Dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày gồm những biểu hiện gì? Ung thư dạ dày nổi tiếng là một trong nhiều loại ung thư gây đau đớn nhất cho người bệnh. Tuy nhiên, với một số bệnh nhân, cơn đau không phải là dấu hiệu cảnh báo sớm cho căn bệnh quái ác này. Ngoài ra, tìm hiểu về cách phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày có dễ dàng nhận ra không? Cứ khoảng 111 người trưởng thành thì sẽ có 1 người bị mắc phải. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, căn bệnh này thường xảy ra với nam giới, tuổi cao thì nguy cơ mắc bệnh tăng.
Ung thư dạ dày không phải là một dạng ung thư di truyền mà do các đột biến DNA là nguyên nhân chính gây ra. Bởi vậy, bạn cần chú ý đến những dấu hiệu ung thư mà không gây cảm giác đau.
Dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày
Nôn hay đại tiện ra máu
Khi bị ung thư dạ dày, máu trong phân sẽ có màu nâu sẫm hoặc đen. Do máu bị tác động của men tiêu hóa. Còn khi nôn mửa thì máu sẽ có màu đỏ tươi đôi khi có lẫn cặn bã từ phần thức ăn chưa được tiêu hóa hoàn toàn.
Mặc dù nôn hoặc đại tiện ra máu không chỉ do ung thư dạ dày gây ra. Bởi viêm ruột, viêm đại tràng đều có thể dẫn đến triệu chứng tương tự. Tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày.
Chán ăn, ăn không ngon
Bạn cảm thấy rất đói nhưng chỉ mới ăn được một ít thì cảm giác đói và thèm ăn mất hẳn. Phó giáo sư – Tiến sĩ Umut Sarpel, bác sĩ giải phẫu chuyên khoa ung thư tại bệnh viện Mount Sinai ở New York thì đây là chứng “no sớm”, một trong những dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày.
Đặc biệt, nếu bạn ăn ít nhưng vẫn cảm thấy nhanh no hơn trước đây thì cần đi khám chứ không nên chủ quan bỏ qua.
Đau dạ dày dai dẳng
Khi dạ dày bị viêm loét thì sẽ bắt đầu xuất hiện các cơn đau. Tuy nhiên, những cơn đau này thường không liên tục. Cơn đau xuất hiện lúc có lúc không và chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn vài giờ.
Sụt cân bất thường
Bạn không ăn kiêng nhưng cân nặng vẫn giảm bất thường thì cần nên lưu ý. Nó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 1, bệnh suy tuyến thượng thận… và ung thư dạ dày cũng nằm trong số đó.
Tuy nhiên, quá trình sụt cân này diễn ra từ từ chứ không đột ngột nên nhiều người thường bỏ qua đến khi bệnh chuyển nặng thì rất khó chữa trị. Do đó, nếu cân nặng cứ sụt đều đặn mỗi tháng thì bạn nên đi khám để ngăn chặn bệnh kịp thời.
Ợ nóng, khó tiêu, chướng bụng
Chứng ợ nóng, khó tiêu hay các triệu chứng khác như rối loạn tiêu hóa cũng có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư dạ dày. Thêm vào đó là triệu chứng này cũng có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải cẩn trọng khi thấy mình ợ nóng liên tục.
Tổn thương bên trong gây đau không thường xuyên
Phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày
Hạn chế ăn đồ muối
Các thực phẩm như cá muối, dưa cà muối tuy rất tiện lợi và dễ ăn. Nhưng chúng lại chứa khá nhiều nitrit và amin thứ cấp khi vào dạ dày có thể kết hợp thành chất Nitrosamines cực độc gây ung thư.
Hạn chế đồ hun khói, đồ ăn nhiều dầu mỡ được chế biến dưới nhiệt độ cao
Thịt hun khói cũng như các đồ nướng, chiên xào thường được chế biến với nhiệt độ cao. Chế biến với loại dầu ăn tái sử dụng nhiều lần có chứa nhiều chất gây ung thư như benzopyrene. Do đó bạn không nên ăn hoặc ăn ít các loại đồ ăn này.
Không ăn những thực phẩm nấm mốc
Một số loại thực phẩm mốc chứa loại chứa chất gây ung thư cực độc. Bạn cần loại bỏ ngay những thực phẩm này nếu phát hiện nghi vấn.
Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và hạn chế uống rượu bia
Hút thuốc lá và nghiện rượu bia là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh ung thư, trong đó có ung thư dạ dày. Vì vậy loại bỏ những thứ này ra khỏi cuộc sống của bạn chính là cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư.
Trong khói thuốc có chứa nhiều chất gây ung thư hoặc thúc đẩy tế bào ung thư phát triển như Benzopyrene, hydrocacbon thơm đa vòng. Đây là một trọng những nguyên nhân gây bệnh ung thư thực quản và ung thư dạ dày.
Xem thêm: Phòng tránh bệnh ung thư dạ dày bằng cách nào? – Vietnamnet
Ăn nhiều rau quả tươi
Rau quả là nguồn cung cấp các chất xơ và vitamin hết sức dồi dào. Ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin A,B,E, tăng cường sự hấp thu protein hợp lý. Thực phẩm có thể bảo vệ cơ thể, phòng tránh ung thư dạ dày.
Trong các bữa ăn hàng ngày, chúng ta nên bổ sung thêm các loại rau quả như cà chua, mầm cải xanh, súp lơ, cà rốt…
Có thói quen ăn uống hợp lý
Ăn không đúng giờ, đúng lượng. Một khi ăn quá nhiều, ăn quá nhanh đều gây kích thích gây tổn thương đến dạ dày. Từ đó có thể gây ra ung thư dạ dày.
Thói quen ăn chậm nhai kỹ cũng giúp giảm bớt gánh nặng cho dạ dày cũng như hạn chế thấp nhất tổn thương đến niêm mạc dạ dày.
Điều trị nhiễm Helicobacter pylori
Nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori) mạn tính có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Vi khuẩn H. pylori khiến dạ dày bị viêm, tế bào lót dạ dày bị loét. Theo thời gian, các tế bào trở nên bất thường và có thể trở thành ung thư.
.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang