Khổ Sâm
Cây khổ sâm
Thu hái, sơ chế: Thu hái lá khi cây đang có hoa, đem phơi hoặc sấy khô. Khi dùng sao vàng.
Bào chế:
+ Dùng nước vo gạo đặc của gạo nếp ngâm 1 đêm, mùi tanh hôi nổi trên mặt nước, phải đãi lại rồi hấp 1/2 ngày, lấy ra phơi khô, thái để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Cắt bỏ đầu rễ, rửa sạch, ngâm nước, vớt ra, sau khi thấm ẩm đều, cắt thành từng miếng, phơi khô là được (Dược Tài Học).
Bảo quản: Dễ mốc, mọt. Cần để nơi khô ráo, kín.
Mô tả Dược liệu:
Vị thuốc Khổ sâm hình trụ tròn dài, trên to, dưới nhỏ, thường chia thành trục, dài 10-33cm, đường kính 1-2cm. Bên ngoài là lớp vỏ mỏng, mầu vàng nâu, thường bị nứt cuộn ra phía ngoài, dễ bóc, chỗ bị bóc vỏ mầu vàng bóng, hơi sáng, nhìn rõ vân dọc. Khổ sâm bán trên thương trường là miếng dầy hình tròn hoặc bầu dục, dầy 0,3-1cm, phần vỏ chỗ mặt cắt ngang và phần gỗ trung tâm phân từng tầng rất rõ, phần gỗ có vòng tròn rất rõ, đa số hình thành 2-4 lớp vân vòng, vân nhỏ hình hoa cúc. Loại rễ to khá gìa, thường có kẽ nứt. Chất cứng, khó bẻ gẫy, mặt gẫy mầu trắng vàng, ở giữa nhạt hơn, không mùi, vị đắng rất lâu. Loại củ dài, vỏ nhỏ, mịn, không còn đầu rễ, không có rễ tơ là loại tốt. Miếng Khổ sâm mầu trắng vàng, nguyên vẹn là loại tốt (Dược Tài Học).
Tác dụng của Khổ sâm:
+ Trục thủy, trừ ung thủng, bổ trung, minh mục, chỉ lệ (Bản Kinh).
+ Dưỡng Can Đởm khí, an ngũ tạng, định chí, ích tinh, lợi cửu khiếu, trừ phục nhiệt trường tích, chỉ khát, tỉnh rượu (Danh Y Biệt Lục).
+ Thanh nhiệt, táo thấp, sát trùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Trừ thấp nhiệt, khứ phong, chỉ dưỡng (Trung Dược Học).
+ Thanh hỏa, giải độc, sát trùng, khử thấp (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị: Trị lỵ ra máu, ghẻ lở, hắc lào, nhọt độc (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng: 6 – 30g.
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng chống nấm: nước sắc Khổ sâm trong thực nghiệm có tác dụng kháng 1 số nấm ngoài da (Trung Dược Học).
+ Tác dụng kháng sinh: Khổ sâm có tác dụng kháng sinh đối với trực khuẩn lỵ đồng thời có tác dụng kháng lỵ amip, làm cho đơn bào co thành kén (Trung Dược Học).
+ Tác dụng đối với ký sinh trùng sốt rét: nước sắc của bài thuốc gồm Khổ sâm và vỏ Bưởi có tác dụng ức chế ký sinh trùng sốt rét mạnh trên động vật thí nghiệm được gây nhiễm sốt rét, nhưng tái phát trong thời gian 10 ngày theo dõi. Trên mô hình thực nghiệm chuột nhắt nhiễm Plasmodium Berghei và gà nhiễm Plasmodium Gallinaceum, Alcaloid chiết xuất từ Khổ sâm không thể hiện rõ tác dụng.
+ Tác dụng lợi niệu: Cho thỏ uống hoặc chích dịch Khổ sâm thấy có tác dụng lợi niệu (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc Khổ sâm có tác dụng ức chế đối với Staphylococus aureus, lỵ trực khuẩn, trùng Amip (Trung Dược Học).
+ Tác dụng kháng ung thư: Khổ sâm có tác dụng ức chế S180 nơi chuột nhắt. Lâm sàng cho thấy Khổ sâm có hiệu quả nhất định đối với ung thư ở cổ, dạ dày, gan (Trung Dược Học).
+ Chích dịch Khổ sâm vào thỏ nhà thấy có tác dụng tê liệt trung khu thần kinh, gây nên co giật, ngưng hô hấp và tử vong (Trung Dược Học).
Tính vị:
+ Vị đắng, tính hàn (Bản Kinh).
+ Không độc (Danh Y Biệt Lục).
+ Vị rất đắng, tính rất hàn (Bản Thảo Tùng Tân).
+ Vị đắng, tính hàn (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vị đắng, tính hàn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
+ Vị đắng, tính lạnh (Trung Dược Học).
Quy kinh:
+ Vào Thiếu âm Thận (Trân Châu Nang).
+ Vào kinh Vị, Đại trường, Can, Thận (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
+ Vào kinh Tâm, Phế, Thận, Đại trường (Bản Thảo Tân Biên).
+ Vào kinh Can, Thận, Đại trường, Tiểu trường (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Can, Thận, Đại trường, Tiểu trường (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Tâm, Thận, Tỳ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+ Tỳ vị hư hàn: không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Huyền sâm làm sứ cho nó, kỵ Bối mẫu, Thỏ ty tử; Phản Lê lô (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Uống lâu ngày sẽ làm tổn thường Thận khí, tạng Can (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Thận hư mà không sốt cao: không nên dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Người Can Thận hư yếu mà không có chứng nóng: không nên dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
+ Tỳ Vị hư hàn: không dùng (Trung Dược Học).
+ Thận hư mà không có thấp nhiệt: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tham Khảo:
+ Huyền sâm làm sứ cho Khổ sâm. Khổ sâm ghét Bối mẫu, Thỏ ty tử, Lậu lô. Khổ sâm rất kỵ Lê lô, uống lẫn 2 thứ có thể gây chết” (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
+ Khổ sâm tuy đặt tên có chữ sâm nhưng không có tính bổ. Nha đảm tử là Khổ trân tử nhưng người ta đa số cứ lầm là hạt Khổ sâm. Khổ sâm với Hoàng liên đều là thuốc có vị đắng, tính hàn, có tác dụng tả hỏa. Khí vị của Hoàng liên thanh, trừ Tâm hỏa là chính. Khí của Khổ sâm trọc, trừ hỏa ở Tiểu trường là chính” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Khổ sâm và Tần bì đều là những vị thuốc thanh nhiệt, táo thấp, trị Kiết lỵ. Nhưng Khổ sâm khí vị đều trọc, thanh nhiệt và táo thấp mạnh hơn, lại có công dụng thông khí kết ở ngực và bụng, lợi huyết mạch, khứ phong, sát trùng. Trong điều trị thường được dùng trị bệnh ở tạng Tâm, Can, Vị, Đại trường, Bàng quang. Còn Tần bì có tác dụng Thanh nhiệt, táo thấp, yếu hơn Khổ sâm. Tần bì có tác dụng thanh Can, minh mục, tính của nó thu sáp, chỉ băng, giỏi về chỉ tả, bình suyễn, chỉ khái (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê)
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang