Thưa bác sĩ, mẹ tôi đã phẫu thuật ung thư tuyến giáp thể nhú kích thước 5*6mm, cắt 1 thùy trái, và hiện tại chỉ cần phải đi khám định kì 3 tháng 1 lần chứ không phải điều trị iot liều cao. Vậy mẹ tôi có cần phải kiêng những loại thực phẩm gì không? Tôi xin cảm ơn.
Trả lời của BS. Nguyễn Thị Hòa – Bác sĩ đa khoa – Bệnh viện đa khoa Đống Đa:
Người bị bệnh ung thư tuyến giáp hay phải áp dụng những phương pháp điều trị sau phẫu thuật tuyến giáp phải cắt bỏ một hoặc toàn bộ tuyến giáp như phương pháp xạ trị hoặc sử dụng iốt phóng xạ…
Tác dụng phụ của những phương pháp điều trị sau phẫu thuật tuyến giáp như xạ trị hoặc sử dụng iốt phóng xạ sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy buồn nôn và nôn, táo bón, mệt mỏi, tiêu chảy,… Vì vậy cần phải có một chế độ dinh dưỡng cẩn thận, thay đổi lối sống lành mạnh để hỗ trợ điều trị bệnh và giảm các triệu chứng. Tuy nhiên nếu mẹ bạn không điều trị bởi các phương pháp trên thì việc ăn uống sẽ dễ dàng hơn.
Trong chế độ ăn, điều cần nhất là bệnh nhân cần phải có chế độ ăn uống nghiêm ngặt với hàm lượng iốt thấp, cùng với việc tránh sử dụng những thực phẩm khô như bánh mì, khoai tây chiên, bánh quy,… bởi nó khiến người bệnh thấy khó nuốt và hay bị mệt. Những thực phẩm dễ tiêu, lỏng nên được bổ sung vào chế độ ăn uống.
Khi chế biến đồ ăn cho người sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp, chúng ta nên nấu chín để thực phẩm có độ mềm, dễ ăn và dễ nuốt hơn. Nên chọn những loại thực phẩm giàu protein để bổ sung lượng calo và năng lượng cần thiết cho cơ thể. Có thể nghiền nhỏ rau, làm nước ép trái cây và thịt hầm, để cho người bệnh dễ nuốt. Nên sử dụng nhiều trái cây tươi và rau quả, đồng thời cũng nên chia những bữa ăn thành nhiều lần trong ngày, mỗi bữa ăn một ít.
Thực phẩm nên ăn: Để kiểm soát trọng lượng của cơ thể cũng như tăng năng lượng tiếp nhận vào giúp chống lại bệnh tật, người bệnh cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất bằng những thực phẩm sau:
Bệnh nhân bị bệnh ung thư tuyến giáp nên bổ sung ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm chứa nguồn protein nạc và sử dụng a-xít béo omega-3. Bổ sung rau củ cùng trái cây nhiều màu sắc.
Ăn nhiều loại rau có màu xanh đậm để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin và khoáng chất. Nên ăn 5 – 10 khẩu phần trái cây và rau củ mỗi ngày. Sử dụng các loại đường tốt cho sức khỏe của người bệnh có trong các thực phẩm thiên nhiên như mía, trái cây,… vì chúng có chứa các chất dinh dưỡng chống ung thư rất tốt.
Thực phẩm tránh ăn: Thực phẩm từ sữa, bao gồm phô mai, sữa, sữa chua, kem và bơ, bánh mì đóng gói và thực phẩm nướng, muối i-ốt, sô cô la, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành khác, đậu tây, đậu pinto, đậu lima, đồ uống có ga, rong biển và tảo bẹ, cá và hải sản, lòng đỏ trứng, thực phẩm chế biến, thực phẩm nhiều chất béo và calo.
Kết hợp với chế độ luyện tập phù hợp: Những người đang điều trị ung thư sẽ luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, thậm chí nhiều người mệt mỏi kéo dài sau thời gian điều trị gây rất nhiều khó khăn cho các hoạt động hàng ngày của họ. Tuy nhiên, việc tập thể dục có thể giúp giảm bớt mệt mỏi, nhưng bệnh nhân cần tránh những bài tập quá sức, sử dụng cơ bắp nhiều vì có thể khiến người bệnh thêm đuối sức. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bệnh nhân duy trì chế độ tập luyện phù hợp với nhu cầu cá nhân sẽ cảm thấy tốt hơn về thể chất và tinh thần, đồng thời giúp chống lại bệnh tật tốt hơn.
Theo Sức khỏe & đời sống
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang