Nguyên nhân ung thư buồng trứng là gì? Ung thư buồng trứng từ: Yếu tố nội tiết, yếu tố gia đình, môi trường, tuổi tác, kinh nguyệt và nội tiết… Nguyên nhân ung thư buồng trứng do đâu? Bệnh ung thư buồng trứng có di truyền không? Tiên lượng sống của bệnh ung thư buồng trứng tùy thuộc từng giai đoạn.
Nguyên nhân ung thư buồng trứng là khối u ác tính xuất phát từ buồng trứng. Đây là một trong những ung thư đường sinh dục thường gặp nhất ở phụ nữ. Ung thư buồng trứng thường có di căn xa từ rất sớm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, ung thư buồng trứng có thể tử vong.
Nguyên nhân ung thư buồng trứng
Nguyên nhân ung thư buồng trứng vẫn chưa được biết rõ ràng. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng các yếu tố sau làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Yếu tố nội tiết
Có thể do dùng thuốc kích trứng (kích thích phóng noãn) hoặc do sử dụng hoóc môn thay thế để điều trị sau khi mãn kinh cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư cho phụ nữ.
Một nguyên nhân ung thư buồng trứng ở phụ nữ là béo phì. Thừa cân béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư buồng trứng so với người bình thường. Do họ có lượng mô mỡ nhiều hơn người khác. Những mô mỡ thừa này sẽ tạo nên lớp mỡ ngoài dạ dày và sản sinh estrogen. Các tế bào trứng bị kích thích, tạo cơ hội cho các tế bào u ác tính phát triển.
Yếu tố gia đình
Những người có quan hệ huyết thống bậc 1 (mẹ, con gái, chị em gái) hoặc những phụ nữ đã bị ung thư buồng trứng tự bản thân họ sẽ có nguy cơ mắc cao hơn đối với loại ung thư này. Khả năng mắc sẽ đặc biệt cao nếu như có từ 2 người trở lên trong số những người có quan hệ huyết thống bậc 1 mắc bệnh này.
Quan hệ huyết thống càng xa thì nguy cơ mắc bệnh càng giảm. Tiền sử gia đình mắc ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung hay ung thư đại tràng cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.
Yếu tố môi trường
Phụ nữ tiếp xúc với bột talc qua bao cao su hoặc giấy vệ sinh có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng. Tỷ lệ ung thư buồng trứng cao ở những người có tiền căn dùng phấn thơm ở vùng sinh dục hơn những người không sử dụng.
Các lối sống thiếu khoa học như thường xuyên ăn nhiều chất béo, hút thuốc lá, uống rượu, lười vận động, béo phì, tăng cân cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tuổi tác
Khả năng phát sinh ung thư buồng trứng tăng theo tuổi của người phụ nữ. Hầu hết ung thư buồng trứng xuất hiện ở tuổi trên 50, nguy cơ cao nhất là tuổi trên 60.
Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở phụ nữ trên 50 tuổi, đây là độ tuổi đã mãn kinh hoặc đang trong thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể gặp phải ở những phụ nữ trẻ hơn.
Ở giai đoạn mãn kinh, chị em phải trải qua biến đổi về thể trạng và tâm lý. Hoạt động tiết chế của buồng trứng bắt đầu bị rối loạn và ngưng hẳn. Điều này gây suy giảm lượng Estrogen trong máu, nhất là Estradiol. Do đó, nguy cơ mắc ung thư buồng trứng ở giai đoạn này cũng cao hơn.
Yếu tố tiền căn thai sản
Những phụ nữ chưa từng sinh con có nguy cơ cao hơn so với những phụ nữ đã sinh con. Trên thực tế, sinh càng nhiều con thì nguy cơ mắc ung thư buồng trứng càng giảm.
Không sinh con, không mang thai hoặc không nuôi con bằng sữa mẹ cũng là một trong những nguy cơ khiến phụ nữ mắc căn bệnh ung thư buồng trứng. Nguyên nhân là do việc cho con bú giúp giảm mức độ oestrogen trong buồng trứng. Từ đó làm giảm khả năng phát triển bệnh ung thư buồng trứng.
Ung thư buồng trứng có lây không?
Theo thống kê, có khoảng 10% khả năng di truyền bệnh ung thư. Nếu trong một gia đình có người mắc căn bệnh ung thư khác như:
- Ung thư ruột kết
- Ung thư đại trực tràng
- Ung thư phổi.
Các bệnh trên có thể dẫn tới gen di truyền mắc ung thư buồng trứng. Những người có tiền sử mổ u vú hồi trẻ có khả năng cao phát triển của bệnh.
Các loại bệnh ung thư nên được phát hiện và chữa trị càng sớm. Khả năng bệnh nhân chữa khỏi bệnh càng cao và ngược lại. Nếu bệnh nhân phát hiện ra bệnh muộn thì hiệu quả điều trị sẽ bị giảm xuống. Nếu bạn muốn kiểm soát bệnh an toàn thì nên tầm soát ung thư 6 tháng 1 lần.
Ung thư buồng trứng có di truyền không?
Theo các nhà khoa học, ung thư buồng trứng không di truyền. Nhưng việc kế thừa gen đột biến BRCA 1 và BRCA 2 từ cha, mẹ có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng và ung thư vú.
Đặc biệt, những người có quan hệ huyết thống bậc 1 (mẹ, con gái, chị em gái) với những phụ nữ đã bị ung thư buồng trứng thì sẽ có nguy cơ mắc cao hơn đối với ung thư buồng trứng và ung thư vú. Nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu như có từ 2 người trở lên trong số những người có quan hệ huyết thống bậc 1 mắc bệnh này. Nguy cơ có thể nhỏ hơn 1 chút, nhưng vẫn cao hơn bình thường nếu như có những người có quan hệ huyết thống khác như bà, cô dì, chị em họ gần mắc bệnh ung thư buồng trứng.
Ngoài ra, tiền sử gia đình mắc ung thư vú hay ung thư đại tràng cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, có người thân mắc bệnh chỉ làm tăng nguy cơ gây bệnh chứ không phải là bạn sẽ bị bệnh. Do vậy, bạn không nên lo lắng quá về vấn đề này.
Xem thêm: Ung thư buồng trứng xuất phát từ đâu? – Vietnamnet
Tiên lượng sống của bệnh ung thư buồng trứng
Tiên lượng thời gian sống của người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng phụ thuộc vào giai đoạn của ung thư khi nó được phát hiện.
Người được chẩn đoán khi bệnh đang ở giai đoạn đầu có một cơ hội sống tốt hơn những người được chẩn đoán muộn. Trong các trường hợp phát hiện bệnh, 70% sẽ sống ít nhất một năm sau khi chẩn đoán. 40% sẽ sống trong năm năm và 30% sẽ sống được 10 năm.
.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang