Một chế độ ăn hợp lý khi điều trị ung thư dạ dày sẽ giúp người bệnh nhanh hồi phục cũng như đảm bảo một sức khoẻ tốt hơn.
Chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân gây ung thư dạ dày chủ yếu. Do vậy mà việc ăn uống khoa học cũng có ảnh hưởng rất lớn trong phòng ngừa và điều trị ung thư dạ dày.
Với mỗi giai đoạn bệnh khác nhau cũng như thể trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ quyết định chế độ ăn kiêng phù hợp. Với bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật, chế độ ăn trước và sau mổ có sự khác biệt đáng kể.
Chế độ ăn trước khi phẫu thuật ung thư dạ dày
Lúc này, người bệnh thường có biểu hiện lâm sàng như đờ đẫn, khó tiêu hoá và chướng đau. Trước khi mổ, người bệnh cần được nâng cao thể chất nhằm đảm bảo việc phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày được thuận lợi. Do vậy, người bệnh cần có chế độ ăn với những thực phẩm dễ tiêu hoá và hấp thụ, ưu tiên những thực phẩm tươi non với giá trị dinh dưỡng cao. Bệnh nhân nên dùng rau xanh non làm thức ăn chính trong bữa ăn; kiêng ăn thức ăn thô ráp, khó tiêu hoá và lượng dinh dưỡng thấp. Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế ăn thực phẩm có nhiều tinh bột và đặc biệt không “ăn nhiều cơm trước khi mổ”.
Chế độ ăn sau khi phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày
Sau khi phẫu thuật, người bệnh thường bị suy khí huyết nên thường có biểu hiện: thân nhiệt hạ thấp, toàn thân bứt rứt khó chịu, dạ dày và bụng thường chướng đầy. Do vậy, người bệnh nên ăn ít nhưng ăn nhiều bữa, chọn các loại thức ăn thanh đạm, dễ tiêu hoá và có giá trị dinh dưỡng cao.
Ở giai đoạn này, mặc dù phải bồi bổ để sức khoẻ nhanh phục hồi nhưng tránh bồi bổ một cách thái quá. Đặc biệt, người nhà nên nhớ không cho bệnh nhân ăn thức ăn có nhiều chất béo như thịt mỡ, gà béo, thịt quay. Bên cạnh đó, bệnh nhân điều trị ung thư dạ dày sau khi phẫu thuật cần tuyệt đối kiêng thuốc lá, rượu bia và đồ ăn cay kích thích.
Với người bệnh được điều trị bằng thuốc hoá học thường có phản ứng ở đường tiêu hoá dẫn đến hiện tượng nôn mửa, chướng bụng, tiêu chảy hoặc đại tiện bí. Do vậy cần kiêng đồ ăn cay, kích thích, thức ăn rán hoặc tẩm hương liệu.
Với người bị khí trệ thường có triệu chứng đầy bụng, chán ăn, tiêu hoá khó khăn hoặc đau quặn ở bụng; nên kiêng các loại thức ăn gây tắc khí như thực phẩm có lượng carbohydrate cao, chất béo, chất bổ hoặc đồ ăn nướng, quay, chiên.
Những thức ăn thường kiêng là lạc, khoai lang, bí ngô, ba ba, khoai tây, gạo nếp, thịt mỡ, vịt béo, gà và các món ăn muối.
Nếu bệnh nhân bị tỳ vị suy yếu thường tiêu chảy, khó hấp thụ, người gầy yếu mệt mỏi, nên kiêng thức ăn hoạt huyết tiêu đạo như củ cải, sơn trà,… và thực phẩm có dầu mỡ.
Với bệnh nhân bị tỳ vị hư hàn, triệu chứng thường gặp là sợ lạnh, đau bụng; nên kiêng cua do chúng có tính hàn gây bất lợi cho tiêu hoá; ngoài ra bệnh nhân cũng cần tránh uống nước lạnh.
Với bệnh nhân vị nhiệt, thường có biểu hiện bụng cồn cào, mặt đỏ bốc hoả, chân tay run, hay khát nước, đại tiện bị táo bón hoặc dính máu; nên tránh ăn đồ nóng như tỏi, ớt.
Theo VietNamNet
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang