Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Bệnh hay quên ở người già – Triệu chứng, cách giảm thiểu bệnh hữu hiệu

Bệnh hay quên ở người già là chứng bệnh phổ biến người cao tuổi nào cũng mắc phải. Cần nhận biết sớm triệu chứng nhằm giảm thiểm bệnh hiệu quả.

Bệnh hay quên ở người già 

Theo thống kê của WHO (tổ chức y tế trên thế giới), mỗi năm có thêm 7,7 triệu ca mắc chứng bệnh đãng trí, chủ yếu tập trung vào những đối tượng trên 50 tuổi là nhiều. Bệnh hay quên ở người già hay còn gọi là bệnh đãng trí, suy giảm trí nhớ và mất trí nhớ ở người cao tuổi. Chứng bệnh này không phải là căn bệnh hiếm, ngược lại cực kỳ phổ biến ở người ở người cao tuổi. Thậm chí gần đây, bệnh được đưa ra cảnh báo lần nữa do xu hướng trẻ hóa ở người bệnh.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh do sự lão hóa của các tế bào thần kinh, do stress, do môi trường sống, rối loạn giấc ngủ… Ngoài ra nguyên nhân cũng có thể do tuổi tác đã lớn gây nên. Bệnh hay quên ở người già cũng có thể là biểu hiện ban đầu của căn bệnh thoái hóa não dẫn đến mất trí nhớ, thậm chí tử vong.

Bệnh hay quên ở người già mỗi năm lại có thêm 7,7 triệu người mắc bệnh

Bệnh hay quên ở người già mỗi năm lại có thêm 7,7 triệu người mắc bệnh

Bệnh hay quên ở người già có triệu chứng như nào?

Biểu hiện bệnh đãng trí ở người già mức độ nhẹ

Mức độ nhẹ của chứng bệnh hay quên ở người già được thể hiện qua việc suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi. Người già không nhớ đã cất đồ đạc ở đâu hoặc hỏi câu trước câu sau đã quên.

Tại mức độ này người bệnh vẫn hoạt động và nhận thức cuộc sống được bình thường dù trí nhớ giảm sút. Chính vì vậy người người cao tuổi đã chủ quan, bỏ qua dấu hiệu xấu về sức khỏe của mình.

Dấu hiệu suy giảm trí nhở người cao tuổi mức độ nặng

  • Xuất hiện rối loạn hành động: đi lang thang ngoài đường, lạc đường không nhớ địa chỉ nhà, quên cách nấu món ăn…
  • Ngôn ngữ gặp khó khăn: nói lặp, nhắc lại nhiều chuyện đã nói, kể chuyện vòng vo, nói lặp, nói chuyện không có trình tự…
  • Thường xuyên gây gổ với người xung quanh; hay bị kích động, lo lắng thái quá.
  • Tư duy kém: tính toán sai, phản ứng chậm với các câu hỏi đơn giản, không có sự sáng tạo…
  • Xuất hiện ảo giác như nhận nhầm người thân, bạn bè. Nhiều trường hợp còn tin rằng có người đang gọi tên, hay lấy trộm mất đồ của mình.
  • Mất ngủ vào ban đêm, luôn than phiền mệt mỏi, buồn rầu, ngủ ngày nhiều hơn.

Bệnh hay quên ở người già nên giảm thiểu thế nào?

Thăm khám sức khỏe định kỳ để hạn chế suy giảm trí nhớ ở người già

Người già nên đi khám sức khỏe định kỳ 3 hoặc 6 tháng một lần để kiểm tra phát hiện bệnh sớm. Khi thăm khám thường xuyên, các bác sĩ sẽ theo dõi và đưa ra cách điều trị khi phát hiện ra bệnh. Đối với các bệnh nhận bị xơ vữa động mạch, cao huyết áo, tiểu đường… thì cần đi khám chữa triệt để. Một số bệnh trên là tác động dẫn đến chứng bệnh hay quên ở người già.

Làm giảm bệnh đãng trí ở người cao tuổi nhờ sinh hoạt khoa học

Giấc ngủ – Điều quan trọng giảm thiểu chứng bệnh suy giảm trí nhớ ở cao tuổi

Người cao tuổi bị mắc chứng hay quên đa phần đều căn nguyên do thiếu ngủ trầm trọng. Việc mất ngủ thường xuyên khiến cơ thể mệt mỏi, mất tập trung. Cần ngủ đủ giấc, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ mới làm thư giãn được não bộ.

Bệnh hay quên ở người già có giảm thiểu được hay không do một phần giấc ngủ

Rèn luyện trí óc thường xuyên làm giảm thiệu chứng bệnh mất trí ở người già

Rèn luyện trí óc ở người cao tuổi có thể dưới nhiều hình thức như đọc sách báo, tổng hợp thông tin; tích cực khám phá cuộc sống trong khả năng có thể; chơi các trò chơi tư duy như cờ tướng, cờ vua hoặc đơn giản hơn là thường xuyên chơi, dạy các cháu nhỏ trong nhà… Đây là những hình thức rất tốt giúp não giảm được quá trình suy giảm trí nhớ.

Vận động là phương pháp tốt để cải thiện bệnh đãng trí

Rèn luyện thân thể là điều nên làm ở người cao tuổi. Khi vận động thường xuyên sẽ giúp có một thể lực tốt hơn, tinh thần trở nên minh mẫn. Ngoài ra còn ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, loãng xương, cao huyết áp… Tùy theo thể trạng của từng người mà người già nên chọn hình thức tập luyện phù hợp như: chạy bộ, đi xe đạp, yoga, tập dưỡng sinh…

Hạn chế bệnh hay quên bằng tham gia hoạt động xã hội

Hoạt động xã hội điều cần thiết cho một người cao tuổi. Khi tham gia hoạt động, không những họ trở nên vui vẻ mà còn có thêm nhiều bạn để giao lưu. Một số hoạt động xã hội tiêu biểu như: chơi cờ tướng, hội hưu trí, hội văn nghệ xóm phố…

Nấm lim xanh – Linh thảo hữu hiệu giảm thiểu bệnh suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi

Nấm lim xanh có tác dụng tăng cường tập trung và trí nhớ bằng việc trung hòa chất homocysteine. Đây là chất có hại cho sức khỏe, gây ra các cơn đột quỵ, suy giảm nhận thức. Ngoài ra vitamin B%, B6 và B12 giúp hệ thần kinh làm việc hiệu quả, tăng cường trí nhớ hơn. Vì vậy, sử dụng nấm lim xanh thường xuyên sẽ giúp giảm đi chứng bệnh hay quên ở người già.

Cách dùng: Sắc 20g nấm lim xanh cùng 2 lít nước. Đun cho đến khi mức nước trong ấm còn 1,5 lít thì  ngừng đun. Nước chắt ra để nguội, uống thay nước lọc trong ngày.

Nấm lim xanh có công dụng tốt cải thiện trí não ở người cao tuổi

Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho bệnh hay quên ở người già

  • Cá, rau chân vịt, súp lơ, cà chua, giá đỗ, bắp cải, cải xanh, trứng… là thực phẩm giúp tăng khả năng tập trung, tăng cường trí nhớ.
  • Tăng cường ăn nhiều trái cây như: lê, cam, táo, quýt, bưởi, dâu… bởi chúng rất giàu vitamin C. Vitamin C sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, thích não bộ sáng suốt hơn.
  • Hạn chế sử dụng bia rượu, kể cả rượu thuốc không được lạm dụng uống thường xuyên. Vào những ngày có tiệc có thể dùng rượu nhẹ với lượng cồn ít.

Xem thêm: https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/tu-van/canh-giac-voi-benh-hay-quen-3074247.html

.

Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version