Rất nhiều trường hợp người bệnh ung thư dương vật mà bệnh viện K tiếp nhận đều được điều trị không đúng cách trước đó. Đây là nguyên nhân khiến bệnh di căn và việc điều trị không mấy hiệu quả, đe doạ tới tính mạng.
Khó điều trị ung thư dương vật do không đi khám sớm
Một trong những bệnh nhân có kết quả điều trị đáng tiếc là anh Khanh ở Hưng Yên. Anh thấy dương vật có nốt sùi nhưng không đi khám mà tự mua thuốc Đông y về đắp, rồi tự bôi và tiêm thuốc kháng sinh. Sau 19 tháng bị u sùi và tự điều trị anh mới đến Bệnh viện K khám và được chẩn đoán ung thư dương vật, thời gian sống của anh không còn là mấy.
Khi phát hiện nốt sùi trên “cậu nhỏ”, anh Khanh mua thuốc Đông y về và tự đắp. Sau 7 tháng tự chữa trị không thấy hiệu quả, anh chuyển sang bôi, rửa và tiêm thuốc kháng sinh thêm 10 tháng. Khi đến bệnh viện khám, cả dương vật đều bị loét, sùi, rắn dính; cả hai bên bẹn đều có hạch rất to. Anh được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ bộ phận sinh dục ngoài và nạo vét hạch ở hai bên bẹn, sau đó điều trị bổ trợ bằng xạ trị. Trải qua 3 tháng điều trị, bệnh nhân có triệu chứng ho ra máu do tế bào ung thư đã di căn vào phổi. Thời gian sống còn lại của anh khá ngắn.
Một bệnh nhân khác là anh Trung (Xuân Mai, Hoà Bình) đến Bệnh viện đa khoa Hồng Hà (Hà Nội) khám do nghi viêm nhiễm, chảy máu và sùi. Khi đến khám, bác sĩ phát hiện hạch to nên chỉ định sinh thiết, kết quả anh bị phát hiện ung thư dương vật.
Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Kha, khoa Ung bướu, Bệnh viện đa khoa Hồng Hà, phần lớn bệnh nhân ung thư dương vật thường nghĩ mình bị viêm nhiễm hoặc bị da liễu. Trong khi đó, triệu chứng ung thư dương vật ban đầu thường khá giống với các bệnh nam khoa, thường có các vết loét, sùi,…
Trong một nghiên cứu của Bệnh viện K, có tới 57% người bệnh vào viện sau 6 tháng có triệu chứng tổn thương dương vật, 29% người bệnh để hơn một năm mới đi khám. Trong đó, có tới 93% người bệnh đã tự điều trị như bôi, đắp thuốc Đông y, Tây y; dùng thuốc kháng sinh hoặc đi cắt, rạch, chích nạo ở cơ sở y tế địa phương trước khi đến bệnh viện.
Điều trị sớm mang lại hiệu quả cao
Cũng theo giáo sư Kha, bệnh hoa liễu được điều trị bằng thuốc kháng sinh sẽ đỡ hoặc khỏi hẳn. Nếu như bệnh không khỏi hoặc tái phát lại nặng hơn, người bệnh cần nghĩ ngay tới ung thư và nên đến cơ sở y tế chuyên khoa khám càng sớm càng tốt.
Bệnh ung thư dương vật thường diễn biến chậm nên nếu được điều trị sớm thì “cậu nhỏ” vẫn có thể được bảo toàn và chất lượng cuộc sống cũng không bị ảnh hưởng. Nhưng nếu bệnh ở giai đoạn muộn, đã có hạch thì không những khó giữ lại được dương vật mà việc phẫu thuật, vét hạch và xạ trị cũng sẽ dễ gặp biến chứng và không mấy dễ dàng.
Còn theo Thạc sĩ Trần Anh Tuấn thuộc khoa ngoại C, Bệnh viện K, tỷ lệ sống sót của bệnh ung thư dương vật là khá cao so với các loại bệnh ung thư khác. Nếu người bệnh chưa có hạch di căn, khả năng sống trên 5 năm (có thể coi như khỏi bệnh) lên tới 100%. Tuy nhiên, nếu tế bào ung thư đã di căn tới hạch chậu và ổ bụng (gan, phổi) thì cơ hội sống của người bệnh sẽ rất thấp.
Trích nguồn: VnEx
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang