Mộc nhĩ trắng không chỉ là một thực phẩm bổ dưỡng mà còn là một vị thuốc quý trong Đông y với nhiều công dụng trong chữa bệnh và làm đẹp.
Mộc nhĩ trắng là gì?
Mộc nhĩ trắng hay nấm tuyết, nấm tuyết nhĩ có tên khoa học là Tremella fuciformis. Mộc nhĩ trắng là nấm được dùng nhiều trong ẩm thực của các nước như Việt Nam, Trung Quốc… Người Trung Quốc còn gọi nó là bạch mộc nhĩ hay ngân nhĩ còn người Nhật thì gọi là shiro kikurage.
Trong Đông y, mộc nhĩ trắng có vị ngọt, tính bình, là một loại dược liệu rất tốt cho sức khỏe.
Mộc nhĩ trắng có đặc điểm gì?
Nhìn chung, mộc nhĩ trắng thường có màu trắng nhạt nửa trong suốt, chất nhẵn nhụi và dẻo dai. Tuy nhiên, các loại ngân nhĩ chất lượng khác nhau thì cũng có một số đặc điểm khác nhau.
Mộc nhĩ trắng loại thượng hạng
Mộc nhĩ trắng loại thượng hạng có đoá to, sắc trắng, thể nhẹ, chất dầy và có ánh quang.
Mộc nhĩ trắng loại thứ phẩm
Mộc nhĩ trắng loại thứ phẩm thì đoá nhỏ hơn, có màu vàng.
Ngoài ra, còn một loại ngân nhĩ xông lưu huỳnh, tuy cũng có màu cũng trắng nhưng khi để lâu dễ chuyển thành màu vàng rồi màu đỏ. Loại này ngâm không nở nên rất khó nấu nhừ.
Mộc nhĩ trắng mọc ở đâu?
Mộc nhĩ trắng tự nhiên
Mộc nhĩ trắng tự nhiên mọc ở vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới.
Ở Việt Nam, ngân nhĩ sống hoang thường được tìm thấy trên những thân gỗ mục, ở chỗ ẩm và có bóng râm.
Kỹ thuật trồng mộc nhĩ trắng
Hiện nay, có 2 kỹ thuật trồng nấm mộc nhĩ trắng phổ biến, đó là: cấy trồng trong thân cây mục và nuôi trồng trong chai mạt cưa.
Cấy trồng mộc nhĩ trắng trong thân cây mục
Theo phương pháp này, người ta thường dùng gỗ liễu, sồi, dẻ và không dùng những loại gỗ có nhựa như trắc bá, thông… Thân cây được cắt thành các khúc, kích thước 1-1.2m x 10-18cm, đục 2 hàng lỗ (nếu thân gỗ có đường kính lớn, đục 4 hàng lỗ). Sau đó, cấy meo nấm vào lỗ đục trong thời gian từ tháng 4 đến đầu tháng 5, để ngoài trời, giữ ấm và độ ẩm cao. Trong khoảng 15-30 ngày, thể quả sẽ phát triển và có thể thu hoạch được.
Nuôi trồng mộc nhĩ trắng trong chai mạt cưa
Đây là phương pháp nuôi trồng mộc nhĩ trắng trong nhà. Cho mạt cưa, thạch cao, đường mía, cám gạo và calcium diphosphate vào trong chai, cấy meo nấm ở nhiệt độ 20-25 độ C. Khi thể quả có đường kính khoảng 2.5cm thì mở chai để chuyển sang nhiệt độ 18-24 độ C và độ ẩm 80-90%. Sau 15 ngày có thể thu hoạch.
Mộc nhĩ trắng có những chất dinh dưỡng nào?
Theo Giáo sư Takayoshi (Viện nghiên cứu y dược Norashima, Nhật Bản), trong mộc nhĩ trắng có những loại dưỡng chất sau:
- Vitamin: Vitamin A; các loại vitamin B gồm B1, B2, B3, B5, B6, B9, B12; vitamin C, D và Carotene.
Các vitamin này có vai trò đồng hoá và biến đổi thức ăn, tạo ra năng lượng quan trọng cho các hoạt động sống của tế bào. Ngoài ra, nhờ đặc tính chống lại quá trình oxy hoá, chúng còn bảo vệ tế bào không bị tấn công và giúp cơ thể chống nhiễm trùng, khử độc, làm lành các cấu trúc bị hư tổn.
- Các dưỡng chất cần thiết: protein, lipit và gluxit. Trong đó:
+ Protein có vai trò hấp thụ và vận chuyển các chất, cung cấp năng lượng. Ngoài ra, protein còn tạo ra các enzyme, hooc môn để điều hòa các quá trình, phản ứng hóa học.
+ Lipid (chất béo) là nguồn năng lượng quan trọng, cung cấp nhiều chất cần thiết cho cơ thể.
+ Gluxit nuôi dưỡng tế bào thần kinh, dự trữ năng lượng cho cơ thể.
- Một số nguyên tố vi lượng: Kẽm, Đồng, Canxi, Photpho, Kali, Natri, Magie, Selen.
Các nguyên tố vi lượng này là thành phần quan trọng trong các enzyme, vitamin, hoóc môn. Chúng cũng tham gia vào một số phản ứng trao đổi chất, đóng vai trò hoạt hóa hoặc coenzym xúc tác.
- Chất xơ: chiếm 33,7g trong 100g ngân nhĩ. Nó có vai trò hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giảm cholesterol trong máu, tham gia điều hòa đường huyết…
- Chỉ số năng lượng : 200 kcal/100g.
Mộc nhĩ trắng có công dụng gì?
Mộc nhĩ trắng trong thực phẩm
Mộc nhĩ trắng kết hợp với một số thực phẩm như trứng chim, trứng gà, táo tầu… tạo ra các món ăn có tác dụng bồi bổ sức khỏe tốt.
Công dụng chữa bệnh của mộc nhĩ trắng
Không chỉ là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, mộc nhĩ trắng còn là một loại thuốc quý, có nhiều công dụng chữa bệnh.
Công dụng chữa bệnh của mộc nhĩ trắng trong Đông y
Theo Đông y, mộc nhĩ trắng có công dụng nhuận phế, tư âm, sinh tân, dưỡng vị. Vì vậy, nó rất thích hợp cho những người bị suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, người bị các bệnh lý về đường hô hấp, thiểu năng tuần hoàn não, tăng huyết áp…
Ngân nhĩ còn rất tốt cho người mắc hội chứng âm hư nội nhiệt với các biểu hiện như người gầy, đầu choáng, mắt hoa, miệng khô họng khát, nóng trong lòng bàn tay và bàn chân, ngực hay bức bối không yên, thường ra mồ hôi trộm, ngủ kém và dễ mộng mị, tiểu tiện đỏ, đại tiện táo…
Công dụng chữa bệnh của mộc nhĩ trắng trong Tây y
Y học hiện đại đã chứng minh được rằng mộc nhĩ trắng có tác dụng đặc biệt trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch tế bào, khả năng miễn dịch của cơ thể. Đồng thời nó còn nâng cao khả năng tạo máu của tủy xương.
Ngân nhĩ cũng giúp cải thiện chức năng của thận và gan, làm giảm cholesterol trong máu và đẩy nhanh quá trình tổng hợp protid trong gan. Ở một mức độ nhất định, ngân nhĩ còn có tác dụng chống phù, chống phóng xạ.
Công dụng làm đẹp của mộc nhĩ trắng
Ngoài được sử dụng trong chế biến thực phẩm, chữa bệnh, mộc nhĩ trắng còn có công dụng làm đẹp.
Với thành phần dược chất giàu vitamin, nguyên tố vi lượng, ngân nhĩ có tác dụng nhuận âm, giữ gìn nhan sắc, trì hoãn quá trình lão hóa da, duy trì sự trẻ trung, mịn màng…
Mộc nhĩ trắng và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
Dưới đây là một số bài thuốc từ mộc nhĩ trắng được sử dụng để chữa bệnh nhiều nhất.
Canh mộc nhĩ trắng và trứng chim bồ câu
- Nguyên liệu:
+ Mộc nhĩ trắng 20g
+ Đường phèn 20g
+ Trứng chim bồ câu 2 quả
- Cách chế biến:
+ Ngâm ngân nhĩ trong nước 20 phút, rửa sạch, thái vụn. Đem ngân nhĩ nấu với 1 bát nước, sau đó bỏ đường phèn vào tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến nhừ.
+ Chưng trứng chim bằng nhỏ lửa trong 3 phút rồi bỏ vào nấu cùng ngân nhĩ cho đến sôi.
- Cách sử dụng: Ăn 1-2 lần/ngày.
- Công dụng: Món ăn này rất tốt cho người bị bệnh phổi, lao phổi thể “phế âm hư tổn” với các biểu hiện: tức ngực, ho khan ít đờm hoặc trong đờm có máu, gò má đỏ, họng khô miệng khát…
Sa lát mộc nhĩ trắng
- Nguyên liệu:
+ Mộc nhĩ trắng 25g
+ Dầu vừng, gia vị
Cách thực hiện:
+ Ngân nhĩ làm sạch cho vào nồi đun sôi với nước trong 2 phút, vớt ra để ráo.
+ Trộn ngân nhĩ với dầu vừng và gia vị cho vừa miệng.
- Công dụng: Trị ho kéo dài, ho ra máu.
Canh mộc nhĩ trắng nấu hạt sen
- Nguyên liêu:
+ Ngân nhĩ 10g
+ Hạt sen tươi 30g
+ Nước luộc gà
- Cách thực hiện:
+ Làm sạch ngân nhĩ, luộc cho đến khi trong thì vớt ra.
+ Bóc vỏ ngoài và tâm hạt sen rồi hầm với nước luộc gà. Sau canh khi chín, bỏ ngân nhĩ vào và nêm nếm vừa miệng.
- Cách sử dụng: Dùng làm canh ăn mỗi ngày.
- Công dụng: Món canh này điều trị chứng mất ngủ, buồn phiền, miệng khô, họng khát.
Mộc nhĩ trắng xào thịt
- Nguyên liệu:
+ Mộc nhĩ trắng 20g
+ Thịt lợn nạc 200g
- Cách thực hiện:
+ Làm sạch ngân nhĩ rồi đem xào chín với thịt lợn thái chỉ.
+ Cho nước bột gạo pha loãng vào hỗn hợp ngân nhĩ – thịt lơn, đun sôi một lát rồi nêm nếm gia vị.
- Cách sử dụng: Chia ăn vài lần trong ngày.
- Công dụng: Món này có giúp bồi bổ cơ thể, chữa các chứng kém ăn, ăn chậm tiêu, đầu váng tai ù, nhịp tim chậm.
Canh mộc nhĩ trắng và trứng gà
- Nguyên liệu
+ Mộc nhĩ trắng 15g
+ Trứng gà 2 quả
+ Sa sâm 25g
+ Đường trắng
- Cách thực hiện:
+ Sắc kỹ ngân nhĩ và sa sâm lấy nước cốt.
+ Đập trứng vào nước cốt rồi đun chín, chế thêm đường.
- Cách sử dụng: Dùng làm canh ăn trong ngày.
- Công dụng: Món này rất phù hợp với người bị lao phổi thể “âm hư hỏa vượng” với các biểu hiện như: sốt về chiều, nóng trong xương, ra mồ hôi trộm, nóng trong lòng bàn tay và chân, ngực nóng, buồn bực khó chịu, ngủ ít hay mê, ho ít đờm, đờm vàng…
Canh mộc nhĩ trắng nấu kỷ tử
- Nguyên liệu:
+ Mộc nhĩ trắng 20g
+ Kỷ tử 30g
- Cách thực hiện:
+ Ngân nhĩ rửa sạch, thái vụn.
+ Hầm ngân nhĩ và kỷ tử với một chút đường phèn.
- Cách sử dụng: Ăn khi canh còn nóng.
- Công dụng: Canh mộc nhĩ trắng nấu kỷ tử giúp bồi bổ can thận, dưỡng âm sinh tân, hoạt huyết thông khí. Món này cũng rất thích hợp với những người bị các bệnh về hô hấp, khô da, da nứt nẻ vào mùa đông.
-
Mộc nhĩ trắng và đường phèn
- Nguyên liệu:
+ Mộc nhĩ trắng 25g
+ Đường phèn 250g
- Cách thực hiện:
+ Ngâm ngân nhĩ trong nước ấm cho nở, rửa sạch, cắt bỏ chân.
+ Chưng cách thủy trong 30 phút hỗn hợp ngân nhĩ, đường phèn và nước.
- Cách sử dụng: Chia món ăn thành vài phần, ăn trong ngày.
- Công dụng: Món này bồi bổ cơ thể, trị các bệnh phổi thể âm hư với các triệu chứng ho khan, ho ra máu.
Cháo mộc nhĩ trắng và táo tầu, đường phèn
- Nguyên liệu:
+ Ngân nhĩ 10g
+ Táo tầu 20 quả
+ Gạo tẻ 100g
+ Đường phèn 50g
- Cách thực hiện:
+ Vo gạo, rửa sạch táo tầu, ngân nhĩ.
+ Nấu gạo tẻ với táo tầu ở lửa to cho sôi. Sau đó cho ngân nhĩ và đường phèn vào, đun nhỏ lửa cho đến khi ngân nhĩ chín nhừ là được.
- Cách sử dụng: Ăn vào bữa tối hoặc bữa điểm tâm.
- Công dụng: Món này thích hợp dùng cho người bị bệnh đường tiêu hóa có sốt và bệnh phổi, ăn không ngon miệng, ho khan, người mệt mỏi, đại tiện táo.
Mộc nhĩ trắng và mộc nhĩ đen
- Nguyên liệu:
+ Mộc nhĩ trắng 150g
+ Mộc nhĩ đen 150g
+ Dầu vừng 15g
- Cách thực hiện:
+ Rửa sạch 2 loại mộc nhĩ rồi chần qua nước sôi. Sau đó, ngâm trong nước sôi để nguội khoảng10 phút rồi vớt ra, để ráo nước.
+ Trộn mộc nhĩ với hỗn hợp dầu vừng, tiêu, mì chính, ít nước sôi (có thể cho thêm chút đường trắng).
- Cách sử dụng: Ăn kèm với cơm.
- Công dụng: Món này tốt cho người bị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu…
Mộc nhĩ trắng hầm nước đỗ trọng
- Nguyên liệu:
+ Ngân nhĩ 10g
+ Đỗ trọng (tẩm mật nướng) 10g
+ Đường phèn 50g
- Cách thực hiên:
+ Làm sạch ngân nhĩ.
+ Sắc đỗ trọng lấy nước cốt rồi cho mộc nhĩ trắng vào hầm kỹ. Khi chín, cho thêm đường phèn.
- Cách sử dụng: Dùng trong ngày.
- Công dụng: Món này được dùng để chữa các chứng thận hư, xương cốt rã rời, đầu váng, lưng đau, tai ù, mất ngủ, mỏi mệt.
Mộc nhĩ trắng nấu rau chân vịt
- Nguyên liệu:
+ Mộc nhĩ trắng 20g
+ Rau chân vịt tươi 200g
- Cách thực hiện:
+ Rau chân vịt rửa sạch, đem cắt khúc.
+ Nấu nhừ ngân nhĩ rồi cho rau chân vịt vào đun sôi, nêm gia vị.
- Cách sử dụng: Dùng ăn trong ngày.
- Công dụng: Món này phù hợp với những người bị bệnh tiểu đường.
Tam nhĩ canh
- Nguyên liệu:
+ Ngân nhĩ 10g
+ Trác nhĩ 10g
+ Mộc nhĩ đen 10g
+ Đường phèn 30g
- Cách thực hiên: 3 loại mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch rồi hấp cho chín nục với đường phèn.
- Cách sử dụng: Uống ngày 1 thang chia đôi hoặc dùng hết trong 1 lần.
- Công dụng: Món canh được làm từ 3 loại mộc nhĩ này dùng để chữa các chứng phế âm hư sinh ra ho, hen; chứng thận âm hư sinh ra cao huyết áp, xuất huyết đáy mắt, xơ cứng các mạch máu…
Mộc nhĩ trắng điều trị chứng giảm bạch cầu sau hóa trị ung thư
- Nguyên liệu:
+ Ngân nhĩ 15g
+ Đảng sâm 35g
+ Hoàng kỳ 35g
+ Giảo cổ lam 50g
+ Ý nhĩ 35g
+ Gạo 35g
- Cách thực hiên: Sắc 4 vị thuốc đầu tiên, sau đó lọc bỏ bã rồi cho ý nhĩ và gạo vào nấu cháo.
- Cách sử dụng: Mỗi ngày ăn 1 lần.
Xem thêm: http://suckhoedoisong.vn/moc-nhi-trang-ha-huyet-ap-giam-mo-mau-n119662.html
Xem thêm:
Mộc nhĩ trắng và một số công thức làm đẹp
Kem dưỡng da mộc nhĩ trắng
- Nguyên liệu:
+ Ngân nhĩ 50g
+ Phục linh 50g
+ Hoàng kỳ 50g
+ Ngọc trúc 50g
+ Bạch chỉ 50g
-
- Cách thực hiện: Nghiền chung các nguyên liệu thành bột, rây thật kỹ.
- Cách sử dụng: Trộn 5g thuốc bột và 5g bột mỳ với nước, xoa lên mặt và để qua đêm. Sáng hôm sau rửa mặt sạch sẽ.
- Công dụng: Làm mờ các đốm nâu, thâm trên mặt.
- Lưu ý: người bị viêm da nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng loại kem này.
Nước mộc nhĩ trắng và táo tầu
- Nguyên liệu
+ Ngân nhĩ 10 – 15g
+ Táo tầu 10 quả
- Cách thực hiện: Cho ngân nhĩ, táo tầu và một chút nước vào nồi, sắc đặc, có thể cho thêm chút đường.
- Cách thực hiện: Thuốc dùng uống cách nhật
- Công dụng: Làm sáng, khỏe da. Ngoài ra, thuốc còn có công dụng khoẻ tỳ vị, dưỡng khí huyết.
Mộc nhĩ trắng hầm mật ong
- Nguyên liệu:
+ Ngân nhĩ 50g
+ Mật ong, thượng thang, tương hoa quế lượng vừa phải.
- Cách thực hiện:
+ Ngân nhĩ rửa sạch, ngâm nước nóng trong 1 đêm.
+ Hầm ngân nhĩ với thượng thang, mật ong và tương hoa quế trong khoảng 1h30 phút.
- Cách sử dụng: Dùng hàng ngày.
- Công dụng: Điều trị cơ da bị lão hoá, tàn nhang…
Mộc nhĩ trắng – sử dụng, bảo quản thế nào cho đúng?
Cách sơ chế mộc nhĩ trắng không làm mất chất dinh dưỡng
Khi sử dụng, nên ngâm mộc nhĩ trắng trong nước ấm (khoảng 50 độ C). Nếu ngâm nước quá lạnh thì ngân nhĩ lâu nở và không nở hết. Còn khi ngâm nước quá nóng thì ngân nhĩ bị nát, dễ mất đi một số chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, có thể ngâm ngân nhĩ trong nước muối sau khi gọt sạch gốc để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc.
Bảo quản mộc nhĩ trắng đúng cách
Bảo quản là một trong những yếu tốt ảnh hưởng tới chất lượng của mộc nhĩ trắng. Nếu bảo quản không tốt, ngân nhĩ có thể bị hỏng, gây hại cho sức khỏe.
Hiện nay, trên thị trường chủ yếu bán ngân nhĩ ở dạng khô. Để bảo quản loại này, nên để ở nơi thoáng mát, tuyệt đối không cho vào túi nylon hay buộc kín. Như vậy, ngân nhĩ sẽ không bị nấm mốc xâm hại hoặc biến chất.
Những lưu ý khi sử dụng mộc nhĩ trắng
Không nên ăn mộc nhĩ trắng quá nhiều trong một lần, tránh tình trạng không tiêu hoá hết. Theo các dược sĩ, mỗi người chỉ nên dùng khoảng 8 – 16g/ngày.
Người bị cảm cúm, phong hàn không được sử dụng ngân nhĩ. Người bị ỉa chảy khi dùng phải thận trọng, có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Cách chọn mộc nhĩ trắng an toàn cho sức khỏe
Mộc nhĩ trắng có rất nhiều công dụng. Tuy nhiên, nếu ăn phải ngân nhĩ bị biến chất có thể gây ngộ độc, nặng hơn có thể dẫn đến suy thận, hôn mê và tử vong. Vậy làm thế nào để chọn được ngân nhĩ an toàn cho sức khỏe?
Ngân nhĩ ngon | Ngân nhĩ biến chất | |
Loại khô | – Bông nhĩ to, mập, dày
– Khi sờ cảm giác dẻo, cứng – Khi ngâm nước có màu vàng nhạt – Mùi thơm, giòn |
– Bông nhĩ gầy, có những đốm vàng đen hay nâu lục
– Khi sờ thấy mềm, dễ nát vụn – Khi ngâm nước có mùi khác lạ |
Loại tươi | – Tai nấm dạng múi, màu trắng ngà, nửa trong suốt nửa sáng bóng
– Đàn hồi tốt |
– Tai nấm khô, không trong suốt, màu vàng xám đen hoặc xanh xám
– Mùi mốc hoặc mùi lạ, dễ bị vỡ |
Mộc nhĩ trắng giá bao nhiêu tiền 1 kg?
Mộc nhĩ trắng là loại thực phẩm quý, giá thành cao. Trên thị trường, nó được bán chủ yếu ở dạng khô, mức giá dao động từ 250 – 500 nghìn đồng/kg tùy vào chất lượng.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang