Cây hồ đào ta gọi là cây óc chó, có tên trong vị thuốc đông y gọi hồ đào nhục, hạch đào. Cây được trồng ở một số vùng biên giới như Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng. Là loại cây sống lâu năm, có thể cao tới 20m, lá kép lông chim lẻ, thường có từ 7 – 9 lá chét, mép nguyên, không cuống, hình trứng thuôn, khi vò ra có mùi hăng đặc biệt. Hoa đơn tính cùng gốc họp thành đuôi sóc. Quả hạch, bọc trong một lớp vỏ nạc, khi chín không nứt, hạch rất cứng màu vàng, trong có chứa hạt rất nhiều dầu. Cây có ở một số tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam. Chưa thấy có ở miền Nam.
Mô tả:
Cây Hồ đào cho các loại thuốc sau:
– Nhân (Semen Juglandis) gọi là Hồ đào nhân.
– Thịt quả (Pericarpium Juglandis) gọi là Hồ đào xác hay Thanh long y.
– Lá (Folium Juglandis) gọi là Hồ đào diệp.
– Màng ngăn cách trong nhân của hạt (Diaphragma Juglandis) gọi là Hồ đào thanh bì hay Phân tâm mộc.
Thu hái, sơ chế: Thường thu hái ở những cây sống 15 năm trở lên.
– Thu hái vỏ quả vào tháng 9-10 sau khi chín, đem về bóc vỏ quả (phần thịt gọi là Hồ đào nhục) phơi hay sấy khô.
– Thu hái nhân cũng vào tháng 9-10. Lấy quả hạch đập lấy nhân, phơi hay sấy khô (gọi là Hồ đào nhân).
Nguồn:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang