Thành phần dinh dưỡng của nấm mỡ: protein, khoáng chất, axit amin… Vậy tác dụng, công dụng của nấm mỡ là gì trong cuộc sống, đặc biệt là chữa bệnh?
Thành phần dinh dưỡng của nấm mỡ giúp nấm mỡ trở thành một trong mười loại nấm tốt cho sức khỏe. Trong thành phần nấm mỡ chứa các chất như protein, chất khoáng, vitamin… Đây là loại nấm được sử dụng vừa để tăng hương vị cho món ăn vừa để điều trị một số bệnh như:
- Bệnh về hô hấp, phế quản;
- Phụ sản ít sữa;
- Bệnh về tiêu hóa;
- Bệnh ung thư;
- Bệnh mỡ máu, tim mạch, tiểu đường…
Thành phần dinh dưỡng của nấm mỡ
Nấm mỡ còn có tên gọi khác là nấm trắng, nhục tẩm, dương ma cô, ma cô, bạch ma cô… Trong thành phần nấm mỡ có chứa nhiều chất dinh dưỡng vượt trội hơn so với các loại rau, nấm khác.
Protein – thành phần dinh dưỡng của nấm mỡ
Trong 100g nấm mỡ loại khô có chứa:
- 9g nước;
- 36,1g protein;
- 3,6g lipit;
- 31,2g hydratcarbon;
- 6g cenllulose.
Theo đó, hàm lượng protein trong nấm mỡ rất cao so với các chất dinh dưỡng khác có trong thành phần nấm mỡ.
Các dinh dưỡng khác trong nấm mỡ
Ngoài hàm lượng protein cao, trong 100g nấm mỡ có tới 14,2g chất khoáng, bao gồm:
- 131mg Ca;
- 718mg P;
- 188.5mg Fe.
Bên cạnh đó, nấm mỡ chứa nhiều acid amin tốt cho sức khỏe, có công dụng hỗ trợ điều trị phòng ngừa một số bệnh nguy hiểm.
Công dụng của nấm mỡ là gì?
Dựa vào các thành phần dinh dưỡng của nấm mỡ mà chúng ta sử dụng loại nấm này như một nguyên liệu trong ẩm thực hoặc một vị thuốc trong y học.
Nấm mỡ trong ẩm thực, các món ăn từ nấm mỡ
Nấm mỡ trong ẩm thực là một nguyên liệu có công dụng tăng hương vị cho món ăn. Nấm mỡ khi chế biến cùng các nguyên liệu khác sẽ bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Nấm mỡ trong chế biến món chay
Nhờ vào thành phần dinh dưỡng của nấm mỡ đa dạng, giàu protein, khoáng chất mà loại nấm này được sử dụng trong các món ăn chay.
Món chay từ nấm có thể thay thế được các món mặn mà khi dùng chúng ta vẫn cảm thấy đậm đà, ngon miệng. Phổ biến nhất là món nấm mỡ xào chay đơn giản nhưng vô cùng đưa cơm.
Chúng ta chỉ cần sơ chế nấm, thái nhỏ rồi xào cùng dầu oliu (hoặc dầu thực vật), tỏi băm. Sau đó nêm gia vị theo công thức sau:
- 3 thìa cafe bơ;
- 1 thìa cafe rượu vang;
- 1 thìa cafe teriyaki;
- 1/2 thìa cafe muối và hạt tiêu.
Xào chín nấm và trình bày ra đĩa là có thể sử dụng được. Đây là món ăn phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt là những người có chế độ ăn kiêng thịt, cá.
Nấm mỡ dùng trong các món mặn
Một số món ăn ngon, bổ dưỡng được chế biến từ nấm mỡ: nấm mỡ xào, nấm mỡ chiên, canh nấm mỡ…
Nấm mỡ chiên giòn
Bạn chỉ cần dùng nấm mỡ đã sơ chế, nhúng vào bột chiên giòn rồi lăn qua lớp bột chiên xù và thả vào chảo dầu đã sôi. Chiên đến khi nấm vàng, chín đều là được. Để nấm mỡ chiên trên giấy thấm dầu và sử dụng cùng nước sốt, tương ớt. Món ăn này phù hợp với những người không phải kiêng đồ chiên, rán, có dầu mỡ.
Nấm mỡ xào lòng non
Chế biến nấm mỡ xào với lòng non khá cầu kỳ, cần nhiều nguyên liệu như:
- Nấm mỡ và lòng non đã được sơ chế, làm sạch.
- Gia vị: hành, gừng, tỏi, dầu thực vật…
Cách thực hiện:
- Lòng non thái thành miếng nhỏ 2cm sau đó cho vào nồi đun sôi 2 phút cùng với vài lát gừng.
- Vớt lòng non ra rổ, để ráo nước.
- Trần nấm mỡ với nước sôi.
- Hành, tỏi phi thơm với dầu thực vật, sau đó cho nấm, lòng non vào xào.
- Khi thấy lòng non, nấm gần chín thì nêm gia vị và đảo đều đến khi chín thì trình bày ra đĩa.
Chúng ta nên sử dụng món này khi còn nóng. Nấm mỡ xào lòng non rất giàu chất dinh dưỡng, tuy nhiên những người mắc bệnh về gan nên kiêng bởi hàm lượng đạm của món ăn cao.
Canh nấm mỡ, măng củ
Nguyên liệu cho món canh gồm: nấm mỡ, măng củ, đậu phụ, xương, hành, gia vị.
Các bước thực hiện:
- Nấm mỡ sơ chế sạch, chần qua nước sôi rồi vớt ra để ráo.
- Đậu phụ thái miếng vừa ăn.
- Măng rửa sạch, thái mỏng.
- Xương rửa sạch rồi ninh lấy nước dùng. Sau đó cho nấm mỡ, măng, đậu vào nồi nước hầm đến khi nhừ.
- Gia vị nêm nếm vừa đủ, khi cho canh ra bát thì rắc ít hành lá thái nhỏ tăng hương vị món ăn.
Công dụng chữa bệnh của nấm mỡ
Trong y học, nấm mỡ có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, căn bệnh khác nhau, nhờ vào thành phần dinh dưỡng của nấm mỡ.
Công dụng của nấm mỡ theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, nấm mỡ có đặc điểm và công dụng sau:
- Vị ngọt, tính mát.
- Dùng để bổ tỳ ích khí, tiêu thực lý khí, nhuận phế đàm (Theo sách Bản thảo cương mục).
- Duyệt thần, chỉ tả, khai vị, chỉ ẩu (Theo sách Y học nhập môn).
Bởi vậy, nấm mỡ thích hợp cho những người:
- Chán ăn, mệt mỏi
- Phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
- Viêm phế quản
- Tiêu chảy, nôn mửa.
Công dụng của nấm mỡ theo y học hiện đại
Nấm mỡ phòng ngừa ung thư
Theo một nghiên cứu tại Nhật Bản, một chất chiết xuất từ nấm mỡ có tên gọi là PS _ K có khả năng kháng ung thư và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.
Các nhà khoa học thực hiện khảo nghiệm lâm sàng về chất này đối với bệnh ung thư da, ung thư vú và thấy dấu hiệu tốt.
Nấm mỡ trị liệu viêm gan, giảm bạch cầu
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn nấm mỡ thường xuyên có thể hỗ trợ điều trị chứng giảm thiểu bạch cầu và bệnh viêm gan mạn tính. Đặc biệt kết quả đạt tới 73% nếu kết hợp nấm mỡ cùng ngũ vị tử.
Điều trị mỡ máu cao bằng nấm mỡ
Nấm mỡ còn có tác dụng giảm nồng độ cholesterol trong máu, giảm đường huyết và cải thiện chức năng của tuyến tụy. Vì vậy, đây cũng là một trong những loại nấm tốt cho bệnh nhân tiểu đường, mỡ máu cao.
Xem thêm: http://suckhoedoisong.vn/nam-mo-ngon-va-bo-n27664.html
.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang