Hình ảnh cây cà gai leo, cách nhận biết cà gai leo là gì? Cà gai leo có mấy loại? Đặc điểm nhận biết cây cà gai leo chữa bệnh viêm gan B của Viện Dược liệu Trung ương. Đặc điểm phân biệt cây cà gai leo với các loại cây dại khác. Cà gai leo hoa trắng và cà gai leo hoa tím loại nào tốt hơn? Hình ảnh cây cà gai leo khô.
Hình ảnh cây cà gai leo từ khi còn non cho tới khi ra quả sẽ giúp mọi người nhận biết được cây cà gai leo. Cây cà gai leo được sử dụng khá phổ biến vì những công dụng tuyệt vời mà nó mang lại, đặc biệt là trong hỗ trợ điều trị các bệnh về gan. Cần phân biệt cây cà gai leo với cây cà độc, cà dại để tránh bị ngộ độc.
Hình ảnh cây cà gai leo qua các giai đoạn
Cà gai leo hay còn gọi là cà gai dây, cà quánh… Là loại cây thân nhỏ, thường mọc trên mặt đất hoặc leo lên thân của cây khác. Cây có nhiều nhánh nhỏ, có thể dài hơn 6m. Thân cây nhẵn, sau hóa gỗ khi già, có phân cành phân nhánh nhiều. Lá mọc so le nhau, hình thuôn hoặc bầu dục, mặt dưới có lông mềm trắng, mặt trên có gai. Cành cũng phủ lông trắng và có gai cong màu vàng.
Cà gai leo là cây mọc hoang từ miền Bắc cho tới miền Nam, hình ảnh cây cà gai leo rất dễ nhầm lẫn với cà dại (là loại cây ít có giá trị điều trị bệnh, chứa độc tố). Dưới đây là những hình ảnh cây cà gai leo từ lúc còn non đến khi ra quả.
Cây cà gai leo miền Trung có thân màu nâu, cằn cỗi, thân cứng hơn so với cà gai leo miền Bắc và miền Nam. Nguyên nhân do đặc thù khí hậu miền Trung khắc nghiệt hơn miền Bắc và Miền Nam.
Quả cà gai leo chín có màu đỏ, hình cầu, đường kính 5 – 7mm. Đây là đặc điểm nhận dạng khá quan trọng của cây cà gai leo vì các loại cà dại thường có quả lớn hơn.
Cà gai leo có mấy loại?
Cà gai leo ở từng vùng miền có đặc điểm hình dạng khác nhau. Đặc điểm chung là cây mọc hoang ở bờ sông, bờ rào, nơi đất hoang, bờ đê các tỉnh từ Bắc tới Nam. Có thể chia cây cà gai leo thành hai loại dựa vào đặc điểm của hoa.
Hai loại cà gai leo
Hoa cà gai leo có hình xim ở kẽ lá, quả khi chín mọng có màu đỏ, hạt dẹt và có màu vàng. Để phân biệt cà gai leo có mấy loại, người ta thường dựa vào hoa. Theo đó, Cà gai leo có hai loại:
- Cà gai leo loại hoa trắng với dây nhỏ hơn thường được dùng để chế biến thành thuốc.
- Cà gai leo loại hoa tím với dây lớn thì ít được sử dụng hơn. Ở một số vùng miền người ta trồng làm hàng rào.
Hình ảnh loại cây cà gai leo tốt cho gan
Cây cà gai leo loại hoa trắng có tác dụng chữa bệnh hiệu quả hơn gai leo hoa tím. Nó có công dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa các bệnh gan nóng, gan yếu, mẩn ngứa. Đồng bào các dân tộc tại Tây Nguyên dùng cà gai leo làm dược liệu đầu vị trong các bài thuốc chữa bệnh gan vàng da, chướng bụng, ăn uống không tiêu.
Cà gai leo loại hoa trắng có thân mềm, hoa màu trắng, nhụy vàng, 4 cánh hoa nhỏ, nhọn. Màu lá cà gai leo hoa trắng xanh nhạt hơn hoa tím và kích thước lá nhỏ hơn.
Xem thêm:
Hình ảnh nhận biết cây cà gai leo
Cà gai leo thuộc loại cây nhỡ leo, có thân dài từ 60 – 100 cm, thân chia nhiều cành. Loài có nhiều gai, cành xòa rộng. Lá cây hình trứng hay thuôn dài, dưới gốc lá hình rìu hay hơi tròn. Ra hoa tháng 4-9, tạo quả tháng 9-12. Quả là dạng quả mọng bóng, màu đỏ, hình cầu đường kính 7 – 9 mm. Hạt màu vàng nhạt, dạng thận hình đĩa, kích thước khoảng 3 x 2 mm.
Loại này có vị hơi the, tính ấm. Cây cà gai leo thân có gai, lá cũng có gai mọc theo dây leo. Cà gai khác với cà độc dược, cà gai leo được là dùng cả thân lẫn lá để sử dụng nấu cao hoặc làm trà.
Hình ảnh cây cà gai leo quen thuộc tại các vùng thôn quê. Cà gai leo có thân nhỏ, thường mọc leo lên thân cây khác hoặc bò dưới mặt đất, thân cây có nhiều nhánh. Khi già, thân cây hóa gỗ, nhẵn, phân cành khá nhiều.
Cây nở hoa có hình xim ở phần kẽ lá, từ 2 – 5 hoặc từ 7 – 9 hoa, màu trắng hoặc tím nhạt. Quả chín mọng màu đỏ chót. Hạt cà gai leo dẹt và màu vàng. Hình ảnh về đặc điểm để nhận dạng cây cà gai leo như sau:
Hình ảnh cây cà gai leo khô
Với cây cà gai leo, nếu dùng ở dạng cây phơi khô, sắc uống thì người dùng nên dùng 15 – 20g/ngày. Sử dụng cà gai leo thường dùng rễ, thân và lá cây để phơi, sao khô. Cà gai leo khô đạt chất lượng có màu nâu sẫm, không có sạn, không bị ẩm mốc, mùi thơm nhẹ. Rễ cây cà gai leo khô có màu nâu nhạt, có củ. Thân cây khô nhỏ, giòn, dễ gãy, có gai.
Nguyên liệu cà gai leo nếu không được sơ chế, bảo quản đúng kĩ thuật nên dễ bị ẩm mốc, không đủ đảm bảo dược chất. Có thể gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe người dùng.
Trà cà gai leo
Cà gai leo ngoài phơi khô để sử dụng sắc nước còn có thể bào chế thành túi trà lọc. Trà cà gai leo được sản xuất từ rễ, thân, cành cây cà gai leo khô. Cần phân biệt trà túi lọc cà gai leo để đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.
Trà cà gai leo chất lượng | Trà cà gai leo kém chất lượng |
Cà gai leo không bị lẫn tạp chất
Màu cà gai leo không bị ẩm mốc Cà gai leo sấy khô Cà gai leo có gai không phải cà gai Cây cà gai leo thu hoạch có mùi dễ chịu |
Cà gai leo không rõ nguồn gốc
Cà gai leo bảo quản không được gây ẩm mốc Cà gai leo có những tạp chất Cà gai leo phơi sấy không đảm bảo chất lượng |
Xem thêm:
Cà gai leo bán ở đâu tốt nhất? giá cả gai leo bao nhiêu tiền 1 kg
Cách phân biệt cà gai leo với các loại cây khác
Hình ảnh cây cà gai leo thường mọc thành bụi, bò trườn dưới mặt đất hoặc leo vào các vật thể xung quanh. Đây là cây nhỏ hóa gỗ, thân cây có lông trắng và nhiều gai nhọn. Cà gai leo miền Nam cây non và xanh hơn nhưng tác dụng không được bằng giống cây mọc ở miền Trung.
Cà gai leo dễ nhầm lẫn với các cây cà dai khác ví dụ như cà dại hoa, cà độc dược… Một số người không phân biệt được nên có thể dễ dàng sử dụng nhầm dẫn đến hiệu quả chữa bệnh giảm, thậm chí có thể bị ngộ độc nếu sử dụng phải cây cà độc.
Phân biệt hình ảnh cây cà gai leo và cà dại
Cà gai leo với cà dại rất khó phân biệt bởi hình dáng của chúng khá giống nhau. Để phân biệt cà gai leo với cà dại bạn cần lưu ý những đặc điểm về độ cao cây, lá và quả cây.
- Thân cây cà dại cao từ 2 – 3m hơn cà gai leo (chỉ 0,6 – 1m).
- Lá cây cà dại rộng 5-10cm to hơn so với lá cây cà gai leo 3-4cm.
- Quả cà dại có màu vàng, đường kính quả từ 10-15mm lớn hơn quả cà gai leo (chỉ 5-7mm).
Phân biệt hình ảnh cà gai leo và cà độc dược
Cà gai leo thường mọc thành bụi, bò trườn dưới mặt đất hoặc leo vào các vật thể xung quanh. Thân cây nhỏ, hóa gỗ có lông trắng và nhiều gai nhọn. Lá có đặc điểm mọc đối xứng hình trứng hoặc thuôn dài, mặt trên lá màu tím xanh sẫm, hoa có màu trắng và mọc thành cụm. Cà gai leo miền Nam cây non và xanh hơn nhưng tác dụng không được bằng giống cây mọc ở miền Trung.
Cà độc dược là cây thân thảo cao tầm 2m. Phần gốc cây hóa gỗ, thân và cành non có màu xanh lục hoặc màu tím, có lông giống cà gai leo. Lá cây cà độc mọc so le hình trứng. Hoa to có hình giống hoa rau muống. Quả nhỏ tròn và có gai nhọn. Cà độc dược có vị cay, tính ôn, có độc, có tác dụng ngừa suyễn, giảm ho, chống đau, chống co giật, phong thấp đau nhức…
Xem thêm: Chữa viêm gan B bằng cây cà gai leo – Vnexpress
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang