Nấm đông cô quen gọi là nấm hương. Tác dụng của nấm đông cô với sức khỏe và chữa bệnh. Cách dùng nấm đông cô tươi, khô chế biến nấu món ăn ngon, bổ dưỡng và dễ ăn? Cách nấu nấm đông cô với gà, măng tây, đậu… hợp khẩu vị. Hình ảnh nấm đông cô Việt nam, Nhật bản và những lưu ý tác dụng phụ nấm đông cô kiêng kị gì
Nấm đông cô tươi, khô là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tác dụng của nấm đông cô rất tốt cho cả phụ nữ, người già và trẻ em. Nhưng nếu không biết cách dùng nấm đông cô nấu chế biến món ăn, nấm sẽ bị mất dinh dưỡng, thậm chí tác dụng phụ của nấm đông cô gây hại cho sức khoẻ. Theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều bí quyết nấu ăn ngon, bổ dưỡng cho gia đình.
Lợi ích của nấm đông cô?
Nấm đông cô tươi, khô làm gì ngon, bổ dưỡng? Dù nấu kết hợp với bất cứ thực phẩm nào, nấm đều rất có lợi cho sức khoẻ.
Nấm đông cô (còn gọi là nấm hương) có nhiều tác dụng trong làm đẹp, giảm cân, tăng cường sức khoẻ:
- Làm đẹp da: Axit kojic trong nấm có tác dụng tẩy trắng và làm mờ các vết thâm, đồi mồi trên da hiệu quả.
- Tốt cho tim mạch: Nấm chứa hàm lượng lớn DEA có công dụng đào thải cholesterol xấu trong máu. Ngoài ra, beta glucans trong nấm còn có tác dụng làm bền mạch máu. Mangan, selen, đồng, ergothioneine, kẽm… giúp chống lại sự oxy hoá, bảo vệ tế bào tim hiệu quả.
- Phòng chống ung thư: Lentinan trong nấm có thể ức chế enzyme gây viêm nhiễm, ung thư rất tốt. Lentinan còn có tác dụng bảo vệ hệ miễn dịch rất tốt cho trẻ em, người già.
- Giảm cân hiệu quả: Nấm đông cô ít chất béo, giàu chất xơ, nước. Người ăn nấm hương vẫn có đủ dinh dưỡng nhưng lại hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Nấm đông cô tươi, khô làm gì ngon?
Để biết nấm đông cô tươi, khô làm gì ngon nhất, bạn cũng cần biết cách chọn và nấu nấm đảm bảo dinh dưỡng nhất. Trước khi tìm hiểu các bí quyết nấu nấm đông cô dưới đây, bạn hãy tìm hiểu cách chọn và sơ chế nấm tốt nhất.
Lưu ý gì khi chọn và chế biến nấm đông cô?
Cách chọn nấm đông cô ngon
Với nấm đông cô tươi, hãy chọn nấm càng non sẽ càng nhiều dinh dưỡng và ngon hơn. Nếu đem nấm ngâm khoảng 10 phút, nấm không bị bở và nở đều, nước ngâm chuyển màu vàng hanh thì đây là nấm ngon và giàu dinh dưỡng.
Với nấm đông cô khô, cần chọn nấm có màu vàng nâu đậm, chân nhỏ và ngắn.
Cách sơ chế nấm đông cô trước khi nấu
Nếu chế biến nấm đông cô khô, bạn chỉ cần rửa sơ qua để đất cát còn sót trôi hết. Bạn không nên ngâm hay rửa nấm quá lâu sẽ làm mất dinh dưỡng trong nấm.
Với nấm tươi, bạn cần chú ý cọ phần bên dưới của mũ nấm để rửa sạch đất cát. Ngoài ra, không nên cọ bề mặt nấm tránh làm mất bào tử của nấm (phần tập trung nhiều dinh dưỡng nhất). Bạn nên dùng bình xịt phun sương hoặc khăn ướt để lau nấm, tránh rửa quá kỹ làm dinh dưỡng bị trôi theo.
Lưu ý khi nấu nấm đông cô
Bạn chỉ nên nấu nấm trong không quá 7 phút để đảm bảo dinh dưỡng. Bởi dinh dưỡng trong nấm đông cô rất dễ bị thăng hoa ở nhiệt độ cao quá lâu.
Ngoài ra, một số người có thể bị dị ứng với nấm hương. Nếu sau khi ăn, người nhà bị nổi phát ban, mặt, cổ bị sưng với triệu chứng khó thở, tim đập nhanh cần đưa vào bệnh viện sớm.
Nấm đông cô tươi, khô làm gì ngon và bổ dưỡng?
Nấm đông cô tươi xào măng tây
Đây là món ăn thanh đạm, cung cấp nhiều vitamin, chất xơ, dưỡng chất cho cơ thể. Sau những bữa ăn tiệc tùng chán ngấy, món ăn này giúp cả gia đình ăn ngon miệng hơn hẳn.
Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu chính bao gồm: Măng tây, nấm hương tươi, ngô ngọt, tỏi, dầu hào, hạt nêm, dầu ăn, gia vị, hạt tiêu.
Cách chế biến nấm đông cô xào măng tây:
- Sơ chế măng tây, loại phần gốc già và cắt khúc vừa ăn.
- Tách vỏ ngô ngọt, rửa qua, để ráo nước.
- Nấm đông cô tươi loại bỏ chân, rửa sạch, để ráo nước rồi khía mũ nấm để tạo hình bông hoa.
- Đun một nồi nước sôi để chần qua ngô, măng tây, vớt ra để ráo.
- Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.
- Bắc chảo lên bếp, cho một chút dầu ăn vào để phi thơm tỏi.
- Xào ngô ngọt trước tiên với một chút dầu hào. Khi ngô gần chín thì cho nấm hương vào xào cùng. Khi các nguyên liệu chín hẳn thì cho măng tây vào đảo qua.
- Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
Nấm đông cô tươi, khô làm gì ngon với rau mầm?
Nấm đông cô và rau mầm đều là những thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít chất béo. Nếu bạn đang ăn chay thì đây là món ăn rất lý tưởng.
Chuẩn bị:
- 0.5kg nấm hương tươi;
- 3 quả cà chua;
- 0.2kg rau mầm;
- 2 củ hành khô;
- Gia vị: hạt tiêu, nước mắm, bột ngọt, muối…
Cách làm rau mầm xào nấm hương:
- Rửa sạch rau mầm, nấm hương, cà chua;
- Nấm đem cắt gốc khoảng 1cm, thái làm 3 phần hoặc cắt tỉa tuỳ theo ý bạn;
- Hành khô đem phi thật thơm sau đó bỏ cà chua vào xào, nêm thêm muối;
- Bỏ nấm hương vào xào lửa lớn trong 5 phút để nấm chín mềm;
- Tắt bếp và bỏ rau mầm vào trộn, nêm nước mắm, bột ngọt, hạt tiêu cho vừa ăn;
Cách làm gà kho nấm đông cô
Gà kho nấm đông cô đậm đà có thể là món ăn để giữ chân cả nhà bạn trong bữa tối ấm cúng.
Chuẩn bị:
- 4 cái đùi gà (Lưu ý, nấm đông cô nấu với đùi gà hợp ăn hơn so với thân, cánh gà);
- 500g nấm hương khô hoặc 200g nấm hương khô, đem cắt làm đôi;
- 2 trái ớt xanh loại dài;
- 20g nấm hương;
- 1 thìa rượu trắng;
- Dầu ăn, gia vị: Đường, muối, mắm, bột ngọt…
- Hoa hồi;
- Hành lá;
Cách làm:
- Nấm hương đem ngâm với nước ấm;
- Đùi gà chặt thành miếng vừa ăn, sau đó đem ninh kỹ;
- Hành, ớt cắt khúc cho đẹp mắt;
- Đun sôi dầu ăn trên chảo, cho thịt gà vào đảo nhanh tay, cho thêm rượu trắng, nước mắm, dầu hào vào;
- Cho nấm hương vào đảo cùng cho thấm gia vị.
- Đổ nước ninh gà vào và đun khoảng 30 phút, sau đó thêm hành lá, ớt xanh cho vừa ăn.
Ngoài nấm hương, nấm lim xanh, nấm đùi gà, nấm rơm, nấm sò, nấm mộc nhĩ… cũng là các loại nấm có rất nhiều dinh dưỡng bạn nên bổ sung cho gia đình.
Xem thêm: Nấm hương có tác dụng gì với sức khoẻ?
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang