Biến chứng của bệnh xơ gan đáng sợ nhất chính là ung thư gan. Để ngăn ngừa trường hợp này, nên phát hiện sớm và điều trị kịp bệnh kịp thời.
Phó Chủ tịch Hội Gan Mật TP.HCM, PGS.TS.BS Bùi Hữu Hoàng cho biết, mục tiêu mới của y học hiện nay trong điều trị bệnh xơ gan là việc tìm ra nguyên nhân và điều trị “nhắm trúng đích”, giúp ngăn ngừa và “cầm chân” bệnh một cách hiệu quả.
Ung thư gan – Biến chứng của bệnh xơ gan nguy hiểm nhất
Xơ gan là quá trình gan bị tổn thương lan tỏa mạn tính, hình thành các sợi xơ và những nốt tái sinh bất thường khiến chức năng chống độc, khử độc, miễn dịch bảo vệ cơ thể, chuyển hóa và dự trữ các chất dinh dưỡng của gan bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo thời gian, bệnh xơ gan diễn tiến xấu dần nếu không được điều trị hiệu quả, dẫn đến ung thư gan là biến chứng của bệnh xơ gan nguy hiểm nhất. Khoảng 80% các trường hợp ung thư gan nguyên phát trên nền xơ gan.
Xơ gan và ung thư gan có thể phát sinh từ các bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan thoái hóa mỡ, viêm gan siêu vi B, C, lạm dụng bia rượu, thuốc trị bệnh, ăn nhiều thực phẩm “bẩn”, nhiễm ký sinh trùng…
Con đường dẫn đến xơ gan, ung thư gan
Theo cảnh báo của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), xơ gan nằm trong tốp một trong ba bệnh hàng đầu gây tử vong. Tại Việt Nam, khoảng 5% dân số trưởng thành bị xơ gan, ung thư gan và số người tử vong ở mức báo động với khoảng 22.000 người mỗi năm.
Một câu hỏi được đặt ra là con đường dẫn đến xơ gan, ung thư gan diễn ra như thế nào?
Theo PGS Bùi Hữu Hoàng, qua những nghiên cứu ở góc độ sinh học phân tử cho thấy, quá trình xơ hóa gan có thể diễn tiến âm thầm hoặc nhanh chóng, liên quan đến tế bào Kupffer – một loại tế bào nằm ở xoang gan.
Tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức bởi các yếu tố độc hại từ bên ngoài như rượu bia, thực phẩm “bẩn”, thuốc điều trị hay các chất trung gian có hại ở ngay trong cơ thể làm sản sinh nhiều chất gây viêm như Interleukin, TNF-α, TGF-β… Trong đó, yếu tố chính tác động đến các tế bào hình sao ở gan khiến chúng tăng sản xuất các mô xơ sợi là TGF-β. Cấu trúc của gan bị thay đổi khi các dải xơ sợi hình thành ngày một nhiều, khiến gan dần chai cứng và không thể phục hồi, đó chính là tình trạng xơ gan.
Bên cạnh đó, tế bào Kupffer cũng phóng thích ra các chất gây viêm làm tình trạng chết tự nhiên của các tế bào gan tăng lên, kích hoạt tăng sinh tế bào gan mới, gia tăng nguy cơ đột biến tự phát dẫn đến ung thư gan.
Điều trị bệnh trước khi quá muộn
Xơ gan và ung thư gan thường không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi bệnh phát triển đến giai đoạn nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu phát hiện sớm và được điều trị hiệu quả, các tổn thương gan sẽ được giới hạn, ngăn chặn xơ hóa gan và giảm nguy cơ biến chứng của bệnh xơ gan thành ung thư gan.
Theo PGS Hoàng, để đưa ra giải pháp điều trị bệnh hiệu quả cần hiểu biết đúng về cơ chế sinh bệnh của xơ gan và ung thư gan. Mục tiêu quan trọng của y học hiện nay trong điều trị bệnh là kiểm soát hoạt động quá mức của tế bào Kupffer để ngăn chặn tế bào hình sao sản sinh mô xơ sợi.
Các nhà khoa học Mỹ qua nghiên cứu về mối tương quan giữa tổn thương gan và tế bào Kupffer đã phát hiện hai tinh chất Wasabia và S. Marianum thiên nhiên có khả năng làm giảm trên 50% các chất gây viêm ở gan chỉ trong 24 giờ nhờ kiểm soát hiệu quả tế bào Kupffer. Từ đó, ngăn cản tế bào hình sao sản sinh mô xơ sợi gây xơ hóa gan và diễn tiến thành ung thư gan, phục hồi tế bào gan khỏe mạnh.
Mọi người cần chủ động phòng ngừa xơ gan, ung thư gan với lối sống khoa học, dinh dưỡng hợp lý và điều trị tích cực các bệnh gan nếu mắc phải.
Theo Báo Công an TP.HCM
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang