Nấm – một loài thực vật bậc thấp
Nấm không thể tự tổng hợp chất dinh dưỡng từ ánh sáng nên tất cả các loài nấm đều sống cộng sinh hoặc sống kí sinh trên thân cây khác, thậm chí là sống trên các chất mục nát.
Họ nhà nấm có vô vàn loại, trong đó chỉ có một số loài là có dược chất tốt cho con người, hầu hết số còn lại là nấm độc, không có lợi thậm chí là gây chết người
Nấm quý từ thiên nhiên…
Từ xa xưa, trên khắp thế giới, nấm vẫn luôn được coi là một nguồn thực phẩm và dược phẩm quý đối với con người, được sử dụng nhiều trong nấu ăn, làm thuốc bổ và dùng trong y học. Nấm chứa rất nhiều các chất và dược chất quý không chỉ giúp cơ thể bồi bổ sức khỏe, tăng cường thể lực mà còn giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh, kể cả các bệnh nan y. Thậm chí có những dược chất quý được phát hiện chỉ có duy nhất trong họ nấm mà không phát hiện sự tồn tại ở bất kỳ loài nào khác trong tự nhiên.
Trong ẩm thực, nấm là một loại thực phẩm ngon và bổ dưỡng, chứa rất nhiều chất cần thiết cho cơ thể con người như kali, sắt, các loại vitamin B2, B3, C, selen, đồng, các chất xơ hòa tan, chất dẻo cellulose và có chứa nhiều axit glutamic giúp tạo sự đậm đà trong món ăn. Hơn nữa, nấm chứa rất ít chất béo, là một thực phẩm quan trọng dành cho những người muốn giảm cân hay chữa bệnh béo phì thường gặp trong cuộc sống hiện nay.
Trong y học, từ Đông y đến Tây y, nấm được sử dụng như một phương pháp bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ trị bệnh. Ở Trung Quốc, cách đây 3000 năm, người ta coi nấm là một loại thuốc bổ giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, nâng cao hiệu quả của hệ miễn dịch phòng chống nhiều loại bệnh liên quan đến nhiễm trùng. Còn ở Nhật Bản hay ở Mỹ, theo các nghiên cứu đã công bố, nấm chứa dược chất lentinan đặc hữu bảo về và giúp cơ thể tránh khỏi các tác dụng không mong muốn của các phương pháp hóa trị và xạ trị trong điều trị các bệnh ung thư; nấm cũng chứa nhiều chất phytochemical giúp ngăn ngừa stress, mệt mỏi, giảm cholesterol và ngăn ngừa sự rối loạn tế bào gây ung thư; bên cạnh đó, nấm còn giúp làm tăng hiệu quả miễn dịch các loài vi khuẩn có hại, giúp hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị ung thư, các bệnh về khớp như viêm khớp, bệnh gout. Riêng đối với cả những bệnh nhân HIV/AIDS, nấm còn giúp hạn chế sự phá hủy hệ miễn dịch của vi rút, đồng thời tăng cường sức khỏe và tinh thần cho người bệnh.
Và còn rất nhiều những tác dụng chữa bệnh khác của nấm mà thực tế rất nhiều người sử dụng đã cho thấy kết quả tốt, như các bệnh về tim mạch, gan, các loại ung thư cuống họng, ung thư đường ruột….
Họ nấm có rất nhiều loài, mỗi loài nấm đều mang những giá trị khác nhau. Các loài nấm như nấm rơm, nấm hương, mộc nhĩ… thường được dùng trong các bữa ăn hằng ngày; bên cạnh đó là một số loại nấm quý như nấm linh chi,nấm lim xanh, nấm thượng hoàng Hàn Quốc, nấm tâm trúc, nấm thái dương… Và trong số các loài nấm quý, phải kể đến một loài nấm chứa dược chất rất cao đang được rất nhiều người tin dùng không chỉ để bồi bổ sức khỏe mà để chữa rất nhiều các căn bệnh nan y, đó là nấm lim xanh.
Nấm Lim xanh được xem như phương pháp hữu hiệu hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị ung thư, xơ gan, gan nhiễm mỡ, điều trị gút, viêm khớp, đau dạ dày, tá tràng…; giúp phục hồi, tăng cường chức năng gan, giảm mỡ máu, điều hòa huyết áp…đồng thời thanh lọc, giải độc trong cơ thể, giúp ăn ngon ngủ sâu, tăng cường sức khỏe và làm đẹp da…mà không gây bất kì tác dụng phụ nào.
Không ít các loài nấm độc cần tránh
Bên cạnh những loài nấm quý tốt cho sức khỏe thì có rất nhiều các loài nấm độc có hại, ảnh hưởng lớn đến cơ thể người dùng, thậm chí gây ra tử vong. Đó hầu hết là các loài nấm mọc dại tự nhiên trong rừng mà con người khó có thể biết được.
-Chất độc Amatoxin điển hình trong nấm Lepiota helveola khi vào cơ thể sẽ đi theo đường máu vào tấn công các tế bào gan và gây rối loạn quá trình tổng hợp protein. Nhiễm nặng có thể nguy hiểm ở mức tử vong.
Chất độc muscarine điển hình trong nấm Ruồi gây ra các triệu chứng rối loạn ở cơ thể như tiết nhiều mồ hôi, nước miếng, nước mắt, gây đi tiểu liên tục, còn dẫn đến hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim…
Chất độc acid Ibotenic và Musimol điển hình trong nấm Amanita Solitaria gây ra tình trạng mất kiểm soát, mê sảng, đau dạ dày…người bệnh có thể rơi vào tình trạng hôn mê sâu.
Chất Monomethylhydrazine (MMH) và Gyromitrins điển hình trong nấm Gyromitra infula gây ra buồn nôn, có thể tấn công tế bào hồng cầu, gây ra các bệnh về gan và ung thư.
Trong tự nhiên có cả vài chục ngàn loài nấm dại khác nhau, một số ít trong đó là ăn được, còn lại đều là nấm độc với nhiều nguy cơ khác nhau. Các loài nấm dại không rõ nguồn gốc thường hầu hết đều là nấm độc, do đó con người cần phải cẩn trọng đối với các loại nấm này để bảo vệ an toàn cho sức khỏe của bản thân mình.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang