Chu sa là gì? Tác dụng của chu sa chữa bệnh gì: mất ngủ, viêm họng, an thần, giải nhiệt… Cách dùng chu sa tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của chu sa. Cách sử dụng chu sa uống hỗ trợ điều trị bệnh, bảo quản chu sa. Giá chu sa bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh nhận biết chu sa, phân biệt chu sa thật – giả.
Chu sa là gì?
Tên khoa học của chu sa là Cinnabaris. Chu sa còn có tên gọi khác là thần sa. Chu sa thường ở thể bột, thần sa thường ở thể cục thành từng khối óng ánh. Bóp bằng tay thì tay không bị bắt màu đỏ, hoặc nghiền cục vỡ nát không có tạp chất (hạt cát trắng hay đen là tốt).
Đặc điểm của chu sa
Thần sa là khoáng chất có nhiều hình dạng khác nhau như hình mảnh, sợi, cục. Thần sa có đặc điểm sau:
- Màu đỏ hoặc nâu hồng, có những vết bóng sáng
- Rắn nhưng rất giòn
- Thường được tán thành bột, chế biến thường được thủy phi nên rất mịn
- Chu sa thường ở thể bột đỏ
- Thần sa thường ở thể cục thành khối óng ánh, màu đỏ tối hay đỏ tươi, nâu hồng.
- Thần sa không tan trong nước. Cho vào ống nghiệm đun nóng, chuyển thành thủy ngân sulfua màu đen, rồi tiếp tục phân hủy ra khí lưu huỳnh dioxit bốc lên và kim loại thủy ngân bám vào thành ống.
Thành phần hóa học của thần sa
Thần sa nói chung được tìm thấy trong dạng khối lớn, hột hay giống như đất và có màu từ đỏ son tới đỏ sẫm. Tuy nhiên, đôi khi nó cũng xuất hiện dưới dạng các tinh thể với nước bóng tựa như adamantin phi kim loại. Thần sa tương tự như thạch anh về tính đối xứng và một vài đặc trưng quang học. Giống như thạch anh, nó thể hiện tính khúc xạ kép. Nó có khả năng khúc xạ thuộc dạng cao nhất trong số các khoáng chất đã biết.
Thành phần thần sa đều là những khoáng thạch có chứa sunfua thủy ngân và sunfua selen. Đây là những chất có tác dụng trấn tâm an thần, thanh nhiệt giải độc.
Chu sa phân bố ở đâu?
Hiện nay nước ta nhập thần sa của Trung Quốc. Khoáng chất dạng thiên nhiên có ở các tỉnh Hồ Nam, Tứ Xuyên, Liêu Ninh, Vân Nam, Quý Châu, Hà Bắc. Trên thị trường có bán loại thần sa nhân tạo (Vemilion), nhưng người ta cho là chu sa thiên nhiên tốt hơn.
Tại châu Âu, thần sa được khai thác từ thời đế quốc La Mã để làm chất màu hay để sản xuất thủy ngân và nó là quặng chính cung cấp thủy ngân trong nhiều thế kỷ. Một vài mỏ cho đến nay vẫn còn tiếp tục hoạt động.
Các khu vực đã khai thác thần sa bị bỏ hoang thông thường chứa các phế thải lò nung thần sa rất độc hại. Nước chảy ra từ các khu vực này được coi là nguồn gây ra các tổn hại sinh thái.
Thần sa thông thường cũng hay được sử dụng trong các ngôi mộ chôn cất hoàng tộc của người Maya trong thời kỳ đỉnh cao của nền văn minh này. Một viên đá đỏ (chứa thần sa) được chèn vào trong quan tài bằng đá vôi, có tác dụng trang trí và quan trọng hơn là nhằm ngăn cản những kẻ phá hoại hay trộm cắp bằng độc tính cao của nó.
Tác dụng của chu sa chữa bệnh gì?
Theo Đông y, chu sa, thần sa đều ở thể chất nặng song dễ vỡ, không mùi, vị nhạt. Thần sa có vị ngọt, tính hơi hàn, có độc có công dụng:
- Thanh tâm, trấn kinh, an thần
- Giải độc
- Trị các chứng như hoảng hốt, mất ngủ, ngủ hay mê sảng, giật mình, trẻ con hay khóc đêm
- Trị co giật khi sốt cao
- …
Trước khi dùng cần được chế biến đúng phương pháp (thủy phi). Vì trong thành phần của thần sa có thủy ngân, sẽ gây hại cho cơ thể. Vì thế, bạn nên sử dụng đúng liều lượng quy định.
Muối HgSe dưới dạng keo có trong thần sa hoặc tổng hợp được ít độc và có tác dụng:
- An thần rất mạnh, chống co giật mạnh hơn hẳn các chất an thần thường
- Tác dụng ở vỏ não không làm thay đổi nhịp tim và không chống được nôn do apomorphin
Theo các tạp chí nước ngoài, một số hợp chất selen được dùng với những công dụng như thần sa. Một số hợp chất của selen được dùng làm thuốc an thần. Thuốc có tác dụng giải độc, chống mốc thối. Dùng ngoài thuốc có tác dụng ức chế, sát khuẩn ngoài da, ký sinh trùng. Hợp chất selen được các nhà nghiên cứu Liên Xô cũ thí nghiệm thấy có tác dụng diệt nấm, trị một số bệnh ngoài da.
Cách dùng chu sa chữa bệnh
Khi chế biến và sử dụng chu sa cần đúng phương pháp nếu không sẽ gây độc cho cơ thể.
Dùng thần sa làm thuốc Đông y như sau:
- Thần sa, mài vào cái bát sứ đã chứa ít nước sạch, cho tan hết phần bột
- Mài làm nhiều lần, bỏ phần cặn, gạn hoặc dùng nam châm để hút các cặn sắt đi.
- Lấy phần bột mịn đỏ, hòa vào thuốc sắc đã để nguội mà uống, với liều 0,3 – 1,5g/ngày.
Lưu ý là không cho thần sa vào sắc cùng với thang thuốc thảo mộc. Thần sa là những thành phần quý nhưng nếu dùng sai cách có thể gây hại đến tính mạng. Vì thế, nếu muốn sử dụng thành phần này cũng như liều dùng và cách dùng của vị thuốc, cần tuân thủ nghiêm ngặt theo các phương pháp và các quy định đã đề ra.
Hình ảnh chu sa
Chu sa, thần sa là những vị dược liệu giống như một loại khoáng thạch có màu đỏ, chỉ có ở Trung Quốc. Các dược liệu này có tác dụng dùng để làm hỗ trợ trấn kinh, an thần trong các bệnh co giật và mất ngủ. Trong đó chu sa thường ở thể bột đỏ, còn thần sa thường ở thể cục thành khối óng ánh, to nhỏ không đều nhau. Tham khảo hình ảnh nhận biết dưới đây:
Xem thêm: Dùng thần sa thế nào cho đúng? – Báo Sức khỏe và Đời sống
Giá bán chu sa bao nhiêu tiền 1kg?
Trên thị trường, thần sa được rao bán với giá từ 2 – 3 triệu đồng/1kg. Giá thần sa đắt do khó khai thác và tìm kiếm, vận chuyển. Thần sa có thể tìm mua tại các cửa hàng bán dược liệu uy tín để sử dụng đảm bảo.
Khi mua thần sa của những thương lái tại các cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc, giá thần sa sẽ rẻ hơn trong nước. Tuy nhiên, thần sa của các thương lái ẩn chứa nguy cơ thần sa là giả, bị trộn bột đá và các loại bột khác để tăng lợi nhuận.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang