Viêm họng hạt là tình trạng viêm họng mãn tính tái phát nhiều lần. Đây là căn bệnh khá phức tạp và khó điều trị dứt điểm.
Là căn bênh khá phổ biến ở nước ta. Viêm họng hạt thường xảy ra ở những người phải thở bằng miệng do bị ngạt mũi lâu ngày, dẫn đến niêm mạc họng bị kích thích mà quá phát. Trong đợt viêm, soi vào họng thấy thành sau họng có những hạt rải rác hoặc gom lại thành từng mảng dày cộm, bóng và xung huyết đỏ. Đó là các hạt bạch huyết, một tổ chức có vai trò miễn dịch trong cơ thể của niêm mạc họng phản ứng với quá trình viêm mạn tính mà to ra, sau đó các hạt này bị viêm gọi là viêm họng hạt.
Người bị viêm họng hạt thường có cảm giác bị ngạt mũi suốt ngày và vướng ở họng, từ đó khiến người bệnh căng thẳng lo âu. Người bệnh thường ho lúc gần sáng và về đêm. Thường thấy cảm giác ngứa họng và vướng họng nhất là buổi sáng lúc mới ngủ dậy. Bệnh viêm họng hạt không nguy hiểm nhưng thường hay tái phát khi gặp các chất kích thích (hơi hóa chất, khói thuốc lá…) nhất là thời tiết thay đổi. Ngoài ra, nguyên nhân có thể là do thay đổi nội tiết (phụ nữ tiền mãn kinh), thiếu vitamin A.
Cách điều trị: Đối với những người hay tái phát bệnh, cần đi khám chuyên khoa tai – mũi – họng để được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn điều chị hoặc chỉ định điều trị bằng đốt hạt. Còn đối với những người bị viêm họng nhẹ cần thường xuyên súc họng bằng nước muối ấm (sáng, tối và sau khi ăn).
Cách phòng bệnh: Cần đeo khẩu trang khi ở những nơi có hóa chất, tránh hút thuốc lá ở môi trường bụi bặm ô nhiễm. Giữ ấm cổ vào mùa lạnh. Tránh ăn kem, nước đá và các đồ uống lạnh đối với những người hay bị viêm họng.
Theo Sức khỏe & đời sống</
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang