Dược Liệu Cối Xay có tên khác của cây Cối xay: Nhĩ hương thảo , Kim hoa thảo.
Tên khoa học: Abutilon indicum (L.) Sweet, họ Bông (Malvaceae).
Giới thiệu: Cây sống dai, mọc thành bụi. Cây gỗ nhỏ, có nhiều lông mịn. Lá đơn, mọc cách, dài 8-9 cm, rộng 8-11 cm. Phiến lá hình tim, mép lá răng cưa không đều, màu xanh đậm ở mặt trên và nhạt hơn ở mặt dưới, có lông mịn ở cả hai mặt. Cuống lá hình trụ, dài 8-9 cm, màu xanh ở mặt lưng và màu tím ở mặt bụng. Hoa đơn độc ở nách lá gần ngọn, đều, lưỡng tính. Cuống hoa hình trụ dài 5-7 cm, màu xanh, có lông mịn, có đốt gần ngọn. Đế hoa màu xanh, lồi hình chén, dài 1,5-2 mm, mặt ngoài có lông mịn. Quả bế màu xanh khi non, già có màu đen, gồm nhiều quả hình thận có một gai nhọn ở đỉnh, dài 8-10 mm. Hạt màu đen, dài 3-4 mm. Mùa hoa: tháng 2-3, mùa quả: tháng 4-6
Ở Việt Nam, Cối xay mọc hoang khắp các tỉnh, đồng bằng, trung du, đồi núi thấp. Cây ưa ẩm, ưa sáng, hơi chịu bóng.
Thu hái, sơ chế: Thu hái vào mùa hạ, thu. Thu hái toàn cây trên mặt đất, gồm đoạn thân, cành, lá, quả. Dùng tươi hoặc phơi khô.
Thành phần hóa học: Lá chứa nhiều chất nhầy và asparagin. Cây chứa tinh dầu với các thành phần là b-pinen, caryophyllen oxyd, cineol, geraniol, geranyl acetat, alemen, eudesmol, farnesol, borneol. Hạt chứa raffinose 1,6% và dầu nửa khô 4,21% gồm chủ yếu là glycerid của các acid linoleic, oleic, palmitic, stearic. Rễ chứa dầu béo, b- sitosterol, b-amyrin và một alcaloid chưa xác định.
Công dụng, chỉ định và phối hợp cây cối xay:
Thường được dùng trị 1. Sổ mũi; sốt cao, đau đầu dữ dội, viêm tuyến mang tai truyền nhiễm; 2. Tật điếc, ù tai, đau tai; 3. Lao phổi; 4. Giảm niệu (tiểu tiện vàng, đỏ hoặc đái dắt, đái buốt). Liều dùng 15-30g toàn cây, hoặc 6-16g lá, 2-4g hạt; dạng thuốc sắc. Lá khô nấu nước uống chữa cảm sốt, nhức đầu, bí tiểu tiện, thường phối hợp với Rau má, Bời lời nhớt, mỗi thứ 20g, Phèn phi 2g. Để chữa vàng da, hậu sản thì phối hợp với Nhân trần và lá Cách. Lá tươi và hạt 8-12g giã nát, thêm nước uống, bã đắp chữa mụn nhọt, rắn cắn. Rễ ngâm giấm uống trị bệnh kinh phong (40g rễ trong 1 lít giấm thanh, mỗi lần dùng một thìa xúp).
Đơn thuốc có cây cối xay:
- Cối xay trị đau tai, tật điếc: Cối xay 60g hoặc 20-30g quả, nấu với thịt lợn mà ăn. Đối với tật điếc, dùng rễ Cối xay, Mộc hương, Vọng giang nam, mỗi vị 60g, nấu với đuôi lợn mà ăn.
- Sau khi đẻ phù thũng: Lá Cối xay 30g, ích mẫu 20g sắc uống.
- Cối xay trị kiết lỵ hay mắt cá màng mộng: Quả Cối xay, hoa Mào gà mỗi vị 30g, sắc uống.
Chú ý: Người có thận hư hàn tiểu tiện nhiều và trong, ỉa chảy không nên dùng. Phụ nữ có thai dùng phải cẩn thận.
Cối xay là loại cây nhỏ, mọc thành bụi mọc hoang ở khắp nơi trong cả nước, sống hàng năm hay lâu năm, cao 1-2m. Toàn thân và các bộ phận của cây có lông mềm, lá mọc so le. Hoa màu vàng, có cuống, mọc đơn độc ở nách lá. Quả hình cầu cụt đầu giống thớt cối xay. Dược liệu từ cây cối xay gồm các đoạn thân, cành, lá, hoa, quả thu hái toàn cây vào hè thu, đem rửa sạch đất, cắt khúc ngắn, dùng tươi hoặc phơi sấy khô để dùng dần.
Theo Đông y, cây cối xay có vị hơi ngọt, tính bình, tác dụng tán phong, thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, long đờm, lợi tiểu nên thường dùng điều trị cảm mạo phong nhiệt, sốt cao, đau đầu, tai ù, điếc, sốt vàng da, tiểu tiện vàng đỏ, đái rắt buốt, phù thũng, lở ngứa, dị ứng. Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 8 – 12g, dạng thuốc sắc.
Sau đây là một số tác dụng của cây cối xay:
– Cối xay chữa phụ nữ sau khi sinh bị phù thũng: Lá cối xay 20-30g, ích mẫu 12-16g, nấu với 300ml nước, sắc còn 150ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn.
– Cối xay chữa cảm sốt, nhức đầu do phong nhiệt: Cây cối xay 12-16g, lá tre 8g, bạc hà 6g, kinh giới 8g, kim ngân hoa 12g, nấu với 750ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn.
– Cối xay chữa tiểu tiện bí, tiểu rắt, tiểu buốt: Cây cối xay 30g, bông mã đề 20g, rễ tranh 20g, râu bắp 12g, cỏ màn trầu 8g, rau má 12g, nấu với 650ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn.
-Cối xay chữa đau tai, tật điếc: Cối xay 60g, hoặc 20-30g quả, nấu với thịt lợn. Đối với tật điếc, dùng rễ cối xay, mộc hương, vọng giang nam, mỗi vị 60g, nấu với đuôi lợn ăn với cơm.
-Cối xay chữa đau tai, ù tai, thính lực giảm: Quả cối xay 30g (hoặc toàn cây tươi 60g), nấu canh với thịt heo nạc để ăn cơm.
– Cối xay chữa sốt vàng da, phụ nữ sau khi sinh bị cảm phong nhiệt: Lá cối xay 12-16g, lá cách 16g, nhân trần 12-16g, nấu với 500ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn.
– Cối xay chữa kiết lỵ, hay mắt cá màng mộng: Quả cối xay, hoa mào gà mỗi vị 30g, sắc uống trong ngày chia uống 3 lần/ngày/thang.
Lưu ý với những người có thận hư hàn, tiểu tiện nhiều và trong, ỉa chảy không nên dùng. Phụ nữ có thai không nên dùng.
Cây cối xay hay còn gọi là nhĩ hương thảo hay kim hoa thảo, cây đằng, giăng xay, quýnh ma, ma mảnh thảo, ma bản thảo giàng xay, co tó ép (Thái), phao tôn (Tày); là một loại cây nhỏ sống hàng năm hay lâu năm mọc hoang và trồng hầu hết trên khắp nước ta, mọc thành bụi ở những bãi đất trống hay bờ rào, cao 1-2m, có lông mềm trên toàn thân và các bộ phận của cây.
Theo Đông y, cây cối xay có vị hơi ngọt, tính bình, tác dụng tán phong, thanh nhiệt, giải độc, có thể thăng thanh giáng trọc, khai khiếu, hoạt huyết, long đờm,lợi tiểu. Bộ phận làm thuốc gồm các đoạn thân, cành, lá, hoa, quả. Thu hái quanh năm, tốt hơn cả là mùa hạ dùng tươi phơi hay sấy khô.
Thường dùng chữa sổ mũi, sốt cao, nhức đầu do phong nhiệt, viêm tuyến mang tai truyền nhiễm, đau tai, ù tai, giảm thính lực, tiểu tiện ít, nước tiểu vàng, tiểu rắt, tiểu buốt. Ngày dùng 15-30g toàn thân hoặc 6-16 g lá sắc uống.
Lá cối xay có chất nhầy nên có tác dụng làm dịu kích thích, hạ sốt, thông tiểu tiện, thường dùng chữa cảm sốt phong nhiệt, nhức đầu, bí tiểu.Ngày dùng 16-20g khô sắc uống. Dùng tươi rửa sạch, giã nát đắp chữa mụn nhọt, rắn cắn.
Hạt cối xay có tác dụng làm dịu và nhuận trường.Ngày dùng 8-12g sắc uống.
Rễ cối xay chữa giúp hạ sốt, trấn tĩnh tinh thần, trừ phong.Ngày dùng 4-6g sắc uống.Hoặc ngâm dấm uống chữa kinh phong.40g , rễ cối xay ngâm với 1 lít dấm, ngày dùng 1-2 lần, mỗi lần 1 thìa canh(20ml).
Một số bài thuốc có dùng cối xay
- Cối xay chữa cảm sốt, nhức đầu do phong nhiệt: Cây cối xay 12-16g,lá tre 8g, bạc hà 6g, kinh giới 8g, kim ngân hoa 12g. nấu với 750ml nước sắc còn 250ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn
- Cối xay chữa sốt vàng da,phụ nữ sau khi sinh bị cảm phong nhiệt: Lá cối xay 12-16g, lá cách 16g, nhân trần 12-16g, nấu với 500ml nước. sắc còn 250ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn
- Cối xay chữa đau tai, ù tai, thính lực giảm:Quả cối xay 30g(hoặc toàn cây) tươi 60g, nấu canh với thịt heo nạc để ăn trong bữa cơm.
- Cối xay chữa phụ nữ sau khi sinh bị phù thũng: Lá cối xay 20-30g, ích mẫu 12-16g, nấu với 300ml nước. sắc còn 150ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn
- Cối xay chữa tiểu tiện bí, tiểu rắt, tiểu buốt: Cây cối xay 30g, bông mã đề 20g, rễ tranh 20g, râu bắp 12g, cỏ màn trầu 8g, rau má12g. Nấu với 650ml nước. sắc còn 250ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn.
Lá cối xay giảm đau sau chấn thương
Khi không may bị va đập hay chấn thương để lại những vết thương hay trầy xước hoặc bầm tím trên cơ thể khiến đau đớn, nhức nhối khó chịu, xin giới thiệu cùng bạn đọc kinh nghiệm từ lá cối xay có thể thay mật gấu hay thuốc giảm đau để điều trị và giảm đau sau chấn thương.
Theo kinh nghiệm cho thấy, ngay sau khi trật đả hay chấn thương, lấy độc vị lá cối xay tươi một nắm khoảng 20 – 30g sắc cho uống ấm sau một vài tiếng thì nạn nhân giảm đau rõ rệt và các vết máu tụ cũng nhanh chóng tan đi, sức khỏe bình phục. Thực tiễn cho thấy, càng áp dụng sớm thì hiệu quả càng cao. Còn theo kinh nghiệm của nhân dân Ấn Độ, cối xay ngoài sử dụng làm giảm đau còn làm thuốc nhuận tràng, trị bệnh phổi và làm thuốc an thần. Hoa được sử dụng để làm tăng tinh dịch ở nam giới.
Chú ý: Theo kinh nghiệm của chúng tôi, bài thuốc này chỉ áp dụng được cho những nạn nhân sau khi chấn thương còn tỉnh táo, không cần can thiệp ngoại khoa.
Bài thuốc giảm đau, hoạt huyết từ cây cối xay
Cây cối xay có tên khoa học là Abutilon indicum (L.) Sweet, Họ Bông – Malvaceae hay nhiều người gọi cây cối xay bằng tên Cây Dằng xay, Kim hoa thảo, Nhĩ hương thảo, Ma mãnh thảo.
Công dụng của cối xay
Chủ trị cối xay: Cối xay có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giảm đau do cảm gió, thanh huyết nhiệt, có thể giải độc, lọc máu, khai khiếu, hoạt huyết. Chữa mụn nhọt, thông tiểu tiện, tiểu tiện đỏ, chữa sốt.
Chú ý: Không dùng cho người bị ỉa lỏng, tiểu tiện trong nhiều, phụ nữ có thai cần thận trọng.
Kiêng kỵ: Người có thận hư hàn, tiểu tiện nhiều và trong, ỉa chảy không nên dùng. Phụ nữ có thai dùng phải cẩn thận.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang