều. Vì vậy, việc bổ sung dinh dưỡng kịp thời và đầy đủ cho cơ thể là điều cần thiết. Tuy nhiên, có một số thức ăn bổ sung có thể làm người bị bệnh sốt cao hơn và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Theo bác sĩ Vân người bệnh không nên ăn những thức ăn sẫm màu như trắng, đỏ, nâu, đen trong suốt thời kỳ theo dõi bệnh. Do khi sử dụng thực phẩm có những màu này, bác sĩ có thể dễ bị nhầm lẫn với những bệnh nhân có triệu chứng chảy máu dạ dày trong quá trình nôn ói. Ngoài ra, gia đình nên tránh cho trẻ ăn thực phẩm cay như ớt, gừng, mù tạt… nó có thể làm tăng nhiệt cho cơ thể và làm cho bệnh nặng hơn. Người bị bệnh này nên tránh xa với những loại thức ăn có đường. Do lượng đường đi vào cơ thể quá nhiều, các tế bào trắng sẽ tiêu diệt khuẩn chậm chạp hơn.

Ngoài ra, người bệnh không nên uống nhiều trà sẽ khiến não rơi vào trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể ở người bệnh.

Bác sĩ chia sẻ: Trẻ em bị sốt xuất huyết nên được bồi bổ thêm nhiều vitamin C để tăng hệ miễn dịch. Một số loại trái cây giàu vitamin C như kiwi, dâu tây, ổi, đu đủ, có thể sản xuất nhiều tế bào lympho. Vitamin C cũng có ảnh hưởng trực tiếp lên các vi khuẩn, vi rút giúp phục hồi nhanh chóng.

Nếu mắc bệnh này thì trẻ em thường có biểu hiện chán ăn, đau bụng, mệt mỏi, hay ói. Vì vậy người nhà cần cho trẻ ăn thực phẩm nhẹ, lỏng, dễ tiêu nhưng không nhất thiết phải bắt trẻ chỉ ăn cháo mà có thể ăn súp, mì…

Bệnh sốt xuất huyết thường làm máu bị cô đặc lại, rất khó lưu thông. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra biến chứng sốc, vì vậy điều cần thiết nhất là phải cho trẻ uống nước đầy đủ.

 

Theo VTC News

Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version