Những loại bể chứa nước nếu không đậy kín có thể sẽ bị hở nắp, hoặc khi gió thổi làm bay nắp sẽ là chỗ trú lý tưởng cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.
Cách đơn giản nhất để tránh bị muỗi vằn Aedes aegypti đốt và gây nên bệnh sốt xuất huyết là nên sử dụng kem chống muỗi, buông màn cẩn thận khi đi ngủ, sử dụng đèn bắt muỗi, mặc quần áo kín khi ra ngoài,… Ngoài ra, các gia đình cần thực hiện một số biện pháp dưới đây để loại bỏ tận gốc ổ muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.
Hiện nay có nhiều hộ gia đình lắp đặt bể nước trên cao và bơm ngược nước từ dưới lên. Đây là loại bể không có đường dẫn nước mưa, tuy nhiên có nắp bể, rất tiện để kiểm tra nước cũng như vệ sinh bể. Nắp bể phải được đậy chặt khít, không được để hở bởi như vậy là tạo điều kiện cho muỗi bay vào sinh sản, phát triển, gây nên bệnh truyền nhiễm.
Các nhân viên y tế dự phòng kiểm tra, giám sát đã phát hiện ra bọ gậy, loăng quăng muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết xuất hiện trong các dụng cụ chứa nước như bể, chum, chậu… Do đó, để phòng bệnh chúng ta cần thực hiện các biện pháp dưới đây.
Hạt nở Polystyrene
Tiến hành đổ 1 lớp hạt nở polystyrene để che phủ toàn bộ mặt nước, ngăn không cho muỗi sinh sản và giảm bớt sự bốc hơi nước. Có thể thả hạt nở vào các ống dẫn nước, tuy nhiên nó có thể gây ra tình trạng tắc ống. Để khắc phục tình trạng này, có thể bịt miệng ống bằng lưới hoặc làm miệng ống cong xuống phía dưới để những chất bẩn nổi lên trên mặt nước không thoát vào miệng ống dẫn. Bên cạnh đó, nắp bể vẫn cần đậy vào để đảm bảo vệ sinh, không bị thằn lằn, chim… có thể đi lại trên bề mặt hạt nở.
Hoạt chất Methoprene
Hoạt chất methoprene đã được Tổ chức Y tế Thế giới xem là biện pháp an toàn xử lý nguồn nước dùng để ăn và sinh hoạt. Hoạt chất methoprene phân chia nhanh trong nước, bánh hóa chất chứa 1,8 – 8% methoprene, cũng như các hạt hóa chất có nồng độ khác nhau duy trì hiệu quả lâu dài. Ở trong bể nước, bánh hóa chất sẽ làm phân tán methoprene chậm, diệt ấu trùng muỗi mang truyền nhiễm sốt xuất huyết trong khoảng 5 tháng, tuy nhiên giá thành lại cao hơn hóa chất temephos.
Bacillus thuringiensis
Sử dụng Bacillus thuringiensis với liều lượng bình thường không gây hại đến những côn trùng, sinh vật khác cũng như con người. Bacillus thuringiensis chỉ gây ra độc tố tiêu diệt ấu trùng muỗi truyền bệnh khi chúng ăn phải vi khuẩn này. Bacillus thuringiensis có dạng bột thấm nước, dạng hạt, dạng bánh không mùi, không vị, an toàn để xử lý nước ăn, nước sinh hoạt. Chúng nổi được trên mặt nước, phân tán chậm, tác dụng trong vòng 30 ngày.
Các loại cá diệt ấu trùng muỗi
Loài cá được sử dụng để diệt ấu trùng muỗi có thời gian sống dài, ăn ít thức ăn, thích nghi được với những thay đổi về nhiệt độ. Cá ăn muỗi Gambusia affinis và cá guppy Poecilia reticulata là 2 loài cá thích hợp nhất để thả vào bể chứa tiêu diệt ấu trùng. Chúng rất dễ nuôi với số lượng lớn. Tại Trung Quốc, người ta dùng cá trê Clarias fuscus cho ra kết quả tốt vì chỉ cần một con cá trong bể với dung tích từ 20 đến 100 lít nước là đủ. Loài cá này có khả năng sống lâu và cần có biện pháp phòng cá nhảy ra khỏi bể khi mực nước quá cao. Còn ở Somali, người dân thường dùng cá rô phi Oreochromis spiluris vì chỉ cần thả một con là đủ với một bể chứa có thể tích 3 mét khối.
Các hộ gia đình có nhu cầu lắp đặt bể nước trên cao qua hệ thống ống dẫn xuống cần lưu ý đến trường hợp đây sẽ là địa điểm để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết cư ngụ, sinh sản, phát triển. Nên sử dụng một trong những biện pháp nêu trên để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh, góp phần phòng chống bệnh.
Theo Sức khỏe & Đời sống
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang