Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Hồi là gì với tác dụng của hoa hồi và cách dùng hoa hồi hiệu quả cao

Hoa hồi là gì và tác dụng hoa hồi chữa bệnh gì: trị cảm mạo, cảm cúm, đau nhức,… Cách dùng hoa hồi như thế nào? Ngâm rượu hoa đại hồi. Hình ảnh và cách nhận biết hoa hồi. Những người sử dụng hoa hồi. Giá hoa hồi trên thị trường hiện nay là bao nhiêu? Kỹ thuật trồng cây hồi.

tac-dung-cua-hoa-hoi-va-cach-dung-hoa-hoi-ngam-ruou-dung-cach

tac-dung-cua-hoa-hoi-va-cach-dung-hoa-hoi-ngam-ruou-dung-cach

Hoa hồi là gì?

Hoa hồi là gì? Hoa hồi còn gọi là quả hồi, đại hồi, hồi sao, mắc hồ, bát giác hồi hương. Hoa hồi sinh trưởng chủ yếu ở Đông bắc Việt Nam và phía Nam Trung Quốc. Hoa hồi thường mọc ở độ cao 200m đến 600m, nơi có nhiệt độ trung bình từ 18-22 độ C. Từ xa xưa, hoa hồi đã được biết đến là loài thuốc quý, điều trị nhiều bệnh. Bởi, trong hoa hồi có chứa nhiều dược chất tốt cho cơ thể như sau:

  • Anethol (80-90%).
  • A-pinen.
  • D-pinen.
  • l-phellandren.
  • Safrol.
  • Terpineol.
  • Limonen.

Hoa đại hồi là loài thuốc có chứa nhiều dược chất giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Hoa hồi được chiết xuất làm tinh dầu để chữa bệnh và bồi bổ cơ thể rất tốt. Hoa hồi là một sản vật nổi tiếng ở tỉnh Lạng Sơn. Người ta có thể sử dụng hoa (quả) hồi trong rất nhiều lĩnh vực với vai trò khác nhau.

Hoa hồi là gì và đặc điểm của hoa hồi

Tác dụng của hoa hồi

Tác dụng của hoa hồi trong việc trị bệnh luôn được đánh giá cao. Hoa đại hồi là sản phẩm không thể thiếu trong y học cổ truyền. Nhiều người sử dụng hoa hồi xay thành bột làm gia vị trong các món ăn như hầm, kho, xào,… Cách làm này giúp phát huy tối ưu công dụng của hoa hồi. Chúng ta có thể kể đến một vài tác dụng của hoa hồi hương này mang lại như sau:

  • Kích thích tiêu hóa, trị đau bụng, chữa dạ dày.
  • Kích thích vị giác, giúp ngon miệng, tạo cảm giác thèm ăn.
  • Giúp mẹ bầu lợi sữa cho con.
  • Chữa các bênh về xương khớp, thấp khớp,…
  • Trị ngộ độc thực phẩm, rắn độc cắn,…
  • Chữa cảm cúm, cảm mạo, trị họ, tiêu đờm,…
  • Điều trị triệu chứng hôi miệng hiệu quả.
  • Điều hòa khí huyết, ngăn mỏi cơ xương.
  • Kháng khuẩn, sát khuẩn, trị ghẻ, lở, nấm ngoài da.
  • Chữa nôn mửa, ỉa chạy, đau bụng,…
  • Trị chứng đái dầm, tiểu nhiều.
  • Chữa nhức mỏi cơ thể hiệu quả.

Tác dụng của hoa hồi

Công dụng của hoa đại hồi mang lại cho con người là vô cùng nhiều. Mỗi tác dụng mà loài hoa này mang đến đều là món quà thú vị của tạo hóa; muốn dành tặng những điều tuyệt vời nhất cho mỗi chúng ta. Hoa hồi là vị thuốc “tiên dược” trong Đông y, hỗ trợ điều trị, phục hồi sức khỏe tốt nhất.

Xem thêm: 

Cách dùng hoa hồi

Cách dùng hoa hồi như thế nào hiệu quả? Đây là câu hỏi mà nhiều người muốn tham khảo. Người ta đã biết công dụng tuyệt vời của hoa hồi cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chế biến hoa hồi đúng chuẩn. Dưới đây là cách hướng dẫn chế biến hoa hồi tại nhà:

Chế biến tinh dầu hồi:

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị:
    • Hoa hồi.
    • Cam tươi.
    • Quế.
    • Đinh hương.
    • Hạt tiêu.
    • Lọ thủy tinh, nồi nấu.
  • Cách thực hiện:
    • Rửa sạch các nguyên liệu trên.
    • Cam, thái lát cho vào nồi cùng quế, hoa hồi, đinh hương, hạt tiêu.
    • Đổ ngập nước và đun lửa nhỏ để lấy nước cốt.
    • Đun trong khoảng 30-40 phút sẽ thu được tinh dầu mong muốn.
    • Để tinh dầu nguội và đổ vào bình thủy tinh.
    • Bảo quản tinh dầu ở nhiệt độ 18-22 độ C.
    • Tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
    • Hạn sử dụng tinh dầu từ 3 đến 6 tháng.

Cách làm bột hoa hồi:

  • Nguyên liệu chuẩn bị:
    • 20g hạt tiêu khô.
    • 20g hoa hồi khô.
    • 10g hạt thì là khô.
    • 10g bột quế đã sơ chế
    • 8g đinh hương khô.
  • Cách thực hiện:
    • Tán nhỏ hoa hồi sau đó cho vào máy xay thành bột.
    • Trộn bột hoa hồi với quế rồi cho vào xay đều.
    • Cho các nguyên liệu còn lại vào xay để được bột ngũ vị hương.
    • Dùng bột hoa hồi ngũ vị hương để tẩm ướp món ăn.
    • Bảo quản trong lọ thủy tinh, đậy kín nắp.

Cách dùng hoa hồi

Phương pháp sử dụng hoa hồi được nhiều người áp dụng. Đối với người dân Xứ Lạng, việc chế biến bột hoa hồi theo kiểu “sang vàng hạ thổ”; để tạo nên mùi thơm đặc trưng. Ai có dịp ghé đất Lạng hãy mua về cho gia đình đặc sản dầu, bột hoa hồi đúng chuẩn.

Hoa hồi ngâm rượu

Hoa hồi ngâm rượu có tốt không là câu hỏi được cánh mày râu quan tâm. Rượu hồi rất tốt cho sức khỏe con người, giúp bổ sung sức đề kháng tối ưu. Vậy chế biến rượu hoa đại hồi có khó không? Câu trả lời cụ thể như sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1kg hoa hồi đã sơ chế.
  • 10 lít rượu trắng (nồng độ 50-60 độ).
  • Bình thủy tinh.

Cách ngâm rượu:

  • Cho hoa hồi khô vào bình thủy tinh.
  • Đổ rượu vào và đậy kín nắp bình.
  • Ngâm trong khoảng 1-2 tháng có thể sử dụng.
  • Chia nhỏ lượng rượu ra từ 1-2 lít để dễ dùng.
  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
  • Mỗi ngày sử dụng 1-2 lần, mồi lần uống 10-20ml rượu.

Hoa hồi sao ngâm rượu dùng để chữa rất nhiều bệnh. Người dùng có thể lấy rượu để massage trị đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy. Việc điều trị này, cần phải thực hiện đều đặn hàng ngày sẽ đem lại kết quả tích cực.

Hoa hồi ngâm rượu

 

Tên gọi  Hoa hồi.
Công dụng Trị bệnh và hỗ trợ sức khỏe.
Loại cây Thân gỗ.
Hình ảnh Hình ảnh hoa hồi.
Sinh trưởng Vùng núi Bắc bộ Việt Nam, phía Nam Trung Quốc.
Chế biến Làm bột, tinh dầu, ngâm rượu,…
Trồng cây Kỹ thuật trồng cây hoa hồi.

Hình ảnh hoa hồi

Hình ảnh hoa hồi giúp người đọc nhận biết loài hoa này một cách dễ dàng. Hoa hồi sao thường mọc ở các vùng đồi núi phía Bắc nước ta. Một vài cách phân biệt hoa đại hồi cụ thể như sau:

  • Hoa hồi là quả của cây hồi.
  • Giống cây thân gỗ nhỏ, thuộc họ Hồi.
  • Chiều cao từ 6m đến 15m, đường kính thân cây khoảng 30cm.
  • Cành cây có màu xanh nhạt, già chuyển thành nâu xám.
  • Lá cây hồi dày, cứng, hình trái xoan, đầu lá nhọn.
  • Hoa hồi là giống hoa lưỡng tính.
  • Hoa (quả) hồi có hình sao, chín có màu nâu.
  • Mỗi quả có 6-13 đại, mỗi đại có một hạt hình trứng nâu đỏ.

Ảnh hoa đại hồi được miêu tả qua những đặc điểm nêu trên. Hoa hồi mang nét đặc trưng, rất dễ nhận dạng khi chúng ta bắt gặp loài hoa này. Hoa hồi sao là một đặc sản của vùng núi Lạng Sơn nước ta. Đây là nguồn thu nhập gần như là chủ yếu của người dân địa phương. Mỗi năm thường có 2 vụ hái hồi để bán, tháng 6-9 và tháng 11-12. Hoa hồi có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và là gia vị không thể thiếu trong món ăn.

Hình ảnh hoa hồi

Hình ảnh hoa hồi

Những người sử dụng hoa hồi

Những người sử dụng hoa hồi đúng cách sẽ giúp bệnh tình được thuyên giảm rõ rệt. Khi trị bệnh, không hẳn tất cả người bệnh có thể sử dụng hoa hồi làm thuốc điều trị. Bởi, thảo dược này chỉ có tác dụng điều trị ở những đối tượng bệnh dưới đây:

  • Người bị mắc cảm hàn, đau bụng thổ tả.
  • Người bị đau lưng, bị bệnh xương khớp.
  • Người bị bệnh hôi miệng.
  • Người tiểu tiện kém.
  • Đối tượng bị bệnh về hô hấp, họ, viêm họng.
  • Người bị nấm da, ghẻ, lở,…

Những đối tượng sử dụng hoa hồi cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Ở một vài trường hợp, hoa hồi chỉ hỗ trợ điều trị, không làm dược liệu chính dùng chữa bệnh. Vì vậy, người bệnh không được tự ý bỏ phác đồ điều trị để dùng ngay dược liệu hoa hồi.

Hoa hồi và Top 15 tác dụng hiếm có trong dân gian

Giá của hoa hồi

Giá của hoa hồi trên thị trường là bao nhiêu? Đây là câu hỏi được nhiều người tìm kiếm. Giá của hoa hồi thường không cố định vì sẽ phụ thuộc vào mùa vụ thu hoạch của loài hoa này. Cụ thể là:

  • Giá hoa hồi tươi dao động: 20.000-30.000 VNĐ/kg.
  • Giá hoa hồi khô dao động: 150.000-250.000 VNĐ/kg.
  • Mức giá tinh dầu hồi: 50.000 VNĐ/10ml.

Mức giá của hoa hồi sao không hề đắt so với công dụng mà dược liệu này mang lại. Hiện nay, hoa hồi có bán tại các quầy thuốc Đông y, các cơ sở được cấp phép kinh doanh. Người mua nên tìm mua hoa hồi tại các đại lý ở Lạng Sơn để có sản phẩm uy tín.

Xem thêm: 

Kỹ thuật trồng cây hoa hồi

Kỹ thuật trồng cây hoa hồi như thế nào là câu hỏi gây thắc mắc cho nhiều người. Một vài thông tin khi trồng cây hoa hồi được đưa dưới đây.

Cụ thể như sau:

Đất trồng cây hoa hồi:

  • Cây hồi đòi hỏi phải trồng trên đất tốt tầng dầy, pH=4,5.
  • Hàm lượng mùn cao (>3%), giữ ẩm, thoát nước tốt.
  • Không trồng hồi trên đất đá vôi, ít chua, đất cát pha, xói mòn.
  • Đất thích hợp nhất để trồng hồi là đất đỏ, nghèo Kali.
  • Trồng hồi ở sườn đồi có tầng đất tương đối dày, giàu dinh dưỡng.

Ánh sáng cho cây hồi:

  • Dưới 5 năm tuổi, cây hồi chịu ánh sáng kém.
  • Đến 8 năm tuổi, nhu cầu ánh sáng của cây hồi cũng tăng dần.
  • 20 năm tuổi trở lên, cây hồi hấp thu ánh sáng hoàn toàn.

Nước tưới cây hoa hồi:

  • Từ 1-3 tuổi, cây hồi cần nhiều nước, giữ ẩm cao.
  • Khi cây hồi đến giai đoạn trưởng thành, khả năng chịu hạn cao.

Thời vụ và mật độ trồng cây hồi:

  • Thời vụ trồng tốt nhất là mùa xuân hoặc mùa mưa.
  • Mật độ trồng hồi khoảng từ 400-500 cây/ha.
  • Hố trồng cần đào sâu 50-60cm, rộng 50-60cm, bón lót phân hữu cơ 5-10kg.

Bón phân cho cây hồi:

  • Bón phân hữu cơ sinh học hàng năm khoảng 15-20 kg/cây.
  • Khi bón cần đào rãnh quanh tán cây, rồi lấp đất lên.

Phương pháp trồng cây hồi sao được áp dụng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả. Việc chăm bón tốt giúp cây sinh trưởng phát triển nhanh; từ đó năng suất thu hoạch cao, thu lại nguồn lợi kinh tế cho người gieo trồng.

Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version