Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Hoắc hương

Hoắc Hương

(Pogostemon cablin Benth)

Tên gọi khác: Thổ hoắc hương,Quảng hoắc hương

Tên khoa học: Pogos cablin (Blanco) Benth. Thuộc Họ Hoa Môi (Lamiaceae).

Mô tả cây thuốc:

Hoắc hương là cây nhỏ sống lâu năm, thân vuông màu nâu tím, mọc thẳng có phân nhánh, cao chừng 30-60cm, thân có lông. Lá mọc đối có cuống ngắn, vỏ có mùi thơm. Phiến lá hình trứng, mép có răng cưa to, hai mặt đều mang lông, mặt dưới nhiều lông hơn, lá dài 5-10cm, rộng 2,5-7cm. Cụm hoa mọc thành xim co, ở kẽ lá hay ngọn cành, hoa màu tím nhạt. Quả bé có hạt cứng. Toàn cây có lông và mùi thơm.

Thu hái, sơ chế: Thường thu hái vào tháng 4-6, phơi trong râm cho khô, hoặc sấy nhẹ cho tới khi khô.

Phần dùng làm thuốc: Lá khô hoặc phần nằm trên mặt đất (Herba Pogostemi). Lựa thứ nguyên vẹn, lá dùng mềm, mùi thơm nồng là tốt.

Mô tả Dược liệu:

Vị thuốc Hoắc hương là phần lá có cuống, mọc đối, phiến lá màu lục tro hoặc lục vàng, thường bị vụn nát, nhăn nheo. Lá nguyên vẹn đủ thì hình tròn trứng, dài 6,6 – 10cm, mép có răng cưa, hai mặt đều mọc nhiều lông nhung, chất mềm mà dầy. Mùi thơm, vị hơi đắng, cay.

Bào chế:

+ Lá khô đem thái nhỏ dùng trong thuốc thang hoặc tán bột nhỏ để làm hoàn tán (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Phun nước cho ngấm đều, thái phiến, phơi khô để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Bảo quản: Đậy kín, để nơi khô ráo.

Tác dụng dược lý:

+ Quảng Hoắc hương có tác dụng kháng khuẩn rộng. Nước sắc Hoắc hương có tác dụng ức chế các loại nấm gây bệnh : Leptospirosis, Tụ cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh, Etero coli, trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn tán huyết type A, Phế song cầu khuẩn, Rhinovirus. Thuốc còn có tác dụng chống thối (Trung Dược Học).

+ Tinh dầu Hoắc hương có khả năng làm tăng tiết dịch dạ dầy, tăng chức năng tiêu hóa (Trung Dược Học).

+ Cho uống nước sắc Hoắc hương rồi dùng X. Quang theo dõi túi mật, thấy Hoắc hương có tác dụng làm co túi mật (Trung Dược Đại Từ Điển).

Tính vị:

+ Tính hơi ôn (Biệt Lục).

+ Vị ngọt đắng (Trân Châu Nang).

+ Vị cay, tính hơi ấm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Vị cay, tính hơi ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Quy kinh:

+ Vào kinh thủ Thái âm Phế, túc thái âm Tỳ (Thang Dịch Bản Thảo).

+ Vào kinh phế, Tỳ, Vị (Lôi Công Bào Chích Luận).

+ Vào kinh Tâm, Can, Phế (Bản Thảo Tái Tân).

+ Vào 3 kinh, Phế, Tỳ, Vị (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Vào kinh Phế, Tỳ, Vị (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Tác dụng của Hoắc hương:

+ Khứ ác khí, liệu hoắc loạn, liệu phong thủy độc thủng, chỉ thống (Biệt Lục).

+ Bổ vệ khí, ích Vị khí, tiến ẩm thực (Trân Châu Nang).

+ Ôn trung, khoái khí (Thang Dịch Bản Thảo).

+ Thăng thanh, giáng trọc, tránh uế, chỉ ẩu, hòa khí, hóa thấp, tỉnh tỳ, hoà vị (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Sơ tà, giải biểu, hành khí, hóa thấp, tiêu thực, hòa Vị, tránh uế (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Chủ trị:

+ Là thuốc chủ yếu trị nôn nghịch do Tỳ Vị bệnh (Bản Thảo Đồ Kinh).

+ Trị thấp ở biểu, muốn nôn, nôn mửa (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển)..

+ Trị cảm thử thấp, hàn nhiệt, đàu đau, ngực đầy, bụng đầy, nôn mửa, tiêu chảy, kiết lỵ, miệng hôi (Trung Dược Đại Từ Điển).

Liều dùng: 8 – 12g.

Kiêng kỵ:

+ Hoắc hương vị thơm, tính táo, dễ làm tổn âm, hao khí, âm hư không có thấp và vị hư gây nên nôn: kỵ dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Âm hư, không có thấp, Vị có uất nhiệt : không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Nguồn:
Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version