Ngày mùng 3-9 vừa qua bé Trần Thanh T, 12 tuổi tại Tiền Giang nhập viện trong tình trạng tay chân lạnh và bị nôn ói nhiều. Qua thăm khám bé được chẩn đoán có dấu hiệu của sốt xuất huyết nặng, cần phải cấp cứu ngay.
Sau một ngày điều trị, tình hình bé T đã ổn lại dần và vượt qua cơn nguy kịch. Mẹ bé T thú thật với bác sĩ là bé đã bị bệnh năm ngày, đầu tiền bé chỉ sốt và ói nhiều, chị nghĩ bé bị viêm họng nên mới bị ói, ai ngờ bị sốt xuất huyết.
Bác sĩ đã giảng giải cho mẹ bé T là bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em trong hai ngày đầu sẽ rất khó phát hiện vì lúc này bệnh chỉ có các triệu chứng của nhiễm siêu vi thông thường như sốt cao, nôn ói, nhức đầu, đau mình mẩy…
Sang ngày thứ 3 thì triệu chứng sẽ rõ ràng hơn với các dấu hiệu của sốt xuất huyết như sốt cao và liên tục, xuất huyết. Thời gian này nếu nghi ngờ bị bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân nên đi thử máu và dựa vào kết quả đó bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán chính xác. Nếu bệnh nhân sốt xuất huyết không uống được và ói nhiều thì phải tích cực theo dõi vì bệnh có khả năng chuyển nặng hơn. Siêu vi trùng kết hợp với các kháng thể của bệnh nhân đã tạo nên phản ứng viêm ở đường hầu họng và tiêu hóa khiến bé bị ói.
Nếu trường hợp bệnh nặng thì gan sẽ sưng to, gây chèn ép vào bao tử của người bệnh, kích thích khiến bệnh nhân nôn ói.
Phần lớn trẻ ói nhiều sẽ gây nên tình trạng mất nước và các chất điện giải, nên phụ huynh cần chú ý đưa trẻ đến cơ sở y tế khám bệnh. Nếu được bác sĩ cho về nhà chăm sóc, cần cho trẻ uống nhiều nước.
Trẻ bị sốt xuất huyết ăn uống gì cho hợp lý? Hầu hết loại nước trẻ em thích đều có thể dùng được như: nước chanh, nước cam, nước dừa, nước suối, nước sôi để nguội. Cần thay đổi các loại nước khác nhau để trẻ không thấy ngán. Tránh việc cho trẻ uống những loại nước có màu đen, đỏ, nâu hoặc nước có ga như nước trái cây sậm màu, nước củ dền, dưa hấu do những loại nước này sẽ gây khó dễ khi nhận biết giữa sự chảy máu ở bao tử khi trẻ có nôn ói.
Nên cho trẻ ăn những thức ăn dạng lỏng để dễ tiêu hóa như cháo, súp hoặc cơm nhão. Hạn chế thức ăn có quá nhiều dầu mỡ, vì trẻ sẽ thấy đầy bụng và khó tiêu. Không nên ăn tiết canh heo, tiết canh vịt do trẻ sẽ đi tiểu phân có màu đen, dễ nhầm lẫn bị xuất huyết tiêu hóa.
Nếu trẻ ói nhiều, hãy bình tĩnh và kiên trì cho trẻ uống nước bằng cách: dùng thìa nhỏ để uống, uống từ từ, uống chậm mỗi thìa cách nhau 30 giây đến một phút. Không ăn hoa quả, kẹo bánh, không uống nước ngọt, không uống quá nhiều sữa. Dùng thực phẩm lỏng và dễ tiêu.
Cần đưa trẻ đi khám ngay nếu trẻ vẫn bị nôn ói liên tục, đau nhiều vùng bụng bên phải vì có thể đây là dấu hiệu nặng của bệnh sốt xuất huyết Dengue.
Theo Tuổi trẻ online
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang