Công dụng của nấm rất đa dạng. Chúng vừa là những món ăn ngon, bổ nhưng cũng có thể là những vị thuốc quý, hỗ trợ và điều trị nhiều bệnh.
Công dụng của nấm phụ thuộc vào hàm lượng dược chất trong nó. Nhờ thành phần dinh dưỡng dồi dào và đa dạng, nhiều loại nấm được sử dụng để chế biến thành thực phẩm chức năng, làm thuốc hỗ trợ trị liệu nhiều bệnh như di tinh, liệt dương, ung thư, loãng xương…
Giá trị dinh dưỡng và công dụng tuyệt vời của nấm
Từ lâu, nấm đã được biết đến là “món ăn của thượng đế” bởi chúng không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn có tác dụng chữa bệnh.
Nấm là món ăn ngon, bổ
Nấm là loại thực phẩm có hàm lượng đạm thô chiếm tỉ lệ khá cao. Theo ước tính, hàm lượng các thành phần đạm thiết yếu có trong nấm chỉ đứng sau thịt, sữa, thậm chí còn cao hơn cả các loại rau củ và ngũ cốc (lúa mì, lúa mạch, bắp cải…).
Ngoài ra, nấm cung cấp nước, chất béo có lợi, chất xơ và các loại chất khoáng cần thiết khác như canxi, phốt pho, sắt, kali… Đặc biệt, nấm là một nguồn vitamin vô cùng dồi dào. Trong nấm có chứa nhiều:
- Các vitamin nhóm B: B1, B2, B3;
- Vitamin C;
- Vitamin D;
Với những giá trị dinh dưỡng như vậy, nấm là món ăn quen thuộc với tất cả mọi người. Có thể kể tới một số món ngon từ nấm như:
- Món Âu: mỳ Ý sốt nấm, súp kem nấm mỡ, gà nấu nấm rượu vang trắng…
- Món Á: nấm xào thịt, lẩu nấm, canh nấm…
Công dụng chữa bệnh của nấm
Không chỉ là món ăn tuyệt vời, nấm còn là những vị thuốc chữa bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số loại nấm và tác dụng trị bệnh của chúng.
Nấm rơm chữa liệt dương
Theo Đông y, nấm rơm vị ngọt, tính hàn, có tác dụng khử nhiệt, tiêu thực. Nấm rơm khi xào cùng thịt ếch hoặc thịt chim sẻ có tác dụng kích dục, thích hợp với nam giới bị liệt dương.
Ngoài ra, trong nấm rơm có chứa một loại protid dị chủng có thể làm hạ cholesterol, kháng ung thư. Loài thực vật này còn được bào chế thành bột làm thuốc viên chữa chứng thiếu máu.
Nấm hương phòng ngừa loãng xương
Nấm hương (nấm đông cô) được gọi là “nữ hoàng của các loại nấm”. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, hàm lượng vitamin D trong nấm hương cao hơn 20 lần đậu tương, cao hơn 8 lần rong biển. Do đó, nấm hương giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi, phòng ngừa loãng xương hiệu quả.
Nấm đầu khỉ tăng cường hệ miễn dịch
Nấm đầu khỉ có thể tăng cường miễn dịch nên rất tốt cho người bị chứng khó tiêu, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể…
Ngoài ra, nấm đầu khỉ còn chứa hàm lượng cao các axit béo không bão hòa. Do đó, thực phẩm này có thể giúp cho quá trình lưu thông máu diễn ra bình thường, làm giảm cholesterol trong máu, tăng huyết áp…
Nấm lim xanh điều trị ung thư
Nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản đã chứng minh được công dụng của nấm lim xanh trong điều trị ung thư. Trong nấm có nhiều Beta-D-glucan, Polysaccharicdes… Những chất này có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh ra tế bào T, giúp đối kháng virus và tế bào gây ung thư.
Nấm lim xanh phòng ngừa và điều trị với những nhóm bệnh ung thư sau:
- Nhóm bệnh ung thư hệ tiêu hóa: ung thư vòm họng, ung thư lưỡi, ung thư dạ dày…
- Nhóm bệnh ung thư hệ nội tiết: ung thư tụy, ung thư tuyến giáp..
- Nhóm ung thư nội tạng: ung thư gan, ung thư thận, ung thư phổi…
- Nhóm ung thư về hệ sinh dục: ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư dương vật…
5 sai lầm phổ biến khi chế biến nấm
Nấm là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không chế biến đúng cách có thể làm mất đi công dụng của nấm, khiến chúng trở thành “liều thuốc độc”.
Dưới đây là những sai lầm khi chế biến nấm mà không phải ai cũng biết.
Rửa nấm quá kỹ trước khi nấu
Rửa nấm quá kỹ có thể làm mất đi những chất dinh dưỡng trong nấm. Hơn nữa, rửa nấm kỹ sẽ khiến chúng hút nhiều nước, đến khi nấu nấm sẽ không còn hương vị thơm ngọt.
Do đó, các bà nội trợ chỉ cần cắt chân nấm rồi rửa qua để nấm giữ được mùi vị ban đầu cũng như phát huy công dụng của nấm.
Sử dụng nồi nhôm nấu nấm
Đồ dùng bằng nhôm là thứ không xa lạ trong nhiều căn bếp. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng thức ăn chín sẽ hấp thụ nhôm và đặc biệt nguy hại nếu nhôm không đảm bảo chất lượng.
Đối với nấm cũng vậy. Các hoạt chất trong nấm tác dụng với nhôm sẽ làm nấm ngả màu đen. Bên cạnh đó, những chất được sinh ra sau phản ứng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài.
Nấu nấm với nhiều dầu, mỡ
Dùng nhiều dầu mỡ để chế biến nấm sẽ ngăn cản cơ thể hấp thu dinh dưỡng từ nấm. Ngoài ra, ăn nhiều dầu mỡ còn có thể gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu, thậm chí là trào ngược dạ dày.
Nấu nấm ở nhiệt độ thấp
Nấm được nấu ở nhiệt độ thấp sẽ ra nhiều nước nên dễ mất mùi vị, màu sắc. Do đó, nên chế biến nấm dưới ngọn lửa lớn để món ăn vừa ngon, vừa đẹp.
Bỏ nước ngâm nấm khô
Đây là sai lầm mà hầu hết các bà nội trợ thường mắc phải. Nhiều người nghĩ rằng nước dùng để ngâm nấm bẩn và không có giá trị. Tuy nhiên, điều này là không đúng. Bởi nước ngâm nấm chứa nhiều chất dinh dưỡng đã theo nước ra khỏi nấm. Vì thế, không nên bỏ nước ngâm nấm khô đi mà nên lọc lại rồi dùng nước đó để nấu, hầm sẽ làm món ăn có mùi vị thơm ngon hơn.
.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang