Hỏi: Tôi đi khám bác sĩ khi có các triệu chứng sụt cân, run tay, hồi hộp, tim đập nhanh và được chẩn đoán bị cường giáp. Tôi đã đi khám và làm xét nghiệm máu hàng tháng trong suốt 3 năm, cho đến lần tái khám gần đây nhất bác sĩ nói tôi có thể mổ cắt bỏ bướu. Tuy nhiên bướu của tôi là bướu độc, tôi dùng thước đo thì kích thước của nó là 5cm x 8cm. Với tình trạng này thì bướu của tôi có nên mổ không? Nếu có mổ được thì nó có gây ra triệu chứng gì quan trọng không? Tốt hơn hết tôi nên mổ ở đâu? Bây giờ thì có lúc tôi thấy khỏe mạnh bình thường nhưng cũng có lúc tôi vẫn còn thở mệt. Còn như năm ngoái tôi có thử đi khám tư, nhưng bác sĩ lại bảo bướu của tôi không thể mổ được. Vậy mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cám ơn!
Trả lời:
Trong các bệnh lý của tuyến giáp thì loại bướu gây ra những biểu hiện cường giáp như tiết ra quá nhiều hóc-môn giáp và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí còn đe dọa đến cả tính mạng thì đó là bướu độc. Bướu độc có hai dạng chính là bướu nhân độc và bướu lan tỏa cường giáp (loại thứ hai này thường gặp hơn, nguyên nhân đa số là do bệnh Basedow hay còn gọi là bệnh Graves gây ra).
Ngày nay có ba phương pháp chính được sử dụng để điều trị các bệnh cường giáp. Biện pháp đầu tiên là sử dụng biện pháp nội khoa, có nghĩa là chỉ dùng các loại thuốc có tên là nhóm thuốc kháng giáp, trong đó có Thyrozol. Biện pháp thứ hai để tiêu diệt bướu là dùng chất i-ốt phóng xạ hoặc trị xạ. Cắt bỏ bớt tuyến giáp bằng phương pháp phẫu thuật là biện pháp cuối cùng .
Nhưng sau khi bệnh đã được ổn định bằng biện pháp đầu (uống thuốc kháng giáp) thì mới nên áp dụng hai biện pháp sau là trị xạ và phẫu thuật, các xét nghiệm chức năng tuyến giáp trở về bình thường và là lúc tình trạng cường giáp đã được đẩy lùi.
Vì phần lớn các bệnh gây ra cường giáp dễ tái phát và có tính kéo dài sau khi ngưng sử dụng thuốc nên trong quá trình điều trị cần phải có sự phối hợp giữa người bệnh và thầy thuốc, đồng thời lựa chọn cách thức điều trị để nhằm đạt kết quả lâu dài. Tùy theo dạng bướu, theo sự lựa chọn của người bệnh và sự thành thạo điều trị, phương tiện hiện có để quyết định chọn biện pháp phù hợp. Xin lưu ý rằng, trong việc lựa chọn này, ý kiến của người bệnh đóng một vai trò quan trọng bởi cả ba biện pháp đều có những ưu điểm, khuyết điểm của nó và người bệnh cần hiểu rõ về lựa chọn của mình.
Bằng cách tự lấy thước dây đo không thể nào chẩn đoán được bướu giáp nhân độc hay không. Vì cường giáp hiện nay mới chỉ là một tình trạng chung, cần phải có chẩn đoán về nguyên nhân. Lựa chọn tốt nhất nếu bệnh của chị là bướu nhân độc đó chính là phẫu thuật vì với biện pháp này bệnh có thể hết hoàn toàn, hiếm khi tái phát và có khi không bao giờ tái phát. Người bệnh phải chấp nhận uống thuốc kéo dài nếu sử dụng biện pháp dùng thuốc vì hầu như bệnh sẽ tái phát nếu dừng thuốc.
Chị không thể phẫu thuật ngay được vì khi đi khám bệnh chị đang trong tình trạng cường giáp nặng, khi đó để đạt được bình giáp cần phải dùng thuốc. Vì để tiến hành phẫu thuật an toàn thì các xét nghiệm về TSH và FT4 phải về mức bình thường.
Chị có thể phẫu thuật tại một trong các bệnh viện ở TP.HCM như: Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Đại học Y dược, Bệnh viện Bình Dân…
Theo Tuổi trẻ online
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang