Đông trùng hạ thảo là gì? Tác dụng của đông trùng hạ thảo chữa bệnh gì: Tim mạch, ung thư, giảm cholesterol trong máu… Cách dùng đông trùng hạ thảo tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của dược liệu. Cách sử dụng trùng thảo ngâm rượu. Giá trùng thảo bao nhiêu tiền 1kg. Hình ảnh trùng thảo và đặc điểm nhận biết trùng thảo.
Đông trùng hạ thảo là gì?
Đông trùng hạ thảo là một loại dược liệu quý được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc từ thế kỷ 17. Dược liệu này còn được biết đến với các tên gọi khác như trùng thảo, hạ thảo đông trùng hay yartsa gunbu (tiếng Tây Tạng).
Đông trùng hạ thảo là gì?
Bản chất của trùng thảo là dạng ký sinh của nấm Ophiocordyceps sinensis. Vào mùa đông, trùng thảo trông giống như một loài côn trùng. Tuy nhiên, mùa hè, nó lại mang hình dáng một loại thảo mộc. Đông trùng hạ thảo được tìm thấy nhiều ở các vùng núi cao từ 4.000 – 5.000m, trên một số cao nguyên như Tây Tạng, Cam Túc, Thanh Hải, Tứ Xuyên, Vân Nam…
Đặc điểm của trùng thảo?
- Hình dáng
– Đầu sâu non và đầu thảo liền với nhau một cách tự nhiên
– Trùng thảo thật có 8 chân đối xứng nhau. Khi tách trùng thảo còn thấy rõ đường vân, lõi có màu đen, hình chữ V
- Mùi: Mùi giống nấm rơm và hơi tanh giống nấm hương
- Khi nhai thử: Trùng thảo càng nhai càng thơm, có mùi giống thịt gà
Công dụng của hạ thảo đông trùng
Theo BS Phan Thanh Hải – Trưởng khoa Nội 3 BV Y học cổ truyền TP.HCM, đông trùng hạ thảo có thể được coi là “tiên dược” với thành phần dược tính vô cùng phong phú. Nhờ vậy mà nó có tác dụng điều trị và hỗ trợ điều trị rất nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó có cả căn bệnh nguy hiểm như ung thư.
Tác dụng chữa ung thư của trùng thảo
Nghiên cứu lâm sàng được thực hiện ở Nhật Bản và Trung Quốc đã cho thấy trùng thảo có tác dụng tích cực với các bệnh nhân ung thư.
Cụ thể, mỗi ngày nhóm nghiên cứu đã tiến hành tiêm 6g trùng thảo cho bệnh nhân mắc các chứng ung thư khác nhau, đồng thời kết hợp với hoá trị. Sau 2 tháng, kích thước khối u khối u giảm đáng kể. Trong khi đó, các bệnh nhân được chữa bằng xạ trị hay hoá trị thì tình trạng bệnh không chuyển biến đáng kể.
Tác dụng chữa bệnh tim mạch của trùng thảo
Qua các phân tích hoá học, người ta đã xác định được trong trung thảo có chứa các chất:
- Adenosine
- Deoxy-adenosine
- Nucleotide adenosine
- Các loại nucleotide tự do khác
Chúng có tác dụng giữ ổn định cũng như điều hòa nhịp tim. Đồng thời, các chất digoxin, hydrochlorothiaside, dopamine và dobutamine trong hạ thảo đông trùng còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân suy tim, tăng cường chức năng tim…
Tác dụng giảm cholesterol trong máu của trung thảo
Dù việc tăng cholesterol trong máu không được coi là một bệnh, song nó là dấu hiệu cho thấy cơ thể bị rối loạn chức năng trao đổi chất và có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Trùng thảo đã được kiểm chứng là làm có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu một cách hiệu quả.
Ngoài những tác dụng trên, trùng thảo còn giúp:
- Chống mệt mỏi
- Hỗ trợ điều trị suy giảm chức năng tình dục
- Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến gan, phổi, thận
- Tăng cường hệ miễn dịch
Hướng dẫn sử dụng trùng thảo
Để tránh tác dụng phụ khi sử dụng trùng thảo, người dùng cần biết cách dùng đúng cũng như biết được những đối tượng nào không nên dùng thảo dược này.
Cách dùng trùng thảo chữa bệnh
Trùng thảo có thể được dùng trực tiếp (nhai sống), pha trà uống nước hàng ngày. Nếu ăn sống thì cần làm sạch, ngâm trong nước 50 – 60 độ trong khoảng 3 – 5 phút để loại bỏ hết vi khuẩn, bụi bẩn.
Ngoài dùng làm thuốc chữa bệnh, đông trùng hạ thảo còn được sử dụng như một loại thực phẩm dinh dưỡng, được chế biến dưới dạng nấu, hầm, ngâm, sắc cùng một số thực phẩm khác như thịt gà, thịt bò, chim cút… Những món này có tác dụng chữa suy nhược cơ thể, hen suyễn, thiếu máu, liệt dương, suy tinh…
Người dùng không nên lạm dụng dược liệu này mà chỉ nên sử dụng tối đa là 1g/ngày.
Lưu ý khi sử dụng trùng thảo
Theo các chuyên gia, những người không nên dùng trùng thảo là:
- Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thai và cho con bú
- Người bị xuất huyết
- Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi
- Người có bị cảm lạnh, sốt, ho…
Nếu muốn sử dụng, những đối tượng trên phải hỏi ý kiến của bác sĩ.
Xem thêm: Trùng thảo và những điều chưa biết – Pháp luật TP HCM
Đông trùng hạ thảo ngâm rượu
Ngoài dùng để ăn sống, pha trà, nấu thành món ăn, trùng thảo còn có thể được dùng để ngâm rượu.
Cách ngâm rượu trùng thảo
Nguyên liệu:
- 50g trùng thảo
- 1,5 lít rượu trắng
Cách thực hiện: Ngâm trùng thảo và rượu trong một bình thủy tinh sạch, có nắp đậy trong khoảng 20 – 30 ngày.
Cách dùng: Sau khoảng thời gian trên, có thể sử dụng mỗi ngày 15 – 20ml.
Tác dụng của trùng thảo ngâm rượu
Rượu trùng thảo có tác dụng nâng cao sức đề kháng, tăng thêm sức mạnh cho nam giới. Rượu uống vào không gây chóng mặt, mệt mỏi mà còn giúp tăng cường sinh lực, bổ thận tráng dương hiệu quả. Tuy nhiên, người dùng không nên lạm dụng rượu này.
Uống nhiều rượu trùng thảo có tốt không?
Với bất cứ một loại rượu nào, dùng nhiều cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt những người mắc bệnh dạ dày, gan thì lại càng không nên uống rượu. Người bình thường mỗi ngày chỉ nên uống 15 – 20ml rượu, không nên uống quá nhiều.
Xem thêm:
Hình ảnh trùng thảo
Trùng thảo giá bao nhiêu tiền?
Giá đông trùng hạ thảo thật, dạng nguyên con, có nguồn gốc tự nhiên trên thị trường hiện nay khá đắt, dao động từ 800 – 1 tỷ đồng/kg. Do đó, để tránh mua phải hàng kém chất lượng, tiền mất tật mang, người dùng nên lựa chọn những địa chỉ bán trùng thảo uy tín. Đồng thời, người mua cũng phải nắm được những đặc điểm về hình dáng, mùi vị… của trùng thảo để không mua phải hàng giả.
Video về đông trùng hạ thảo:
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang