Là một trong những bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý da liễu, bệnh vảy nến không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn cả thẩm mỹ, tâm lý người bệnh, gây nhiều khó khăn trong cuộc sống bệnh nhân.
Theo thống kê, có khoảng 2-3% dân số thế giới mắc bệnh vảy nến. Tuy nhiên, lại không nhiều người biết các thông tin về bệnh do đó chưa có được những phương pháp phòng và điều trị bệnh hiệu quả.
Bệnh vảy nến là gì?
Thông thường, các tế bào da cũ chết đi, bong ra được thay thế bởi các tế bào da mới. Tuy nhiên, với người mắc bệnh vảy nến, quá trình này diễn ra nhanh gấp 10 lần khiến các tế bào da cũ và mới không kịp thay thế, dồn lại tạo thành những mảng sừng trắng, dày, đỏ.
Bệnh có thể khởi phát ở giai đoạn sớm từ 16-22 tuổi hoặc ở giai đoạn muộn từ 50-60 tuổi, có thể bệnh kéo dài suốt đời hoặc bộc phát những đợt riêng lẻ tùy trường hợp. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà bệnh có thể không có biểu hiện rõ rệt hoặc có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt của bệnh nhân.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến
Cho đến nay, nguyên nhân chính xác gây bệnh vảy nến vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy bệnh liên quan đến di truyền và các yếu tố miễn dịch. Một số tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến như: nhiễm khuẩn, căng thẳng kéo dài, do di truyền, do thời gian sử dụng thuốc kéo dài (corticosteroid, beta blockers…)…
Triệu chứng và phân loại bệnh
Tùy theo từng dạng bệnh mà có những dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh vảy nến khác nhau:
Vảy nến thể mảng: các mảng da xuất hiện thường xuyên ở khuỷu tay, đầu gối, dưới lưng.
Vảy nến mụn mủ: những mụn mủ xuất hiện nhiều dưới da tay và chân.
Vảy nến giọt: vảy nến dạng này sẽ có các tổn thương xuất hiện dưới dạng bọt nước ở khắp cơ thể, thường gặp ở trẻ em sau một đợt viêm họng do nhiễm streptococci.
Viêm khớp vảy nến: sưng các khớp ngón tay, ngón chân hoặc xương sống, đầu gối…
Vảy nến móng: móng dày và có những lỗ nhỏ trên bề mặt móng.
Vảy nến da đầu: trên da đầu có vảy hay những mảng da dày màu trắng bạc.
Vảy nến nếp gấp: là các tổn thương ở các vùng nếp gấp của da như: nách, háng, mông…thường gặp ở người béo phì.
Khắc tinh trị bệnh vảy nến
Một số các loại thuốc được coi là khắc tinh trị bệnh vảy nến, có tác dụng hỗ trợ điều trị, kiểm soát bệnh hiệu quả.
Nhóm thuốc corticosteroid (Betamethasone, clobetasol….): Nhóm thuốc này có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn đặc trưng của bệnh vảy nến: Kháng viêm, kháng dị ứng, giảm viêm, ngứa và giảm tăng sinh tế bào da. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ khi dùng trong thời gian dài như: Teo da, loãng xương, suy thận, ức chế hệ miễn dịch…
Nhóm thuốc retinoid (acitretin, tazarotene…): Trường hợp vảy nến nặng, đề kháng với các loại thuốc trị bệnh khác thì nhóm thuốc này là thay thế hoàn hảo. Tuy nhiên, thuốc có thể gây quái thai, kích ứng da…
Nhóm thuốc dẫn chất vitamin D3 (calcipotriol, calcitriol…): Thường được sử dụng trong điều trị vảy nến mảng hay vảy nến da đầu. Nhóm thuốc này gây kích ứng da nên tránh sử dụng trên vùng mặt.
Nhóm thuốc ức chế miễn dịch (cyclosporin, methotrexate, adalimumab…): Thường được sử dụng trong trường hợp bệnh vảy nến nặng, lan rộng và không đáp ứng với các liệu pháp thông thường. Nhóm thuốc này gây độc tính ở thận, tăng huyết áp, giảm sức đề kháng…
Methoxsalen khắc tinh trị bệnh vảy nến: Điều trị vảy nến nặng bằng cách dùng nó kết hợp với ánh sáng mặt trời hay tia UV.
Acid salicylic: Sử dụng để làm bong tróc lớp vảy dễ dàng, tiêu sừng, bình thường hóa lớp sừng dưới da.
Polytar: Có tác dụng giảm ngứa, giảm sự tăng sinh quá mức các tế bào da. Thuốc gây kích ứng da và nhuộm màu da, có mùi khó chịu nên cần rửa kỹ sau khi sử dụng.
Các loại thuốc điều trị bệnh vảy nến đều có những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ trong sử dụng để đảm bảo an toàn, hiệu quả điều trị.
Theo Sức khỏe & đời sống
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang